FPT lọt Top 300 doanh nghiệp uy tín và giá trị nhất châu Á

FPT là một trong 5 công ty Việt Nam có mặt tại bảng xếp hạng 300 doanh nghiệp uy tín và có giá trị nhất châu Á do Nikkei – Tập đoàn truyền thông hàng đầu Nhật Bản bình chọn. 

Ngày 15/8, Tập đoàn truyền thông hàng đầu Nhật Bản – Nikkei Asian Review công bố bảng xếp hạng Nikkei Asia 300 năm 2018. Nikkei Asia 300 là bảng xếp hạng những công ty tăng trưởng nhanh nhất và lớn nhất đến từ 11 nền kinh tế trong khu vực châu Á, dựa trên các tiêu chí về mức độ tăng trưởng, khả năng sinh lời, hiệu quả và tính lành mạnh về tài chính.

Năm 2018, FPT lần thứ tư liên tiếp lọt danh sách Nikkei Asia 300.

Đội ngũ chuyên gia của Nikkei đã dựa trên các số liệu trong năm tài chính gần nhất, sau đó tiến hành phân tích. Bảng xếp hạng là đánh giá toàn diện về sức mạnh tổng thể của một doanh nghiệp.

2018 là năm thứ năm liên tiếp FPT được Nikkei vinh danh và là năm thứ tư liên tiếp tập đoàn CNTT lớn nhất Việt Nam có tên trong danh sách Nikkei Asia 300. Trước đó, năm 2014, FPT lọt Top 100 doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và vốn hóa lớn trong khu vực ASEAN do Nikkei lựa chọn. Sau đó, liên tiếp 3 năm từ 2015 đến 2017, FPT có mặt trong danh sách 300 công ty đáng chú ý tại khu vực châu Á do Nikkei công bố, dựa trên giá trị vốn hóa và tiềm năng tăng trưởng.

Trong danh sách Nikkei Asia 300 năm 2018, Việt Nam có 5 đại diện gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VietcomBank), Công ty cổ phần FPT, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PetroVietnam Gas), Công ty cổ phần sữa Vinamilk và tập đoàn Vingroup.

lĩnh vực CNTT (Information Technology), bên cạnh FPT có một số doanh nghiệp tên tuổi khác trên thế giới như SK Holdings (Hàn Quốc); Tata Consultancy Services, HCL Technologies, Infosys (India) và Wipro đều của Ấn Độ.

Theo nhận định của Nikkei Asian Review – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Nikkei chuyên phát hành và xuất bản những ấn phẩm tài chính quy mô lớn nhất thế giới, FPT là công ty CNTT lớn nhất Việt Nam, với hoạt động trải rộng trong hầu hết lĩnh vực quan trọng của ngành CNTT, viễn thông, từ phát triển phần mềm, viễn thông và kinh doanh các sản phẩm CNTT. Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, FPT cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tác nước ngoài, trong đó phần lớn các hợp đồng đến từ thị trường Nhật Bản.

Ngày 15/8, Tập đoàn truyền thông hàng đầu Nhật Bản – Nikkei Asian Review công bố bảng xếp hạng Nikkei Asia 300 năm 2018. FPT là 1 trong 5 công ty Việt Nam có mặt tại bảng xếp hạng 300 doanh nghiệp uy tín và có giá trị nhất châu Á do Nikkei – Tập đoàn truyền thông Nhật Bản bình chọn.

Kết thúc 7 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT lần lượt đạt 12.106 tỷ đồng và 1.990 tỷ đồng, tăng 19% và 32% so với cùng kỳ trong điều kiện so sánh tương đương (năm 2017 hợp nhất kết quả kinh doanh của FPT Retail và Synnex FPT theo phương pháp vốn chủ sở hữu đối với công ty liên kết). Trong điều kiện so sánh với số liệu thực tế cùng kỳ, doanh thu giảm 49%, đạt 106% kế hoạch và lợi nhuận trước thuế tăng 18%, đạt 113% kế hoạch lũy kế.

Lợi nhuận sau thuế đạt 1.666 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.307 tỷ đồng, tăng 20% và lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.135 đồng, tăng 20%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận đạt 16,4%, bằng 2,3 lần so với cùng kỳ.

Khối Công nghệ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 6.488 tỷ đồng và 722 tỷ đồng, tăng tương ứng 21% và 36% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu phần mềm ghi nhận doanh thu đạt 4.268 tỷ đồng, tăng 30%; lợi nhuận trước thuế đạt 652 tỷ đồng, tăng 29%.

Khối Viễn thông ghi nhận doanh thu tăng 16%, đạt 4.939 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 857 tỷ đồng, tăng 16%.

Toàn cầu hóa tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT. Kết thúc 7 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận kết quả tích cực với 4.650 tỷ đồng doanh thu, tăng 27% và 726 tỷ đồng LNTT, tăng 34%. Tỷ trọng doanh thu thị trường nước ngoài tăng từ mức 15% trong 7 tháng đầu năm 2017 lên mức 38% trong năm 2018.

Giữa tháng 7, Tập đoàn FPT chính thức sở hữu 90% cổ phần của Intellinet Consulting (Intellinet), một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ. Đây là lần đầu tiên một công ty CNTT Việt Nam mua một công ty tư vấn của Mỹ. Việc mua bán, sáp nhập (M&A) được xem là một trong những bước đi chiến lược của FPT Software để hiện thực hóa tham vọng 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.

Chungta