Trường Đại học FPT

“Cơn sốt” Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng: Mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến không giới hạn

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) nổi lên như một ngành “hot” với nhu cầu nhân lực tăng cao. Theo dự báo của Bộ Lao động Hoa Kỳ, ngành này sẽ có mức tăng trưởng việc làm 27% từ năm 2020 đến 2030, cao hơn mức trung bình của các ngành khác.

Nhu cầu nhân lực bùng nổ trong kỷ nguyên số

Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có cơ hội rộng mở với nhiều vị trí hấp dẫn trong các doanh nghiệp đa dạng ngành nghề, từ tập đoàn lớn đến công ty khởi nghiệp. Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

Lĩnh vực giao nhận và vận chuyển

Lĩnh vực giao nhận và vận chuyển đóng vai trò nền tảng trong hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu, đảm bảo hàng hóa được di chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả, an toàn và đúng thời hạn. Một số vị trí công việc phù hợp như: 

Lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng

Đây là lĩnh vực liên quan đến quá trình hoạch định, tổ chức, điều phối và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc di chuyển hàng hóa từ nguyên liệu thô đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Một số vị trí công việc phù hợp như: 

Một số lĩnh vực và vị trí công việc khác có thể kể đến như: 

Ngoài ra, Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng còn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước: Quản lý hoạt động logistics trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, hải quan, thương mại.

Đâu là mức lương dành cho ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng?

Cơ hội việc làm cho Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng rất rộng mở và đầy tiềm năng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay. Theo số liệu thống kê từ các trang web tuyển dụng uy tín tại Việt Nam như TopCV, VietnamWorks, Indeed,… Dưới đây là mức lương trung bình cho một số vị trí phổ biến trong ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam:

Tuy nhiên, mức lương trong ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, quy mô công ty và vị trí làm việc.

Bên cạnh những yếu tố trên, mức lương còn phụ thuộc vào chính sách đãi ngộ của từng doanh nghiệp, lĩnh vực cụ thể trong SCM mà bạn theo đuổi, hiệu quả công việc và thị trường lao động tại thời điểm đó. Do vậy, để có được mức lương hấp dẫn trong ngành SCM, bạn cần trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường lao động.

Điểm nổi bật khi theo học ngành chuyên ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học FPT

Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh – chuyên ngành Logistics & quản lý chuỗi cung ứng phát triển cho người học chuyên môn về quy trình cung ứng đầu cuối, cũng như các vấn đề cung ứng chiến lược nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác hoạt động hiệu quả. 

Chương trình đào tạo hiện đại, cập nhật theo xu hướng thị trường

Chương trình được thiết kế theo mô hình đào tạo tiên tiến, đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành SCM quốc tế. Sinh viên được đào tạo để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và Logistics, quản lý con người, dịch vụ, sản phẩm trong khuôn khổ cơ chế giám sát chặt chẽ sự lưu chuyển hàng hóa toàn cầu với xu thế phát triển Logistics xanh, chuỗi cung ứng bền vững.

Sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng ở học kỳ “học trong doanh nghiệp” – On-the-Job Training (OJT) tại các doanh nghiệp đầu ngành và hơn 300 doanh nghiệp là đối tác của Tập đoàn FPT trên toàn thế giới.

Xây dựng tinh thần khởi nghiệp từ giảng đường

Tại trường Đại học FPT, sinh viên chuyên ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng được xây dựng tinh thần khởi nghiệp thông qua các học phần của chương trình chính thức, hướng tới đào tạo kỹ thuật và kỹ năng thực hành khởi nghiệp. Sinh viên có cơ hội tích lũy năng lực về tư duy sáng tạo, phản biện, giải quyết vấn đề, tư duy khởi nghiệp và trải nghiệm khởi nghiệp. Kiến thức khởi nghiệp thực tế cũng được đào tạo thông qua các buổi gặp gỡ doanh nghiệp, các sự kiện, cuộc thi liên quan đến ngành Logistics và chuỗi cung ứng. Thường xuyên có cơ hội học hỏi và được trực tiếp hướng dẫn các dự án khởi nghiệp từ những chuyên gia, Founder và StartUp trong và ngoài nước, là cơ hội để sinh viên trường Đại học FPT mở rộng network, kết nối với doanh nghiệp, mentors khởi nghiệp thành công.

Đồng thời, sau học kỳ On-the-Job Training (OJT), sinh viên được hướng dẫn để có kết quả thực hành khởi nghiệp là một dự án StartUp, có thể được đầu tư thành StartUp nếu người học đồng ý, hoặc trở thành khóa luận tốt nghiệp, thay cho đồ án tốt nghiệp thông thường.

Môi trường học tập hiện đại

Với hệ thống campus trải dài khắp các thành phố lớn của Việt Nam (Thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hồ Chí Minh, Cần Thơ), Trường Đại học FPT trang bị đầy đủ các hệ thống giáo trình nhập khẩu nước ngoài, tài khoản Coursera, thư viện, phòng lab, studio đa phương tiện, hội trường có sức chứa trên 200 người… phục vụ sinh viên.

Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm

Đội ngũ giảng viên của ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng tại trường Đại học FPT đều là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng. Các giảng viên luôn nhiệt tình, tận tâm và sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên.

Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành nghề năng động và đầy tiềm năng, với nhiều cơ hội việc làm cho những người có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này, hãy tham khảo thêm thông tin về chương trình đào tạo tại trường ĐH FPT để có thể định hướng cho mình một con đường sự nghiệp phù hợp bạn nhé!

 

Exit mobile version