Trường Đại học FPT

Ngành công nghệ thông tin là gì? Tương lai nghề nghiệp ra sao?

Cong-Nghe-Thong-Tin-La-Gi

Thời đại công nghệ 4.0, ngành công nghệ thông tin trở thành xu hướng là điều rất dễ hiểu. Xã hội ngày càng được số hóa mạnh mẽ. Không khó để nhận ra và nhìn thấy những chiếc smartphone hiện đại. Chỉ với một smartphone nhỏ bé, con người có thể theo dõi và giải quyết hàng ngàn đầu việc tích hợp khác nhau. Các chuyên gia dự báo, cơ hội việc làm cho ngành công nghệ thông tin là một xu hướng và đầy tiềm năng. Nhân sự ngành công nghệ thông tin có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Sinh viên Đại học FPT TP.HCM
Sinh viên Trường Đại học FPT TP.HCM

Ngành công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT hoặc IT (Information technology). Đây là nhóm ngành kỹ thuật chuyên chuyển đổi, thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo vệ và truyền tải thông tin thông qua máy tính và phần mềm máy tính. Nhóm ngành này giúp cung cấp giải pháp xử lý thông tin. Trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Thông qua việc, phát triển khả năng sửa chữa của hệ thống các thiết bị máy tính. Đồng thời, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị này để đạt được mục đích đề ra.

Top 7 chuyên ngành nhỏ hot nhất của ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một nhóm ngành, bao gồm các chuyên ngành liên quan. Cơ hội việc làm của các chuyên ngành có thể nói là ngang nhau. Tuy nhiên, dưới đây là top 6 chuyên ngành công nghệ thông tin hot nhất mà các bạn không nên bỏ lỡ.

1. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm

Kỹ thuật phần mềm – Software Engineer hay còn gọi là Kỹ sư phần mềm, là một nhánh ngành nổi bật của ngành công nghệ thông tin. Kỹ thuật phần mềm thực hiện công việc phát triển và xây dựng các phần mềm hệ thống máy tính, phần mềm ứng dụng. 

2. Chuyên ngành An toàn thông tin

Thế giới đang “khát” khoảng 4 triệu chuyên gia An toàn thông tin (theo ISC), dù lực lượng lao động toàn cầu đã đạt 5,5 triệu người vào năm 2023. Nhu cầu bảo mật hệ thống kỹ thuật số ngày càng tăng cao trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng việc làm trong ngành dự kiến đạt 35%/năm từ 2022 đến 2032 (theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ).

3. Chuyên ngành Công nghệ ô tô số 

Ngành Công nghệ ô tô số (ASE) đang bùng nổ toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh xe tự lái và phương tiện thông minh trở thành xu hướng chủ đạo. Trên thế giới, sự kết hợp giữa AI và IoT đã thúc đẩy các hãng xe lớn sản xuất xe tự động, tối ưu hóa an toàn và hiệu suất.

4. Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo 

Trí tuệ nhân tạo- AI (Artificial Intelligence) là ngành sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan. Để tạo ra máy móc và hệ thống thông minh. Những bộ máy này giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người. Hầu hết các chương trình trí tuệ nhân tạo lấy kiến thức về công nghệ máy tính và toán học làm nền tảng trọng tâm.

5. Chuyên ngành Hệ thống thông tin

Nhắc đến công nghệ thông tin, không thể thiếu chuyên ngành đào tạo Hệ thống thông tin (Information System). Là chuyên ngành tập trung đào tạo các cử nhân có khả năng thu thập thông tin, thống kê và khai thác các khía cạnh thuộc lĩnh vực thông tin. Bao gồm các nghiên cứu về cong người, công nghệ và tổ chức. 

6. Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật số

Việt Nam cần 1 triệu lao động trong ngành Thiết kế mỹ thuật số nhưng hiện chỉ đáp ứng được 40%, tạo cơ hội lớn cho nhân sự trẻ.

Với 3.000 công ty quảng cáo và ngành game phát triển mạnh, Việt Nam trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ thiết kế cho thị trường quốc tế​.

Sự phát triển công nghệ AR, VR, AI thúc đẩy thiết kế sáng tạo trong quảng cáo và truyền thông kỹ thuật số​.

7. Chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn

Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, với dự báo giá trị thị trường từ 573 tỷ USD năm 2022 tăng lên khoảng 1,3 ngàn tỷ USD vào năm 2029. Sự bùng nổ của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), và các ứng dụng điện tử tiêu dùng đang thúc đẩy nhu cầu ngày càng cao về vi mạch bán dẫn.

Tương lai nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin

Dưới đây là một số thông tin về tương lai nghề nghiệp của các chuyên ngành công nghệ thông tin.

1. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm:

Trường Đại học FPT liên tục cập nhật chương trình đào tạo theo xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng mới nhất. Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học FPT được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các vị trí sau:

2. Chuyên ngành An toàn thông tin:

Với nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng thực tiễn được trang bị từ chương trình đào tạo vượt trội, sinh viên Trường Đại học FPT hoàn toàn có thể nắm bắt và thành công trong nhiều cơ hội nghề nghiệp phong phú trong lĩnh vực An toàn thông tin. Đa dạng các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực An toàn thông tin như:

 3. Chuyên ngành Công nghệ ô tô số:

 4. Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo:

5. Chuyên ngành Hệ thống thông tin:

6. Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật số:

7. Chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn:

Nhu cầu tuyển dụng và mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin

Có lẽ đây là vấn đề mà các bạn trẻ cực kỳ quan tâm. Trước khi lựa chọn ngành nghề yêu thích và theo học. Về nhu cầu tuyển dụng và mức lương trung bình của các ngành CNTT có một số điểm sau:

 1. Tuyển dụng theo chuyên môn

Nhu cầu tuyển dụng: Theo các khảo sát, nhu cầu tuyển dụng các nhóm ngành CNTT luôn chiếm vị trí top đầu. Có thể thấy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành công nghệ thông tin là rất lớn. Trong đó, mức độ của nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ phụ thuộc vào chuyên ngành cụ thể của ngành công nghệ thông tin nói chung.

Mức lương trung bình: Có thể nói, dân công nghệ thông tin luôn tự hào về mức lương của mình. Điều đó đủ để các bạn thấy mức lương của ngành công nghệ thông tin là không hề thấp. Tuy nhiên, mức độ cao thấp trong ngành cũng được phân bậc theo từng chuyên ngành khác nhau. Phụ thuộc vào trình độ và chuyên ngành mà các bạn dự định sẽ theo học

2. Tuyển dụng theo kỹ năng

Nhu cầu tuyển dụng: Nhu cầu tuyển dụng theo kỹ năng chuyên môn có thể nói cụ thể, đó là dựa vào ngôn ngữ lập trình. JAVA là ngôn ngữ lập trình có nhiều lượt tìm kiếm nhiều nhất bởi các nhà tuyển dụng. Tiếp đến là NET và PHP. Bên cạnh đó còn còn JavaScript. 

Mức lương trung bình: Mức lương trung bình mà các nhà tuyển dụng theo kỹ năng cũng sẽ tỉ lệ thuận với nhu cầu tuyển dụng. Ngôn ngữ nào có lượt tìm kiếm cao nhất sẽ ứng với mức lương trung bình cao nhất. Thế nhưng, RUBY – có mức lương cao nhất lại không được phổ biến (vì đặc thù ngôn ngữ, sử dụng tiếng Nhật là chính). 

Ngoài ra, mức lương trung bình phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng của ứng viên.

Top 9 trường đào tạo ngành công nghệ thông tin chất lượng nhất.

>> Nguồn tổng hợp: Những trường Đại học đào tạo Công nghệ thông tin tốt nhất hiện nay

Kết luận:

Với sự bùng nổ của công nghệ số, ngành Công Nghệ Thông Tin ngày càng trở nên HOT hơn bao giờ hết. Lựa chọn trường học đào tạo CNTT cũng đủ để khiến các bạn học sinh đau đầu.

Trong số các trường đại học chuyên đào tạo CNTT, các bạn nhất định không nên bỏ lỡ Trường Đại học FPT – một trong số những trường top đầu đào tạo về chuyên ngành này. Tham khảo chi tiết Tại đây!

Exit mobile version