ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2019

1. Thông tin chung (tính đến thời điểm xây dựng Đề án)

1.1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ các trụ sở (trụ sở chính và phân hiệu) và địa chỉ trang thông tin điện tử của trường

a) Tên trường

Trường Đại học FPT

b) Sứ mệnh

Trường Đại học FPT được thành lập ngày 08/9/2006 theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học tư thục theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 17/4/2009 của Chính phủ.

Sứ mệnh của Trường Đại học FPT là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hội nhập, cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước. Khác biệt trong phương pháp đào tạo của Trường Đại học FPT là gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, đào tạo theo chương trình chuẩn công nghệ quốc tế, thành thạo hai ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng mềm, chú trọng phát triển con người toàn diện, hài hòa.

Mục tiêu trước mắt của Trường Đại học FPT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành CNTT, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ và các nhóm ngành khác cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các tập đoàn thế giới.

c) Địa chỉ các trụ sở và văn phòng tuyển sinh

  • HÀ NỘI

– Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. Hà Nội.

– Điện thoại: (024) 73001866/(024) 73005588

– Email: [email protected]; [email protected]

  • HỒ CHÍ MINH

– Lầu 2, toà nhà Innovation, lô 24 – CVPM Quang Trung – Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP. HCM

– Điện thoại: (028) 73001866/(028) 73005588

– Email: [email protected]; [email protected]

  • ĐÀ NẴNG

– Địa chỉ: 137 Nguyễn Thị Thập, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

– Điện thoại: (0236) 7300999

– Email: [email protected]; [email protected]

  • CẦN THƠ

– Địa chỉ: Cầu Rau Răm, Khu vực 6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

– Điện thoại: (0292) 7303636

– Email: [email protected]; [email protected]

d) Địa chỉ trang web http://daihoc.fpt.edu.vn/

1.2. Quy mô đào tạo

 

Khối ngành/ Nhóm ngành*

Quy mô hiện tại
 

 

NCS

 

Học viên CH

ĐH CĐSP TCSP
GD

chính quy

GD TX GD

chính quy

GD TX GD

chính quy

GD TX
Khối ngành I
Khối ngành II 955
Khối ngành III 1155 1939
Khối ngành IV
Khối ngành V 65 7348
Khối ngành VI
Khối ngành VII 1810
Tổng (ghi rõ cả số NCS, học viên cao học, SV ĐH, CĐ, TC) 1220 12052

Nhóm ngành*: Nhóm ngành đào tạo giáo viên

1.3. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất

1.3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

1.3.1.1. Năm 2017

Trường Đại học FPT kết hợp giữa xét tuyển và kiểm tra năng lực đầu vào của thí sinh theo các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1 chiếm 50% số lượng trúng tuyển vào trường: Dựa vào kết quả học tập THPT, điểm trung bình chung 3 môn trong 5 học kỳ liên tiếp ở THPT lớn hơn hoặc bằng 6.00 điểm xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT và trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh của Trường Đại học FPT hoặc đủ điều kiện miễn thi kỳ thi tuyển sinh của Trường Đại học FPT.

Tiêu chí 2 chiếm 50% số lượng trúng tuyển vào trường: Dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2017, đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh của Trường Đại học FPT hoặc đủ điều kiện miễn thi kỳ thi tuyển sinh của Trường Đại học FPT.

Các trường hợp sau được miễn thi kỳ thi tuyển sinh của Trường Đại học FPT:

a) Thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) năm 2017;

b) Tổng điểm 3 môn đạt từ 21 điểm trở lên *(đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT;

c) Tổng điểm trung bình 3 môn trong 5 học kỳ liêp tiếp ở THPT từ 21 điểm trở lên* xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT;

d) Đạt giải cấp thành phố cuộc thi Violympic năm 2016, 2017;

e) Ngành Ngôn Ngữ Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương;

f) Ngành Ngôn Ngữ Nhật: Có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên.

Ghi chú: (*) làm tròn đến một chữ số thập phân.

1.3.1.2. Năm 2018

Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh (đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông tính đến thời điểm nhập học) đủ điều kiện vào Trường ĐHFPT nếu đạt một trong hai tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển của Trường Đại học FPT (con số cụ thể trúng tuyển sẽ quyết định theo từng đợt thi nhưng không quá 50%/tổng thí sinh dự thi);

Tiêu chí 2: Đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển của Trường Đại học FPT.

Thí sinh được miễn thi sơ tuyển vào Trường ĐH FPT nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT năm 2018;

b) Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm* trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2018 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;

c) Tổng điểm trung bình 3 môn trong hai học kỳ cuối THPT đạt 21 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;

d) Điểm trung bình môn Toán trong hai học kỳ cuối THPT đạt 8.0* trở lên (áp dụng đối với khối ngành Máy tính & CNTT bao gồm Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính);

e) Ngành Ngôn Ngữ Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 0 hoặc quy đổi tương đương;

f) Ngành Ngôn Ngữ Nhật: Có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên;

g) Tốt nghiệp Chương trình APTECH HDSE (áp dụng đối với khối ngành Máy tính & CNTT bao gồm Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính);

h) Tốt nghiệp Chương trình ARENA ADIM (áp dụng đối với ngành Thiết kế đồ hoạ); i)Tốt nghiệp đại học.

