“Đây là cơ hội để chúng ta có thể làm giáo dục theo phương án làm khác và làm tốt…”

 “Đây là cơ hội để chúng ta có thể làm giáo dục, theo phương án làm khác và làm tốt và nếu không làm tốt được là có tội với đất nước”  – Đó là chia sẻ cố Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, một trong những người đã có công lớn xây dựng nên Đại học FPT.

Trong chuỗi hoạt đông, sự kiện đánh dấu kỉ niệm chặng đường 10 năm thành lập, sáng 10/9, Khối Giáo dục FPT trang trọng tổ chức Lễ tri ân, Lễ khánh thành Bảo tàng truyền thống và công trình Con đường vinh danh 1000 sinh viên tốt nghiệp đầu tiên. Đó là sáng mùa thu trong lành và trầm mặc, một không khí khiến người ta càng xao xuyến khi hồi tưởng lại những câu chuyện cũ, những con người cũ, những khó khăn và cả niềm vui đã cùng nhau trải qua trước đó.

Khối Giáo dục FPT trang trọng tổ chức Lễ tri ân, Lễ khánh thành Bảo tàng truyền thống và công trình Con đường vinh danh 1000 sinh viên tốt nghiệp đầu tiên.

Tham gia buổi lễ là những người sáng lập, những vị khách mời, những người bạn, những ân nhân của Trường Đại học FPT, của những cán bộ đang làm việc, hơn hết là của hàng nghìn sinh viên trong suốt 10 năm qua đã học tập và trưởng thành từ mái trường này. Những người mà có thể không phải tất cả thế hệ sau đều biết tới nhưng có một sự thật là: nếu thiếu đi họ  “Đại học FPT không thể trở thành Đại học FPT”, không thể vươn lên và phát triển như ngày hôm nay.

Trong buổi Lễ tri ân, lãnh đạo đồng thời là những người sáng lập và điều hành Trường đại học FPT bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và niềm vui hội ngộ với những người bạn cũ, ôn lại những sự kiện và kỉ niệm những ngày đầu phải “đấu tranh” không ngừng nghỉ để thành lập trường. Một cuộc “dấn thân” táo bạo và đầy hi vọng, của “khát vọng đổi thay” đối với nền giáo dục nước nhà trong bối cảnh đất nước tại thời điểm năm 2006. Thời điểm mà giáo dục cần phải thay đổi để bắt kịp với xu thế và những thay đổi của thế giới. Hôm nay khi nhìn lại những thành quả đạt được của Trường Đại học FPT nói riêng và khối Giáo dục FPT nói chung, họ đều phải thừa nhận rằng – đó là một quyết định đúng đắn.

“Tôi ủng hộ FPT và Trường Đại học FPT ngay từ ngày đầu và tôi con các buổi thảo luận ngày đầu về phương hướng phát triển đại học FPT, thì tôi thấy ngay từ đầu chúng ta đã xác định một đường lối đúng nhờ thế cho nên Trường Đại học FPT trong thời gian qua đã đi đầu trong sự đổi mới giáo dục theo hướng đi và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Tôi xin chúc Trường Đại học FPT luôn luôn đi đầu trong việc hội nhập quốc tế, đổi mới giáo dục đại học để Việt Nam có thể theo kịp trào lưu phát triển trên thế giới” – Giáo sư Hoàng Tụy chia sẻ.

Những vị khách của buổi lễ tri ân chia sẻ niềm vui, niềm tự hào và sự tin tưởng và đường hướng phát triển của Trường đại học FPT, đồng thời gửi gắm những hi vọng, những kỳ vọng mà Trường Đại học FPT sẽ cần phải làm được, nên làm được trong tương lai – một trách nhiệm đối với nền giáo dục và sự phát triển của đất nước.

“Đây là cơ hội để chúng ta có thể làm giáo dục, theo phương án làm khác và làm tốt và nếu không làm tốt được là có tội với đất nước” – Chủ tịch HĐQT – Hiệu trưởng đầu tiên – TS. Lê Trường Tùng chia sẻ lời dặn của cố Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo.

Sau Lễ tri ân, toàn thể lãnh đạo và khách mời tham dự Lễ khánh thành 2 công trình đặc biệt nhân chặng đường 10 năm hình thành và phát triển Trường Đại học FPT – Bảo tàng kỷ vật và Công trình vinh danh 1000 sinh viên tốt nghiệp đầu tiên.

Một số hình ảnh trong buổi Lễ tri ân 10/9/2016:

Những nụ cười hội ngộ…..

Những nụ cười hội ngộ…..

Những nụ cười hội ngộ…..

Nghi lễ tri ân của lãnh đạo Trường Đại học FPT đối với những ân nhân cũ. 

GS. Hoàng Tụy chia sẻ sự ủng hộ của mình đối với đường hướng phát triển của Đại học FPT – người đã ủng hộ việc thành lập trường ngay từ những ngày đầu.

Lễ cắt băng khánh thành Bảo tàng Kỷ vật 10 năm hình thành & phát triển và công trình vinh danh 1000 sinh viên tốt nghiệp đầu tiên. 

Lãnh đạo và khách mời trong buổi lễ tri ân chụp ảnh lưu niệm trước cổng trường Đại học FPT. 

DN