Chinh phục 4 giai đoạn máu lửa này giúp tân SV sớm thành đạt

Đời sinh viên tưởng dài mà ngắn, biết tận dụng tốt khoảng thời gian này, các bạn trẻ sẽ dễ dàng thành đạt trong cuộc sống.

Dưới đây là những đúc kết của sinh viên FPT – một trong những trường  có tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp cao, lên tới 96% trong đó 19% sinh viên học tập và làm việc tại các nước đang phát triển – về 4 giai đoạn “máu lửa” thời sinh viên. Vượt qua những giai đoạn khó khăn này, các bạn ấy sớm trưởng thành, tự tin sau khi ra trường. Nhiều người trong số họ đã sải bước trên con đường sự nghiệp thành công: Kiếm lương nghìn đô; làm việc cho công ty nước ngoài, hay mở công ty riêng…

Giai đoạn 1: Năm đầu khám phá đại học

Năm đầu tiên của đời sinh viên, giai đoạn đầu tiên bao gồm những những tuần “rèn luyện tập trung” – học quân sự theo “thiết quân luật” và những kì học tiếng Anh vô cùng nghiêm khắc.

Học kỳ quân sự của ĐH FPT được gọi là tháng Rèn luyện tập trung.

Cụ thể, sinh viên FPT sẽ có một tháng học quân sự. Họ sống đời lính, theo kỉ luật của nhà binh và làm quen dần với nếp sinh hoạt tập thể. Với họ, đây là khoảng thời gian khó quên nhất, tràn đầy những kỉ niệm về tình bạn cũng như việc khám phá ra khả năng chịu đựng khó khăn của chính mình. Sau khi trở về trường, họ thấy mình sống chỉn chu và có trách nhiệm, tinh thần cũng như thể lực được nâng cao chuẩn bị sẵn sàng cho 4 năm đại học.

Tân sinh viên sang Brunei học tiếng Anh.

Cũng trong năm đầu tiên, sinh viên FPT phải đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh tối thiểu của nhà trường . Do chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, nên tiếng Anh giỏi là điều kiện cơ bản để họ có thể học tập tại đây. Điều thú vị là, sinh viên FPT được quyền lựa chọn sang nước ngoài như Philippines, Brunei, Malaysia… để theo học chương trình tiếng Anh với mức học phí như học ở Việt Nam.

Với sinh viên các trường khác, nếu không có điều kiện theo chương trình đào tạo giống của ĐH FPT, lời khuyên cho các bạn năm nhất không nên “buông xuôi” theo tâm lý năm đầu còn nhàn hạ, dễ khiến mình trở nên lười biếng.  Thay vào đó, các bạn có thể tự học tiếng Anh, tự lên kế hoạch rèn luyện bản thân thật tích cực.

Giai đoạn 2 – học  chuyên ngành

Giai đoạn bước vào chuyên ngành ở đại học vô cùng quan trọng. Với sinh viên ĐH FPT cũng vậy. Họ được học chuyên ngành khá sớm so với sinh viên các trường ĐH khác – ngay từ năm thứ 2.

Ở giai đoạn này, chương trình học của họ khá nặng: Học với giáo trình ngoại, hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bài tập, bài thực hành và các kì thi tương đối sát sao, buộc sinh viên phải chăm chỉ và chủ động trong việc học: Học trên lớp, trao đổi với thầy cô, bạn bè; từ học, tự đọc, tự thực hành… thậm chí tự tìm việc làm thêm để “luyện trình.

Sinh viên chủ động việc nghiên cứu trước khi lên lớp, giảng viên chỉ là người hướng dẫn.

Với hệ thống thi cử trên máy tính vô cùng minh bạch, sinh viên của trường khó lòng gian lận hoặc chểnh mạng học tập. May mắn là, họ có được điều kiện học tập khá lý tưởng,với lớp học hiện đại chỉ từ 15 – 20 giảng viên; điều kiện thí nghiệm và trao đổi thưởng xuyên với các giảng viên tâm huyết.