Ghi chú: (*) chính xác đến 0.25 (ví dụ: từ 20.75 đến 21 làm tròn thành 21)

1.3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất (nếu lấy từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia)

Khối ngành/ Ngành/ Nhóm ngành/tổ hợp xét tuyển  

Năm tuyển sinh 2017

 

Năm tuyển sinh 2018

 

Chỉ tiêu

Số trúng

tuyển

Điểm trúng

tuyển

Chỉ tiêu Số trúng

tuyển

Điểm trúng

tuyển

Nhóm ngành II 50 253 15,5 điểm 50 389 15 điểm
Nhóm ngành III 1000 592 15,5 điểm 1000 942 15 điểm
Nhóm ngành V 700 1924 15,5 điểm 3100 3057 15 điểm
Nhóm ngành VII 250 525 15,5 điểm 250 813 15 điểm
Tổng 2000 3294 4400 5201

2.  Các thông tin của năm tuyển sinh

2.1. Đối tượng tuyển sinh

Các thí sinh đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông hoặc tương đương tính đến thời điểm nhập học.

2.2. Phạm vi tuyển sinh

Trong và ngoài nước Việt Nam.

2.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh có nguyện vọng theo học tại Trường ĐH FPT cần tham dự và trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển của Trường ĐH FPT- hoặc đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển của Trường ĐH FPT.

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/ Nhóm ngành/ Khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo

Nhóm ngành Ngành Mã ngành Chỉ tiêu
III Quản trị kinh doanh 7340101 1000
 

VII

Ngôn ngữ Anh 7220201 125
Ngôn ngữ Nhật 7220209 125
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 50
V Công nghệ thông tin 7480201 4000(*)

Ghi chú: (*) chỉ tiêu nhóm ngành CNTT xác định theo Đề án áp dụng Cơ chế đặc thù đào tạo CNTT giai đoạn 2017 – 2020 của Trường Đại học FPT.

2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh có nguyện vọng theo học tại Trường ĐH FPT cần đáp ứng đủ 2 tiêu chí sau:

a) Tham dự và trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển của Trường ĐH FPT – hoặc đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển của Trường ĐH

b) Đạt một trong hai điều kiện sau:

  • Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 18 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT.
  • Tổng điểm 3 môn trong kỳ thi THPT đạt 15 điểm* trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo) xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT

Điều kiện miễn thi sơ tuyển

Thí sinh được miễn thi sơ tuyển vào Trường ĐH FPT nếu đáp ứng một trong những điều kiện sau:

  1. Thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT;
  2. Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm* trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2019 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT; Cộng điểm ưu tiên sơ tuyển vào trường cho các thí sinh đăng ký ĐH FPT trong kỳ đăng ký xét tuyển đợt 1 của Bộ GD&ĐT:  Nguyện vọng 1,2,3: cộng 3 điểm ưu tiên.
  3. Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 21 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;
  4. Ngành Ngôn Ngữ Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương;
  5. Ngành Ngôn Ngữ Nhật: Có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên;
  6. Tốt nghiệp Chương trình APTECH HDSE (áp dụng đối với ngành CNTT);
  7. Tốt nghiệp Chương trình ARENA ADIM (áp dụng đối với chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số của ngành CNTT);
  8. Đã tốt nghiệp Đại học.

Ghi chú: (*) chính xác đến 0.25 (ví dụ: từ 20.75 đến 21 làm tròn thành 21)

2.6.Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển…

Mã trường  

Ngành

 

Mã ngành

Mã tổ

hợp

 

Tổ hợp môn xét tuyển

FPT Quản trị kinh doanh 7340101 D01 A00 A01 D96 Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh Toán, Vật lý, Hoá học

Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Tiếng Anh, KHXH

Ngôn ngữ Anh 7220201
Ngôn ngữ Nhật 7220209
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210
Công nghệ thông tin 7480201 D01 Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
A00 Toán, Vật lý, Hoá học
A01 Toán, Vật lý, Tiếng Anh
D90 Toán, Tiếng Anh, KHTN

2.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo…

2.7.1. Thời gian nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển

Lịch trình thi sơ tuyển:

Được công bố trong thông báo tuyển sinh của từng đợt thi sơ tuyển. Dự kiến trong năm có 2 đợt thi sơ tuyển vào 12/5 và 14/7.

Ghi chú: Nếu chưa đủ chỉ tiêu nhà trường sẽ tổ chức thi sơ tuyển bổ sung vào tháng 8/2019.

Lịch trình xét tuyển:

Được công bố trong thông báo tuyển sinh của từng đợt thi sơ tuyển, dự kiến chia làm 3 đợt: 12/5, 14/7 và 31/7.

Ghi chú: Nếu chưa đủ chỉ tiêu nhà trường sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung vào tháng 8/2019.

