Thực tế, cụ thể và triển vọng thương mại hóa cao là những đặc điểm dễ thấy ở các đồ án tốt nghiệp của sinh viên Trường ĐH FPT.
Chức năng này Google Maps chưa có đâu, các em nên triển khai nhanh đi’ – đó là lời khuyên của thầy Hoàng Xuân Sơn, giảng viên Trường ĐH FPT ngay giữa buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp của ngành Công nghệ thông tin. Và mặc dù buổi bảo vệ chưa xong, Hội đồng phản biện còn vô số các câu hỏi dành cho nhóm sinh viên, nhưng khi nhìn thấy triển vọng của sản phẩm, các giảng viên đều đồng tình rằng đây là một ý tưởng cần được hiện thực hóa sớm.
Cụ thể, 4 sinh viên Vũ Văn Cường, Lê Hồng Dũng, Lâm Hải Vũ, Nguyễn Duy Trí (K11 – ngành Kỹ thuật phần mềm) đã thiết kế ứng dụng Smart Traffic với chức năng chính là cảnh báo điểm xóc cho lái xe nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Ứng dụng được bật lên khi xe bắt đầu di chuyển. Cách điểm xóc khoảng 200 – 300 mét, ứng dụng sẽ tự động phát ra cảnh báo để lái xe giảm tốc độ hoặc đánh lái nhằm giảm va chạm.
Không chỉ có chức năng cảnh báo, ứng dụng còn hiển thị như một bản đồ chỉ đường trực tuyến, gợi ý cho lái xe những tuyến đường ít điểm xóc hơn để di chuyển an toàn.
Khi đem thử nghiệm trên Đại lộ Thăng Long, ứng dụng đã phát hiện 40 điểm xóc với độ chính xάc gần như tuyệt đối. Chứng kiến sản phẩm chạy demo ổn định, thuật toán sử dụng thông minh và giao diện ứng dụng thân thiện với người dùng, thầy Hoàng Xuân Sơn nhắn nhủ đến các sinh viên: ’Tôi thấy ứng dụng của các bạn rất hay, có ý nghĩa thực tế. Tôi cũng từng đặt ra câu hỏi là tại sao một chức năng hữu dụng như thế lại chưa xuất hiện ở trên các ứng dụng lớn như Google Maps. Bởi vậy nếu có thể cải tiến các tính năng hơn, đóng gói sản phẩm một cách hoàn thiện thì rõ ràng triển vọng cho sản phẩm là rất lớn’.
Những lời khuyên như vậy không phải là hiếm trong các buổi bảo vệ tốt nghiệp của sinh viên Trường ĐH FPT. Bởi lẽ tính ứng dụng là một trong các yếu tố được quan tâm đầu tiên khi sinh viên bắt tay vào làm đồ án. Do đó, thay vì yêu cầu trả lời những khái niệm khoa học ’khó nhằn’, hàn lâm, Hội đồng phản biện sẽ liên tục ’xoay’ các kỹ sư tương lai những câu hỏi về nhu cầu thực tiễn của thị trường, tính tối ưu của công nghệ hay mức độ thân thiện đối với người dùng.
Không dừng lại ở việc khuyến khích, Trường ĐH FPT còn mạnh dạn ứng dụng chính các sản phẩm của sinh viên vào việc hiện đại hóa môi trường học tập. Phần mềm chấm thi tự động của nhóm 4 sinh viên Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Dương Minh, Hoàng Trung Đức và pɦạm Minh Hiếu là một sản phẩm như vậy. Nhận thấy việc chấm bài thi rất vất vả và tốn thời gian của giảng viên, các sinh viên đã thiết kế một phần mềm chấm thi tự động với tốc độ 5 giây/bài. Sau khi chấm thi xong, kết quả sẽ được xuất ra file Excel. Các lỗi sai trên bài thi cũng được ghi chi tiết trên file. Dựa trên file này, phòng Khảo thí có thể nhanh chóng thông báo kết quả đến từng sinh viên.
’Sau khi chạy thử, độ chính xάc của phần mềm đạt 100%. Đây chính là mục tiêu ban đầu của nhóm bởi chúng mình biết điểm số sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của sinh viên nên không thể thiếu chính xάc và minh bạch’ – trưởng nhóm Nguyễn Quốc Bảo khẳng định. Và với những ưu điểm vượt trội đó, sản phẩm nhanh chóng được ứng dụng vào công tác chấm thi môn Database System (Hệ thống dữ liệu). Các thành viên cũng nhận được khen thưởng đột xuất từ Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.
Các thành viên trong nhóm đang thuyết trình về sản phẩm tại cuộc thi IoT Showcase Contest
Còn đồ án về nhà thông minh của nhóm sinh viên Trương Minh Giang, Lê Hoàng Nam, Phan Minh Dương và Hoàng Văn Thắng (K11 – chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm) lại được biết đến với ’cú ăn ba lịch sử’: vừa đạt số điểm lịch sử 9.9, vừa được báo cáo tại hội thảo khoa học quốc tế, đồng thời ’giật’ luôn giải Nhất tại cuộc thi IoT Showcase Contest mùa đầu tiên. Điểm ấn tượng ở sản phẩm này là có thể vận hành hoàn toàn bằng ngôn ngữ tiếng Việt với đủ mọi phương ngữ ở 3 miền đất nước, không phân biệt Bắc – Trung – Nam. Trong bối cảnh các sản phẩm nhà thông minh ở ngoài thị trường thường là hàng nhập khẩu, hầu hết phải sử dụng tiếng Anh mới điều khiến được thì đồ án của nhóm đã mở thêm nhiều triển vọng để phát triển các sản phẩm công nghệ thông minh ’made in Việt Nam’ nhằm phục vụ chính nhu cầu của người dân trong nước.
Là trường đại học định hướng ứng dụng, những đồ án với khả năng thương mại hóa cao chính là thước đo cho chất lượng đào tạo của Trường ĐH FPT. Và con số 98% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đã phần nào chứng tỏ hướng đi cũng như mục tiêu mà trường đặt ra là hoàn toàn đúng đắn.
Theo Tiin