Chọn xét học bạ vào ĐH FPT, phụ huynh an tâm cùng con ôn thi tốt nghiệp THPT

Chọn xét học bạ vào ĐH FPT, phụ huynh an tâm cùng con ôn thi tốt nghiệp THPT

Có người trở thành “thầy cô giáo” tại nhà của con, người lại chăm sóc miếng ăn giấc ngủ, giúp con chia sẻ tâm tư. Dù là cách nào, phụ huynh đều mong muốn con có sức khoẻ, kiến thức và tâm lý vững vàng “vượt vũ môn” vào tháng 8 tới.

Thành “thầy cô giáo” của con

Từ khi con học trực tuyến, bố mẹ được làm việc tại nhà để “giãn cách xã hội”, anh Hoàng Văn Cường (Từ Liêm, Hà Nội) có nhiều thời gian kèm cặp, hỗ trợ cô con gái thứ hai đang học tập, ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi THPT sắp tới. Đều đặn mỗi ngày, ăn sáng xong, hai bố con sẽ cùng vào phòng học tập. Con học trực tuyến, bố làm việc. Anh Cường thường tập trung kết thúc công việc sớm khoảng 30-40 phút để cùng con xem lại bài vở đã học trong buổi sáng.

“Hai bố con thống nhất: cùng học, cùng làm việc cho có khí thế. Bố làm xong việc sẽ kiểm tra bài vở cho con, giúp con những bài khó… Cũng may, tôi vẫn còn nhớ kiến thức phổ thông nên không gặp khó khăn trong việc hỗ trợ con. Chỗ nào không nhớ thì ngồi học lại cùng con sau đó cùng con trao đổi, thảo luận.” anh Cường cho biết.

Dù không phải đến lớp nhưng con gái anh Cường vẫn có các bài “kiểm tra miệng đầu giờ” như khi đi học. Người kiểm tra không ai khác chính là bố. Anh chia sẻ, cách này giúp rèn luyện ý thức ngày nào cũng phải học bài vì bố sẽ kiểm tra bất ngờ không báo trước. Nếu không nắm được bài, nữ sinh lớp 12 sẽ bị bố phạt như làm việc nhà hay không được sử dụng Ipad.

“Nhiều lúc, con gái tôi bảo tôi còn nghiêm khắc hơn cả thầy cô giáo ở lớp.” anh Cường cười chia sẻ.

Là bạn với con

Trần Thị Thu Phương (Thạch Thất, Hà Nội) cũng chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT. Tuy nhiên, cô bạn “không lo lắng nhiều”. “Từ khi học trực tuyến, mình đã chủ động học và ôn tập kỹ lưỡng, đến đâu nắm được kiến thức đến đó. Mình cũng lờ mờ đoán kỳ thi tốt nghiệp năm nay sẽ có nhiều thay đổi. Thông tin bây giờ đã rõ ràng và khá giống những gì mình nghĩ nên mình không bất ngờ lắm.” Phương chia sẻ.

Phương khá tự tin nên bố mẹ nữ sinh này bớt được phần nào lo lắng. Bố mẹ lao động phổ thông, không hỗ trợ nhiều cho Phương được trong học tập. Tuy vậy, bố mẹ luôn cố gắng chăm chút cho con gái nhiều nhất có thể trong những ngày học tại nhà. Mẹ Phương nấu những món ăn con gái thích, mua thêm sữa, hoa quả để Phương ăn khi học muộn. Rửa bát, lau nhà… những việc trước đây Phương thường làm, nay được mẹ “miễn giảm” để dành thời gian cho việc học.

Ngoài chuẩn bị cho kỳ thi THPT, Phương và bố mẹ còn “nhắm” sẵn một vài trường Đại học để nộp hồ sơ xét tuyển. Bố mẹ muốn Phương vào trường ĐH công lập về thương mại. Tuy nhiên, cô bạn lại có mong muốn khác. “Mình ao ước vào ĐH FPT từ lâu rồi. Từ lớp 8, biết đến trường, mình đã thích ngay. Sau này, mình tìm hiểu và biết thêm trường dạy bằng 100% giáo trình nước ngoài, có nhiều hoạt động sinh viên hợp với đứa thích bay nhảy, tự do như mình. Sinh viên ĐH FPT hầu như ra trường ai cũng có việc làm. Vậy nên, mình quyết phải trở thành sinh viên ĐH FPT bằng được.” Phương chia sẻ. Biết nguyện vọng của con gái, bố mẹ Phương cố gắng tìm hiểu thêm suy nghĩ, tình cảm của con dành cho ĐH FPT. “Bố mẹ hỏi han mình vì sao muốn học ĐH FPT, trường có gì hay, thầy cô có giỏi không… Sau khi mình chia sẻ, bố mẹ đã hiểu nguyện vọng của mình, không phản đối hay bắt mình vào trường khác. Thỉnh thoảng, thấy thông tin về ĐH FPT trên TV hay báo chí, bố còn gọi mình ra xem và bảo “Trường con này”. Bố mẹ mình cho rằng, nộp hồ sơ vào ĐH FPT để trường xét tuyển học bạ, mình được giảm bớt áp lực thi cử cũng là một điểm tốt.”, nữ sinh lớp 12 kể.

Với Phương, dù không hỗ trợ được nhiều về kiến thức nhưng sự chăm sóc, thông cảm và hiểu con của bố mẹ là liều thuốc tinh thần đắc lực giúp cô bạn có thêm tự tin ôn tập và vượt qua kỳ thi THPT sắp tới.

Dù làm “thầy giáo” hay “làm bạn” với con trong mùa thi 2020 này, các bậc phụ huynh nên lưu ý cân bằng giữa kiến thức và sức khoẻ, giữa tầm quan trọng của thi cử và tâm lý của con. Đồng hành cùng con là làm sao để con “vượt vũ môn” và bước vào giảng đường ĐH trong tâm thế chủ động. Cho dù, đó là lựa chọn không giống mong muốn của bố mẹ, như Phương chọn ĐH FPT nhưng “miễn con thích và tự tin với lựa chọn đó”.

Theo Dân Trí

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC FPT 2020