2.7.2. Hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển

Hồ sơ đăng ký dự thi sơ tuyển

  • Phiếu đăng ký ĐH FPT;
  • 01 bản photo hoặc bản scan CMND;
  • 01 ảnh 3×4 hoặc bản scan ảnh 3×4;
  • Lệ phí dự thi 200,000 VNĐ;

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

  • Phiếu đăng ký ĐH FPT;
  • 01 bản photo hoặc bản scan CMND;
  • 01 ảnh 3×4 hoặc bản scan ảnh 3×4;
  • Lệ phí xét tuyển 100,000 VNĐ;
  • 01 bản photo/bản scan Học bạ THPT (đối với hồ sơ xét tuyển theo kết quả Học bạ THPT) hoặc 01 bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT 2019 (đối với hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi THPT 2019);

Đăng ký dự thi sơ tuyển/xét tuyển chỉ hợp lệ khi Trường ĐH FPT nhận được đầy đủ hồ sơ và lệ phí theo quy định.

Cách thức đăng ký dự thi/xét tuyển

Thí sinh đăng ký sơ tuyển, xét tuyển theo 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Đăng ký trực tuyến bằng cách nộp các bản chụp/scan hồ sơ nhập học trên website của trường hoặc gửi qua email [email protected] và nộp các khoản phí vào tài khoản ngân hàng của trường hoặc nộp trực tuyến trên website. Sinh viên nộp lại bản gốc các hồ sơ nhập học vào ngày đầu tiên trước khi đi học.

Cách 2: Gửi hồ sơ qua bưu điện và nộp các khoản phí vào tài khoản ngân hàng của trường hoặc nộp trực tuyến trên website.

Cách 3: Đăng ký và nộp các khoản phí trực tiếp tại các văn phòng tuyển sinh của trường.

2.8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;…

2.8.1. Chính sách tuyển thẳng

Trường Đại học FPT tuyển thẳng các thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2019;

2.8.2. Chính sách ưu tiên xét tuyển:

Cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo

2.8.3. Chính sách công nhận kết quả bài thi môn ngoại ngữ.

2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển…

  • Lệ phí xét tuyển: 100,000 VNĐ;
  • Lệ phí thi tuyển: 200,000 VNĐ;

2.19. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)

Học phí với sinh viên chính quy và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm dựa vào Quy định tài chính hiện hành cho sinh viên các hệ đào tạo của Trường Đại học FPT, cụ thể:

  • Học phí tiếng Anh dự bị: 10,350,000 VNĐ/mức (có 6 mức tiếng Anh, xếp lớp tuỳ trình độ)
  • Học phí chuyên ngành: 25,300,000 VNĐ/kỳ (gồm 9 kỳ học chuyên ngành)
  • Học phí có thể được trường điều chỉnh (tăng hoặc giảm) hàng năm và được ban hành bằng phụ lục mới. Biên độ điều chỉnh giữa 2 năm liên tiếp không quá 10%.
  • Số lần (kỳ/mức/năm) nộp học phí được công bố tại thời điểm tuyển sinh là cố định không thay đổi trong suốt quá trình học.

2.11. Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc trong quá trình đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019

Địa chỉ website của trường: http://daihoc.fpt.edu.vn/ Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc:

STT Họ và tên Chức danh, chức vụ Điện thoại Email
1 Hoàng Thị Minh Thái Trưởng phòng tuyển sinh 0984471866 [email protected]

2.12. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành):….

ĐỀ ÁN
ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ ĐÀO TẠO CNTT – TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
GIAI ĐOẠN 2018-2020

1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT – ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐỀ ÁN

  • Tên tổ chức chủ trì Đề án: Trường Đại học FPT (viết tắt là FU)
  • Người đại diện: Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng
  • Lĩnh vực hoạt động, Quá trình hình thành và phát triển; Thành tựu kinh nghiệm: http://fpt.edu.vn/about.

Trường Đại học FPT được thành lập theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ . Đây là trường đại học tư thuộc Tập đoàn FPT – tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam.

Với sứ mệnh “Cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”, trong thời đại CNTT bùng nổ và phát triển rất nhanh chóng, trường xác định “Giáo dục đào tạo là Tổ chức và Quản lý việc tự học của người học”.

Đào tạo nhân lực CNTT ở trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế, phục vụ cho sự phát triển của đất nước là nhiệm vụ quan trọng nhất của trường. Trường đã và đang đào tạo 13 khóa sinh viên đại học các ngành CNTT, có 3345 sinh viên tốt nghiệp, làm việc ở khắp nơi trong nước và trên thế giới, đươc các doanh nghiệp đánh giá cao.

Từ 2012 trường đã được tổ chức kiểm định QS xếp hạng 3 sao chung, trong đó có 2 tiêu chí đạt 5 sao là Giảng dạy, Trách nhiệm xã hội và hoạt động cộng đồng. Năm 2015 trường tái kiểm định đạt mức điểm 3,5 với 4 tiêu chí đạt 5 sao đó là Giảng dạy, Việc làm, Cơ sở vật chất, Trách nhiệm xã hội và hoạt động cộng đồng.

