Trường Đại học FPT

Các bước chuẩn bị để trở thành kỹ sư cầu nối Nhật Bản

Chương trình do Đại học FPT phối hợp cùng công ty Hệ thống thông tin FPT tổ chức vào ngày 18/04 tới đây tại tòa nhà Innovation.

Nghề kỹ sư cầu nối với mức lương cao, đãi ngộ hấp dẫn là mơ ước của không ít sinh viên học CNTT. Với chủ đề “Các bước chuẩn bị để trở thành kỹ sư cầu nối”, sinh viên Đại học FPT có dịp tìm hiểu những thông tin hữu ích về nghề kỹ sư cầu nối, kinh nghiệm làm việc, định hướng nghề nghiệp và các kỹ năng cần có cho tương lai sau khi ra trường.

Khái niệm “kỹ sư cầu nối” là đặc trưng cho thị trường Nhật. Người Nhật có nền tảng công nghệ tự lực nên họ tự dùng ngôn ngữ của mình cho các tài liệu chuyên môn. Vì vậy, thị trường Nhật cần ứng viên biết tiếng Nhật. Ngoài kiến thức CNTT, khả năng ngoại ngữ, các ứng viên ở vị trí này còn yêu cầu có khả năng suy nghĩ logic, kỹ năng giao tiếp để việc giao tiếp giữa các trụ sở chính và quản lý người Nhật được thuận lợi.

Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer) là cầu nối giữa lao động Việt Nam với khách hàng Nhật. Đây là vị trí tuyển dụng được chào đón với mức lương hấp dẫn.

Chương trình kỹ sư cầu nối hướng tới các đối tượng là kỹ sư CNTT hoặc sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đai học chuyên ngành CNTT. Sau quá trình đào tạo, số lượng kỹ sư này sẽ được giới thiệu làm việc trực tiếp cho các công ty IT tại Nhật Bản hoặc làm việc trong các dự án với đối tác Nhật Bản của Tập đoàn FPT tại thị trường Việt Nam. Trong chiến lược toàn cầu hóa, Đại học FPT đang nỗ lực để mang lại những cơ hội việc làm cho sinh viên mình với nguồn nhân lực chất lực cao.

Đào tạo 10.000 BrSE giai đoạn 2014-2018 là một trong hai chương trình được FPT công bố tại Nhật Bản vào tháng 11/2014. Mục tiêu nhằm giúp FPT nói riêng và các công ty CNTT của Việt Nam nói chung có đủ khả năng tiếp nhận lượng công việc ủy thác dịch vụ CNTT (IT Outsourcing) từ Nhật Bản, đồng thời giúp các công ty Nhật Bản có thêm nguồn kỹ sư CNTT trẻ.

Exit mobile version