Trường Đại học FPT

Bỏ mức lương khởi điểm hơn 1 tỷ “anh Cố” chọn học bổng 2 tỷ

Bỏ qua cơ hội việc làm ở công ty Mercari Japan (tại Tokyo – Nhật Bản) với mức lương khởi điểm là 550man/năm (~50.000$), Nguyễn Văn sơn – sinh viên K10 chuyên ngành Kỹ sư cầu nối – Kỹ thuật phần mềm – Đại học FPT quyết định đến với học bổng Master trị giá 2 tỷ đồng của Beijing University of Post and Telecommunications.

Không đạt được bất cứ 1 suất học bổng nào khi vào trường Đại học FPT, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Sơn khi ấy quyết tâm đặt ra mục tiêu và cố gắng theo đuổi mơ ước trở thành kĩ sư phần mềm và hướng đến Nhật Bản làm việc vì theo cậu, nước Nhật là nơi đáng để học tập về cả con người lẫn văn hoá.

Tới hôm nay, những bước ngoặt đã được mở ra trong hành trình chinh phục ước mơ của cậu.

Sơn tâm đắc với câu: “Thiên lý chi hành, thuỷ vu túc hạ.” (hành trình ngàn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên) trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Lấy đó làm chân lý cho hành động của mình, anh chàng từng bước chinh phục ước mơ cùng Đại học FPT.

“Thầy TrungNT từng dạy em rằng 80% sự thành công dựa vào sự chuẩn bị, và em thấy đúng và follow theo nguyên tắc 2-1-1. Tức để có 1 giờ học trên lớp hiệu quả cần 2 giờ tự tìm hiểu trước và 1 giờ ôn luyện sau đó. Thường thì sự chuẩn bị em làm trong tháng nghỉ trước kỳ mới nên khi vào kỳ học khá là nhẹ nhàng, chủ yếu toàn rủ CLB đi hát karaoke lấy tinh thần thôi ạ”- Nguyễn Văn Sơn hào hứng chia sẻ về kinh nghiệm “chinh chiến” sự nghiệp học hành của mình.

 

Trong quá trình học tại trường Sơn đạt danh hiệu sinh viên giỏi, xuất sắc và 2 lần cóc phong trào qua các kỳ. Đấy là chưa kể dù đang là sinh viên năm 3, Sơn đã tự apply thành công vào vị trí thực tập có lương 6 tháng tại công ty Wellnesslink Inc – Tokyo – Nhật Bản theo chương trình Global Talent của AIESEC.

“Bởi mong muốn được thực tập tại Nhật theo kế hoạch vạch trước, em đã phải tự contact đến công ty và làm việc với AIESEC Japan trong nửa năm cho đến khi đạt được kết quả. Cái cần nhất bây giờ là thu thập kinh nghiệm và kĩ năng thay vì chú ý đến thù lao. Tuy vậy, dù là thực tập nhưng em vẫn được nhận mức lương là 15 man ~ 1500$/ tháng, và được hỗ trợ chi phí ăn ở. Nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất”, Sơn cho biết.

Mới đây nhất, anh chàng giành được học bổng Master trị giá 2 tỷ đồng của Beijing University of Post and Telecommunications khi theo học Thạc sĩ ngành Electronics and Communication Engineering (Kỹ thuật điện tử và truyền thông).

Việc đạt được học bổng từ một trường Đại học danh giá của Trung Quốc, Sơn cho biết hoàn toàn tình cờ. “Đó là khi em đang ung dung với việc quay trở lại Nhật làm việc với offer từ Mercari Japan trước đó thì bất ngờ nhận được email về học bổng này. Do có kế hoạch học sau đại học từ trước nên em đã tìm hiểu kỹ hơn về học bổng và thông tin ngành, trường. Cuối cùng em cảm thấy hợp lý nên đăng ký apply. Trong suốt quá trình này, phòng CTSV – Đại học FPT là đầu nối với Beijing University of Post and Telecommunications và công ty China Telecom nên giúp đỡ em rất nhiều trong khoản làm thủ tục, tiếp nhận và xử lý yêu cầu từ phía cấp Học bổng”.

Khi giành được học bổng Master trị giá 2 tỷ đồng của Beijing University of Post and Telecommunications anh chàng vừa mừng vừa có chút tiếc nuối. Bởi vì theo plan riêng của bản thân, Nguyễn Văn Sơn sẽ trở lại đất nước mặt trời mọc để làm việc sau khi tốt nghiệp. Do đó khi đạt học bổng cũng đồng nghĩa với việc chàng trai phải cancel các offer của các công ty Nhật – nơi làm việc cậu yêu thích.

“Tiếc nhất khi là em đã trúng tuyển công ty Mercari Japan vào đầu năm nay sau khi tham dự seminar lúc còn thực tập ở Tokyo cuối năm ngoái với mức lương khởi điểm là 550man/năm (~50.000$). Nhưng em sẽ gác lại để theo học Thạc sĩ Electronics and Communication Engineering (Kỹ thuật điện tử và truyền thông) tại Beijing University of Post and Telecommunications sau khi bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp Đại học FPT vào tháng 9 sắp tới.”

Tháng 9, sau khi bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp, Nguyễn Văn Sơn chính thức “lên chức” cưụ sinh viên ĐH FPT. Ngay tại thời điểm này, anh chàng tỏ ra cực lưu luyến với ngôi trường màu cam.

“Tại FPT, em nghĩ là có mối quan hệ tương hỗ rất tốt, nghĩa rằng khi bạn thực sự là sinh viên tốt thì mọi điều quanh bạn sẽ thúc đẩy bạn tốt hơn nữa từ cơ sở vật chất đến con người, bạn bè, thầy cô, cả các anh chị phòng ban nữa. Suốt 4 năm học thầy cô nào cũng để lại điều gì đó khiến em yêu thích nên khá khó để nói rằng quý thầy cô nào nhất. “Bựa” nhưng chất như thầy Nguyễn Tất Trung trong các giờ giảng dạy thú vị và cũng là người dẫn dắt em qua nhiều kỳ. Có thể trò chuyện, tâm sự như những người bạn với cô Nguyễn Thu Thuỷ, cô Nguyễn Như Nguyệt dạy đàn. Tâm huyết và nhiệt tình như thầy Phan Đăng Cầu, người truyền lửa như thầy Bùi Ngọc Anh…”, Sơn chia sẻ.

Sơn cũng tổng kết ra điểm chung nhất của giảng viên ĐH FPT đó là sự thoải mái, gần gũi và nhiệt tình đã trở thành phương pháp dạy học đặc biệt nhất. Đó cũng là điểm mà Nguyễn Văn Sơn cảm thấy luôn hạnh phúc khi nghĩ về năm tháng trên giảng đường FPTU.

Cọ

Exit mobile version