2. CƠ SỞ CỦA ĐỀ ÁN

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày

01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4,

Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2018-2020 của Trường Đại học FPT (sau đây gọi tắt là Đề án) được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo nêu trong công văn 5444 ngày 16/11/2017 nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của thị trường lao động và xu hướng hội nhập quốc tế. Đề án tập trung vào việc đào tạo nhân lực CNTT trình độ đại học (sau đây gọi tắt là đào tạo) nhằm cung cấp được 10000 sinh viên tốt nghiệp đại học gia nhập lực lượng nhân lực có trình độ về CNTT trong giai đoạn 2018- 2020, góp phần bổ sung nhân lực cho các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu và ứng dụng CNTT, phục vụ cho việc phát triển  nền công nghiệp 4.0 của đất nước.

3. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

3.1. Các ngành đào tạo

– Đề án tập trung vào việc tăng cường đào tạo các ngành CNTT trình độ đại học mà trường đang triển khai, đó là:

  • Kỹ thuật phần mềm, mã ngành 7480103
  • An toàn thông tin, mã ngành 7480202
  • Khoa học máy tính mã ngành 7480101

– Mở thêm một số ngành và/hoặc các hướng chuyên sâu mới theo nhu cầu phát triển nền Công nghiệp 4.0 như:

  • Internet vạn vật (IoT)
  • Xử lý dữ liệu lớn.
  • Trí tuệ nhân tạo

3.2. Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào tạo các ngành CNTT

3.2.1. Mục tiêu chung của các CTĐT về CNTT

Mục tiêu chương trình đào tạo các ngành CNTT là đào tạo những cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, và sức khỏe tốt; có đủ năng lực (kiến thức, kỹ năng cần thiết) để vận hành, quản lý, và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin; đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Các kiến thức, kỹ năng cần thiết bao gồm:

  1. Kiến thức và lập luận ngành;
  2. Kỹ năng và phẩm chất cá nhân, nghề nghiệp;
  3. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm;
  4. Hình thành Ý tưởng, Thiết kế, Triển khai, Vận hành hệ thống; CNTT trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường.

3.2.2. CĐR chung cho các ngành CNTT

  1. Nắm vững kiến thức chuyên môn; thành thạo sử dụng các công cụ kỹ thuật; biết hình thành Ý tưởng, Thiết kế, Triển khai, Vận hành hệ thống CNTT, một cách an toàn trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường;
  2. Giao tiếp, ứng xử và làm việc nhóm hiệu quả;
  3. Sử dụng tốt tiếng Anh trong chuyên môn;
  4. Tự tin trải nghiệm trong môi trường doanh nghiệp và quốc tế;
  5. Tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp, tư duy sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, ý thức chủ động học tập;
  6. Sức khỏe tốt, ý thức về trách nhiệm xã hội và cộng đồng

3.2.3. Mục tiêu, CĐR và nội dung cụ thể của các CTĐT đại học ngành Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính: được mô tả trong Phụ lục 1

3.3. Các nội dung hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đối tác và trách nhiệm của mỗi bên

3.3.1. Quan hệ doanh nghiệp và việc làm sinh viên được xem như là 1 trong “Bốn tốt” của chiến lược phát triển của trường.

FU triển khai mô hình hợp tác iCASE với các doanh nghiệp với các nội dung sau:

  • I(Internship): doanh nghiệp tạo môi trường trải nghiệm và thực tập (OJT) cho sinh viên Hai bên phối hợp quản lý và đồng cấp chứng chỉ cho sinh viên hoàn thành OJT.
  • C (Co-Research): FU và doanh nghiệp hợp tác trong các hoạt động phối hợp nghiên cứu. Nội dung, nhân lực, tài chính do FU và doanh nghiệp chia sẻ, có thể thực hiện ở FU, ở doanh nghiệp hoặc ở cả 2 nơi.
  • A (Academic): doanh nghiệp cung cấp công nghệ/content/giảng viên cho FU và/hoặc FU tổ chức các khóa đào tạo tại doanh nghiệp.
  • S (Scholarship): doanh nghiệp cung cấp học bổng cho sinh viên FU, có thể kèm chương trình tuyển dụng/cam kết làm việc từ doanh nghiệp.
  • E (Employment): doanh nghiệp tạo việc làm cho sinh viên.
  • Trường phối hợp với doanh nghiệp định hướng nghề nghiệp sớm cho sinh viên; kết nối giữa nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp với nguyện vọng việc làm của sinh viên sao cho phù hợp.

3.3.2. Mạng lưới đối tác doanh nghiệp đông, mạnh và   rộng khắp, đảm bảo cho tính thực thi của iCASE (Phụ lục 2)

Tập đoàn FPT cùng với Ban Công nghệ và 7 công ty thành viên đều là những doanh nghiệp tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, sản xuất, dịch vụ và kinh doanh về CNTT và viễn thông:

  • Công ty phần mềm (Fsoft)
  • Công ty giải pháp Hệ thống thông tin (FIS)
  • Công ty viễn thông (Ftel)
  • Công ty truyền thông trực tuyến (FPT Online)
  • Công ty thương mại các sản phẩm CNTT (FTG)
  • Công ty bán lẻ các thiết bị CNTT (FRT).

