Trường Đại học FPT

Găp thầy giáo “vạn sinh viên mê”

Thầy Nguyễn Thành Tâm nhắn nhủ với sinh viên

Là Trưởng Bộ môn Tài chính Ngân hàng; giảng viên ngành QTKD tại Đại học FPT, thầy Nguyễn Thành Tâm được sinh viên hết mực yêu quý bởi cái tâm và cái tầm thầy dành cho sự nghiệp nhà giáo và những thế hệ học viên của mình.

Trước khi bén duyên với Đại học FPT, thầy Nguyễn Thành Tâm từng tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng – Đại học Anh Quốc, rồi tiếp tục học thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Úc. Hiện nay, thầy đang giữ học vị tiến sĩ ở Việt Nam.

Người thầy với phương pháp dạy mới lạ

“Ai mà chẳng biết đến thầy giáo siêu đáng yêu ấy”, “Mình có may mắn được học thầy 1 lần nhưng kỷ niệm về thầy thì chẳng bao giờ quên”, “Thầy được mệnh danh là thầy giáo vạn sinh viên khối ngành Kinh tế mê đấy”. Đó là những câu trả lời của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh khi được hỏi về thầy Nguyễn Thành Tâm.

Thầy Tâm từng chia sẻ rằng: “Đối với mình, cơ duyên đến với nghề giáo là một sự ngẫu nhiên mà rất phù hợp với bản thân. Mình muốn đưa phương châm về tính đạo đức vào giảng dạy và định hướng nghề nghiệp sau này cho sinh viên, giúp các bạn có khả năng đọc hiểu cũng như quan sát tích lũy ngay từ lúc ngồi trên ghế giảng đường”.

Thầy Nguyễn Thành Tâm rất gần gũi với sinh viên

Thầy đề cao việc học sâu hiểu kĩ, tường tận gốc tích. Mỗi khi lên lớp, thầy Tâm không chỉ truyền đạt những kiến thức khô cứng trên trang sách mà thầy còn lồng ghép các bài học cuộc sống, kinh nghiệm thực tế trong nghề nghiệp giảng giải cho các bạn sinh viên. Mỗi câu chuyện thầy đem đến kể cho các bạn sinh viên là một bài học mà thầy đã tích lũy được trên con đường học tập cùng như đi làm của bản thân. Chính vì cách học thiết thực đó mà nhiều sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đều cảm hứng hào hứng mỗi khi đến giờ dạy của thầy. Cô bạn Mai Trâm – K13 ngành Quản trị kinh doanh chia sẻ rằng: “Mình vô cùng thích học giờ dạy của thầy Tâm. Ở đó, chúng mình không chỉ được tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích mà còn được lắng nghe những câu chuyện vô cùng thú vị xung quanh cuộc sống và kinh nghiệm làm việc của thầy”.

Mỗi khi giờ học kết thúc, thầy thường hay hỏi sinh viên “You Follow?” để chắc chắn rằng sinh viên của mình nắm chắc được nội dung bài học. Đối với những bạn sinh viên chưa hiểu bài, thầy thường dành những khoảng thời gian trống của mình để trả lời những thắc mắc của các bạn.

Ngoài ra, trong lớp, thầy luôn cố gắng lồng ghép những mẩu chuyện vui để không khí học tập thật sôi nổi, trẻ trung. Những tiết học đầy căng thẳng mệt mỏi dường như không còn khi đến tiết thầy dạy.

Người thầy luôn đặt mình vào hoàn cảnh học trò

Thầy bộc bạch ai cũng trải qua thời sinh viên nên rất hiểu hoàn cảnh của các bạn: “Sinh viên mới ra trường thì làm gì đã có kinh nghiệm làm việc mà doanh nghiệp cũng đòi hỏi kinh nghiệm và thầy thì không hề thích đều đó”. Không thích nhưng thầy tâm vẫn xác định rõ ràng điều gì tốt cho các em, doanh nghiệp cần thì thầy có trách nhiệm hỡ trợ để sinh viên có hành trang tốt nhất bước vào chặng đường chinh phục nhà tuyển dụng.

Thầy Tâm luôn tâm niệm rằng mỗi người đều có một điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Việc các bạn cần làm chỉ là đối diện với chính mình và tìm ra những điểm mạnh để phát huy, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại. Một bạn sinh viên K12 từng học thầy chia sẻ rằng: “Mình là đứa không có được nhiều tố chất kinh doanh cho lắm nên đôi khi mình khá tự ti nhưng được học thầy Tâm mình đã vỡ vạ ra rất nhiều điều. Thầy đã tiếp thêm động lực để mình cố gắng hơn trong học tập và vững vàng trên con đường sự nghiệp tương lai”.

Chính thầy Tâm cũng là tấm gương ham học hỏi, cầu tiến để các bạn trẻ học tập. Chưa bao giờ hài lòng với những gì mình có, thầy luôn trau dồi kiến thức qua các tạp chí, sách báo bởi với thầy việc học là không có giới hạn.

Không chỉ học, thầy còn hướng sinh viên sống thiện. Mỗi khi có cơ hội, thầy đều tích cực cổ động mọi người tham gia đóng góp, các câu lạc bộ trong trường có sinh viên cần gây quỹ thầy cũng đứng ra ủng hộ. Cách mà thầy gắn bó với sinh viên của mình đó là bằng sự đồng cảm, thấu hiểu. Đối với thầy, khi thực sự hiểu được sinh viên của mình cũng chính là một sự thành công của nghề giáo.

Tâm sự gửi gắm các bạn sinh viên

Thầy tâm niệm tuổi trẻ cần phải biết tận dụng thời gian, chơi và học đều phải rõ ràng. Thầy căn dặn: “Ngoài học ở trường, các em phải tự quan sát, trau dồi, cập nhật thông tin. Có ba thứ cần phải nắm được đó là kiến thức, ngoại ngữ và tốc độ xử lý. Tốc độ xử lý công việc nhanh nhẹn. Sở hữu ít nhất hai ngoại ngữ, ngoại ngữ đầu tiên là tiếng Anh. Nắm được về công nghệ là máy tính. Đó chính là chiều khóa mở cánh cửa giúp các em hội nhập với thế giới.”

Câu chuyện về thầy Nguyễn Thành Tâm- giảng viên ngành Quản trị kinh doanh tại FPTU khép lại bằng những lời tâm sự chân tình ấy. Ngoài bố mẹ luôn bên cạnh chăm sóc dạy dỗ chúng ta thì những người thầy, cô giáo là những người cha mẹ thứ hai dìu dắt, hành trang những kiến thức vào đời. Thời gian sẽ mãi không quay trở lại nhưng những kỉ niệm về tình thầy trò và bài học của thầy luôn còn mãi.

Cocdoc

Exit mobile version