Đừng quên tham gia ít nhất 1 CLB để phát triển kỹ năng mềm, mở rộng mối quan hệ thời sinh viên.

Theo nhiều cựu sinh viên FPT, Giai đoạn chuyên ngành sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng vô cùng quan trọng, do đó lời khuyên để vượt “lửa” chỉ có thể là chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ. Còn với những sinh viên không sớm được học chuyên ngành như ở ĐH FPT, các bạn có thể lên tự tìm hiểu kĩ hơn về ngành học qua nhiều nguồn, tìm kiếm thông tin về ngành học và thậm chí tìm hiểu dần các kiến thức cần thiết, thay vì ngồi yên chờ đợi.

GIai đoạn 3 –  thực tập tại doanh nghiệp

Là ngôi trường được thành lập theo mô hình trường đại học nằm trong lòng doanh nghiệp, ĐH FPT luôn đề cao tính thực hành, để rèn nghề cho sinh viên. Chương trình học tập tại doanh nghiệp của trường – on job training được tổ chức nhằm mục đích ấy. Sinh viên FPT được tới học việc tại những công ty lớn, những đối tác uy tín của tập đoàn FPT.

Thực tập thực tế tại doanh nghiệp dành cho sinh viên năm 3 kéo dài 4 – 8 tháng.

Gọi là học việc, song họ được làm việc như những nhân viên thực thụ và qua đó trải nghiệm môi trường làm việc ngoài thực tế. Thực tập tại doanh nghiệp là giai đoạn lí tưởng để mỗi sinh viên va vấp, gạn lọc kinh nghiệm; ứng dụng kiến thức đã học, rèn các kĩ năng cần thiết cho công việc và cả cuộc sống. Rất nhiều sinh viên FPT đã lọt vào mắt xanh các nhà tuyển dụng ngay từ giai đoạn này, được tuyển vào làm chính thức bất chấp chưa có bằng tốt nghiệp. Đặc biệt, với khối lượng kiến thức và cảm hứng từ thực tế, nhiều bạn đã tìm được ý tưởng để khởi nghiệp, mở công ty riêng và thành công.

Đối với sinh viên nói chung, tìm việc làm thêm, đi thực tập ở năm thứ 3 không là quá sớm. Lời khuyên cho các bạn trẻ là hãy mạnh dạn tìm kiếm cơ hội học từ thực tế cho mình. Nếu không được nhận chúng từ nhà trường nơi mình theo học, các bạn có thể tự tìm qua mạng, qua giới thiệu của bạn bè…

Giai đoạn 4 – chọn học chuyên ngành hẹp

Điểm thú vị trong chương trình đào tạo của ĐH FPT là sinh viên sau khi thực tập ở năm thứ 3, sẽ quay về trường và được lựa chọn chuyên ngành hẹp phù hợp khả năng và sở thích. Với việc tôn trọng khả năng, xu hướng nghề nghiệp của sinh viên, nhà trường đã giúp các bạn giải quyết được một trong những vấn đề rất nhiều người trẻ gặp phải: Chọn nhầm ngành, nhầm nghề.

Tự tin, bản lĩnh trong kỳ bảo vệ đồ án, học kỳ thứ 9 cũng là cửa ải cuối cùng đời sinh viên tại FPT.

Giai đoạn chuyên ngành hẹp này, sinh viên FPT sẽ xác định được chuyên môn sâu mà mình theo đuổi sau chặng đường thực tập, dựa trên đánh giá cụ thể và thực tế từ quá trình đi thực tập. Nhờ đó, các bạn có lựa chọn thực sự phù hợp và dễ dàng thành công hơn với lựa chọn của mình

Học theo mô hình này, sinh viên các trường ĐH nói chung nên tự cân nhắc để tìm một hướng đi “hẹp hơn, sâu hơn” khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu không được trường định hướng, các bạn có thể trao đổi với những người trong nghề, những người đi trước, các thầy cô tâm huyết; tìm hiểu qua mạng hoặc các trang tuyển dụng phổ biến…  để có được hướng đi rõ ràng cho đường học và sự nghiệp của mình.

Nguyễn Quỳnh