Có trụ sở hoạt động tại tất cả   các tỉnh thành trong nước và hiện diện tại 21 quốc gia trên thế giới. Đây là nền tảng cốt lõi đảm bảo cho FU tự tin khi triển khai các hoạt động hợp tác, kết nối với doanh nghiệp theo mô hình iCASE, đặc biệt là tạo điều kiện cho hàng ngàn sinh viên đi thực tập một cách có tổ chức; nhận được nhiều cơ hội việc làm trong doanh nghiệp ở khắp nơi trong nước và nhiều nơi trên thế giới.

Ngoài ra, trường có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận tới hàng trăm doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT khác trong cả nước cũng như các đối tác công nghệ hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Mỹ, Đức, Pháp. Ở chiều ngược lại các doanh nghiệp cũng thể hiện sự quan tâm, chủ động tìm hiểu, gặp gỡ và làm việc với Trường Đại học FPT để hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực CNTT có trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.

3.3.3. Những kết quả nổi bật trong việc hợp tác doanh nghiệp

Số lượng công ty đồng ý cùng FU triển khai iCASE tăng trưởng theo từng năm, riêng năm 2017 đã có thêm 43 thỏa thuận mới được ký kết; Kết quả triển khai cho đến nay như sau:

I: 100% sinh viên FU được gửi đi đào tạo trong môi trường doanh nghiệp theo thoả thuận giữa trường và doanh nghiệp như một yêu cầu bắt buộc được quy định trong Chương trình. Việc tổ chức OJT cho toàn bộ sinh viên trong trường đã và đang được tiến hành ổn định, thường xuyên, định kỳ, mỗi năm 3 đợt.

C: Trường quy định mỗi giảng viên trong vòng 2 năm phải dành thời gian tham gia các hoạt động nghiên cứu công nghệ, các dự án công nghiệp để cập nhật các xu hướng công nghệ mới, tăng cường kinh nghiệm nghiên cứu triển khai, giải quyết các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Một số dự án điển hình có sự phối hợp giữa cán bộ giảng viên của trường với doanh nghiệp là dự án thiết kế chế tạo Vệ tinh F1, dự nghiên cứu các giải pháp thông minh phục vụ cho giao thông, vận tải. CBGV của trường được vinh danh là chuyên gia công nghệ của doanh nghiệp, có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển CNTT.

A: Trường thường xuyên tham vấn với doanh nghiệp để xác định và cập nhật yêu cầu, nội dung, chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo các ngành Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khóa học máy tính, sao cho phù hợp với mức độ năng lực về chuyên môn, kỹ thuật; kỹ năng làm việc; ngoại ngữ và phẩm chất cá nhân mà doanh nghiệp yêu cầu đối với các vị trí công việc.

Trường có được sự cam kết của hơn 600 chuyên gia đang hoạt động trong các doanh nghiệp về việc sẵn sàng tư vấn, thiết kế, xây dựng CTĐT, giáo trình, học liệu, phòng lab; tham gia giảng dạy, hướng dẫn hoặc làm mentors cho sinh viên. Trong số đó, khoảng 300 người đã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của trường.

S: Hàng năm Tập đoàn FPT đều dành từ 200-300 suất học bổng cho sinh viên với tổng trị giá ngàn ngàn tỷ đồng/năm. Sinh viên nhận học bổng FPT sẽ được hỗ trợ trong suốt 4 năm học đại học.

Ngoài ra sinh viên công nghệ của FU cũng thường xuyên nhận được học bổng của các tổ chức doanh nghiệp lớn như Fsoft , FRT, Viettel, HP, Jetro, Panasonic, Toshiba, (Nhật Bản), Huawei.

E: Tỷ lệ sinh viên CNTT có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp của FU luôn duy trì ở mức độ cao, từ 96% trở lên. Đa số sinh viên ra trường làm đúng ngành nghề trong khu vực tư nhân và liên doanh nước ngoài. Trường hiện có 3% sinh viên đang làm việc ở 19 nước khác, 2% đã khởi nghiệp thành công sau khi tốt nghiệp đại học.

Ngoài FPT và các công ty thành viên luôn ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của FU, còn có rất nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam, Nhật, Trung quốc, Hàn quốc, Singapore, Anh, Đức, Mỹ cũng đã tuyển dụng và đang có nhu cầu tuyển dụng sinh viên FU đến thực tập và làm việc.

Trên thực tế nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT của các công ty này luôn rất cao, ngày

càng tăng và hết sức cạnh tranh. Riêng 2017 FU nhận được yêu cầu tuyển dụng của hơn 60 công ty, trong số có 20% công ty không hạn chế số lượng tuyển dụng đối với sinh viên FU. Nguồn cung ứng nhân lực CNTT của FU hiện nay có thể nói không đủ để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FPT nói riêng. Số liệu thống kê trong những năm qua cho thấy chỉ có 31% sinh viên tốt nghiệp FU làm việc tại các công ty của FPT, số còn lại đều được các công ty khác trong và ngoài nước thu hút về với chế độ cạnh tranh hơn rất nhiều.

3.4. Quy định về tuyển sinh và quy định về chuyển ngành, chuyển trường đối với ngành đào tạo áp dụng cơ chế đặc thù

3.4.1. Mở rộng đối tượng tuyển sinh các ngành CNTT

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT trong và ngoài nước, đáp ứng đủ tiêu chuẩn học đại học theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều kiện tuyển sinh của Trường Đại học FPT trong năm tuyển sinh (Phụ lục 3).
  • Sinh viên đã hoặc đang học đại học ở các trường khác trong và ngoài nước, hoặc các ngành khác trong trường, đáp ứng được điều kiện tuyển sinh của Trường Đại học FPT trong năm tuyển sinh.
  • Sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng về CNTT trong và ngoài nước đáp ứng được điều kiện tuyển sinh của Trường Đại học FPT trong năm tuyển sinh.
  • Sinh viên đã tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước, đặc biệt là các ngành Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, muốn học thêm văn bằng đại học về

3.4.2. Quy mô tuyển sinh dự kiến

Quy mô tuyển sinh các ngành CNTT trong giai đoạn 2018-2020 dự kiến như sau:

Tuyển mới CNTT Năm Tổng Ghi chú
2018 3100
2019 4000
2020 5000

3.5. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, nội dung chương trình và phương thức đào tạo

3.5.1. Chương trình tổng thể

Chương trình tổng thể của FU – tập trung vào 5 khối kiến thức kỹ năng chính: Kiến thức chuyên môn, Trải nghiệm thực tế, Phát triển cá nhân, Ngoại ngữ và Xã hội nhân văn, gồm có các thành phần sau:

  • Chương trình chuẩn bị tiếng Anh 6 mức;
  • Chương trình đại học, học bằng tiếng Anh:135 tín chỉ, trong đó 30% tín chỉ lựa chọn;
  • Chương trình Giáo dục Quốc phòng và Rèn luyện tập trung bắt buộc;
  • Chương trình Giáo dục Thể chất Vovinam 3 cấp độ bắt buộc;
  • Các chương trình phát triển cá nhân: ngoại khóa.

3.5.2. Chương trình đại học

Chương trình đào tạo đại học các ngành CNTT về cơ bản được cấu trúc như sau:

  • Kiến thức kỹ năng nền tảng
    • Khoa học Xã hội 10 (10, 0)
    • Toán và KHTN 9 (9, 0)
    • Kỹ năng mềm 6 (6, 0)
    • Kiến thức, Kỹ năng bổ trợ 9 (0, 9)
  • Kiến thức nền tảng về CNTT 18 (15,3)
  • Kỹ thuật nền tảng của CNTT 15 (12,3)
  • Kiến thức chuyên môn ngành 12 (9,3)
  • Thực hành lập trình, ứng dụng 12 (12,0)
  • Trải nghiệm môi trường làm việc 10 (10,0)
  • Kiến thức, kỹ năng chuyên sâu 12 (0, 12)
  • Chuyên đề lựa chọn 12 (0,12)
  • Đồ án tốt nghiệp 10 (10,0)

Khối lượng tổng cộng là 135 tín chỉ, tỷ lệ tín chỉ bắt buộc và lựa chọn khoảng (70, 30). Khung chương trình đào tạo đại học được bố trí vào 9 Học kỳ, phân đoạn:

  • 4 Học kỳ đầu: sinh viên được trang bị kiến thức kỹ năng chung, kiến thức và kỹ thuật nền tảng về CNTT và kiến thức ngành. (60 tín chỉ).
  • 2 Học kỳ tiếp theo: đào tạo tại doanh nghiệp – sinh viên thực hành kỹ thuật, làm quen với môi trường CNTT thực tế. (28 tín chỉ).
  • 2 Học kỳ tiếp: sinh viên học theo một hướng công nghệ cụ thể, một lĩnh vực ứng dụng đặc thù hoặc một thị trường tiềm năng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn; đồng thời hiểu thêm các xu hướng công nghệ, trang bị thêm kiến thức về quản lý kinh doanh, quản lý, môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. (34 tín chỉ).
  • 1 Học kỳ cuối: làm Đồ án tốt nghiệp theo yêu cầu doanh nghiệp – tập trung vào việc tìm kiếm, hình thành ý tưởng, Thiết kế, tổ chức triển khai dự án, chủ động làm việc nhóm và giao tiếp với các bên liên quan để hoàn thành được sản phẩm của dự án, đáp ứng yêu cầu thực tế. (13 tín chỉ).

Khung chương trình đào tạo cũng cho phép sinh viên, theo cơ chế chuyển đổi tín chỉ, có thể lựa chọn học các hướng chuyên sâu, các chuyên đề cập nhật tại các trường, các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận sớm với các xu hướng công nghệ, nghề nghiệp và thị trường phù hợp cho định hướng công việc tương lai.

3.5.3. Phương thức tổ chức đào tạo và đào tạo

Trường Đại học FPT tập trung vào việc đào tạo theo định hướng công việc. Trong bối cảnh CNTT phát triển rất nhanh, các yêu cầu kiến thức, kỹ năng đối công việc trong ngành này cũng thay đổi liên tục. Vì vậy việc dạy cho sinh viên cách thức học tập và làm quen với cách thức làm việc trong thực tế là điều hết sức quan trọng, giúp cho để sinh viên có thể chủ động nắm bắt và

áp dụng được những kiến thức kỹ năng mới một cách nhanh chóng, sớm ra trường và làm việc được ngay tại doanh nghiệp.

Trường rất chú trọng vào việc tổ chức và quản lý đào tạo cho sinh viên, đặc biệt là việc tự học và trải nghiệm của sinh viên trong quá trình học tập, đồng thời đổi mới phương pháp dạy- học, nâng cao năng suất và chất lượng đào tạo. Cụ thể là:

  • Đảm bảo tính mềm dẻo trong chương trình đào tạo
    • 30% tín chỉ lựa chọn trong chương trình đại học, tạo điều kiện cá nhân hóa chương trình đào tạo theo theo nhu cầu học tập của sinh viên, nâng cao tính chủ động học tập của sinh viên.
    • Các nội dung lựa chọn tập trung vào các khối chủ đề sau:
    • Công nghệ và Chuyên sâu theo xu hướng phát triển công nghệ và thị trường CNTT (ví dụ IoT, BigData, Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây, thị trường Nhật bản);
    • Chuyên đề: Các mảng kiến thức, kỹ năng cần thiết khác như Quản lý, Kinh doanh-Khởi nghiệp, Kinh tế, văn hóa, xã hội… để sinh viên có thể thành công hơn trong ứng dụng CNTT vào thực tế và trong sự nghiệp sau này;
    • Bổ trợ: Bổ sung kiến thức kỹ năng cần cho việc phát triển cá nhân, phục vụ cho công việc hoặc quốc tế hóa.
  • Áp dụng phương thức đào tạo đào tạo kết hợp:
    • Nhằm rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập tích cực, tự giác tìm tòi học hỏi và giải quyết vấn để, để sinh viên sau này có thể tự tin, chủ động học tập liên tục. mọi nơi mọi lúc
    • 20% chương trình đào tạo đại học sẽ được tổ chức triển khai theo hình thức đào tạo blended (kết hợp online và off-line), theo các học liệu do trường xây dựng hoặc được quyền sử dụng.
  • Đào tạo gắn kết với doanh nghiệp

Trong 3/9 học kỳ (với khoảng 30% số tín chỉ) của Chương trình đào tạo đại học, sinh viên sẽ đươc đào tạo các kiến thức kỹ năng gắn kết với yêu cầu doanh nghiệp. Cụ thể là:

    • Học kỳ 5: Huấn luyện kỹ thuật: từng sinh viên sẽ được thực hành kỹ năng lập trình và ứng dụng nhỏ, đảm bảo năng suất và chất lượng (đo theo số dòng lệnh đáp ứng yêu cầu);
    • Học kỳ 6: huấn luyện chiến đấu: sinh viên được đào tạo những kiến thức kỹ năng đặc thù của doanh nghiệp, làm mock project (đánh trận giả) hoặc được tham gia vào dự án thật của doanh nghiệp;
    • Học kỳ 9: huấn luyện tác chiến: sinh viên chủ động tổ chức nhóm, phát hiện vấn đề, hình thành ý tưởng, thiết kế và triển khai dự án nhằm giải quyết vẫn đề thực tiễn của doanh nghiệp, có sự hướng dẫn, đánh giá của chuyên gia từ phía doanh nghiệp.
  • Kết hợp các phương pháp học tập hiệu quả:
    • Project-based Learning (PBL): Các học phần về kỹ năng, kỹ thuật và công nghệ và kỹ năng được chú trọng thiết kế giúp cho sinh viên học tập hiệu quả thông qua quá trình làm ra những sản phẩm (Learning by Doing) cụ thể dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
    • Học tập phục vụ cộng đồng (Service-based learning) – Kết hợp hoạt động cộng đồng với học thuật; áp dụng kinh nghiệm hoạt động như một đề mục giảng dạy.
  • Đào tạo tại nước ngoài
    • Trường đặt mục tiêu 100% sinh viên CNTT sẽ được gửi đi đào tạo tối thiểu 1 học kỳ ở nước ngoài, trước mắt tại các trường trong khu vực hoặc trong các doanh nghiệp của FPT ở các nước trên thế giới.
    • Sinh viên sẽ có cơ hội nâng cao ngoại ngữ, bổ sung các kiến thức chuyên môn, văn hóa, xã hội, làm quen với môi trường quốc tế hóa.
    • Trường đã ký hợp tác với hơn 60 trường đại học trên thế giới, trong đó một số trường ở Nhật, Ấn độ, Thái lan, Philipines, Malaysia, Brunei đã và đang là các điểm đến quen thuộc của sinh viên FU. Năm 2017 trường có 5.33% sinh viên outbound.
  • Chuyển đổi tín chỉ:
    • Các khóa đào tạo của các ngành khác, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước
    • Các khóa đào tạo của các hãng, các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực CNTT, đáp ứng được yêu cầu thực tế.
    • Các chứng chỉ ngoại ngữ (ví dụ IELST, TOEEFL, chứng chỉ năng lực tiếng Nhật), chứng chỉ công nghệ (ví dụ chứng chỉ Microsoft, Oracle, IBM, Cisco…), chứng chỉ CNTT của các tổ chức chuyên môn (ví dụ chứng chỉ Kỹ sư CNTT cơ bản của Nhật bản, chứng chỉ Kiểm thử phần mềm của ISTQB, chứng chỉ Quản lý dự án của PMI…) mà sinh viên đã hoàn thành ở các ngành khác, các nơi khác, nếu phù hợp về tính chất, nội dung, thời lượng so với các học phần quy định trong chương trình đào tạo, có cách đánh giá trong quá trình và cuối khóa học đảm bảo được chất lượng học tập của sinh viên sẽ được xem xét chuyển đổi tín chỉ theo quy định nêu trong Quy chế đào tạo đại học của trường.

Sinh viên thông thường được xem xét chuyển đối tín chỉ không qua 30%; sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng CNTT hoặc tốt nghiệp đại học các ngành Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ khác có thể được chuyển đổi tin chỉ nhiều hơn, tới 40-50% số tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học các ngành CNTT của FU, qua đó tiết kiệm được một cách đáng kể thời gian, công sức và chi phí cho sinh viên khi theo học đại học ngành CNTT tại trường;

3.5.4. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

  • Sinh viên tuyển mới phải đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kỳ thi sơ tuyển của trường;
  • Sinh viên tuyển mới được kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh đầu vào để bố trí học Tiếng Anh chuẩn bị cho phù hợp;
  • Sinh viên phải hoàn thành yêu cầu của giai đoạn trước mới được chuyển sang giai đoạn sau của chương trình đào tạo;
  • Mỗi học phần đều có đánh giá thường xuyên trong quá trình do giảng viên từng lớp chủ động tiến hành, kết hợp với thi chung toàn khóa cuối mỗi học phần do phòng khảo thí của trường tổ chức, đảm bảo tính khách quan và xác thực đối với kết quả học tập của sinh viên;
  • Giáo trình CNTT được sử dụng trong chương trình đào tạo đều là các giáo trình tiếng Anh của các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới hoặc của chính các hãng công nghệ hàng đầu;
  • Đội ngũ giảng viên định kỳ tham gia nghiên cứu triển khai và làm các dự án thực tế, cùng với các chuyên gia từ doanh nghiệp được mời tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho sinh viên của trường – là nguồn lực đảm bảo cho những gì sinh viên được học ở trường cũng là những gì mà doanh nghiệp đang cần, sinh viên khi ra trường gần như có thể làm việc được ngay, doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại;
  • Trường có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ tiện nghi, thân thiện với môi trường – là môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên.
  • Trường có các Phòng, Ban chuyên trách làm nhiệm vụ Nghiên cứu và Phát triển chương trình, Tổ chức và quản lý đào tạo, Khảo thí, Tư vấn sinh viên và Đảm bảo Chất lượng, hỗ trợ chung cho các khoa triển khai được tốt công tác đào tạo của trường;

3.6. Các giải pháp, minh chứng đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Các giải pháp và minh chứng đảm bảo việc làm

  • Trường hiện có Phòng quan hệ doanh nghiệp làm đầu mối kết nối các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp với nhu cầu tìm việc làm của sinh viên.
  • Thường xuyên triển khai các hoạt động tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng viết CV và làm hồ sơ xin việc, kỹ năng trình bày và trả lời phỏng vấn tuyển dụng; tổ chức và tham gia các hoạt động job fair.
  • Nhu cầu tuyển dụng sinh viên FU của các công ty CNTT trong nước luôn rất cao. Riêng 2017, có 50 doanh nghiệp chủ động đến tuyển sinh viên FPT, trong đó 11 doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng sinh viên CNTT của FU với số lượng với không hạn chế (Fsoft, Ftel, MISA, TEK EXPERTS VIETNAM, ITSOL, TQ Solution, Fast Data, Công ty TNHH Phần mềm DTS Việt Nam, Savis Vietnam, LG VC DVC T, Framgia)
  • Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng của FPT nói chung và Fsoft nói riêng trong 2018-2020 rất lớn, lên tới 20000 người; với cơ cấu khoảng 60% kỹ sư và cử nhân, Fsoft sẽ cần tuyển khoảng 12000 nhân lực có trình độ đại học. Có nghĩa toàn bộ số lượng sinh viên tốt nghiệp CNTT mà FU dự kiến trong giai đoạn đó vẫn còn ít so nhu cầu của Fsoft, chưa nói đến việc sẽ có một tỷ lệ không ít sinh viên tốt nghiệp FU mong muốn được thử thách bản thân ở những môi trường mới.
  • Trường phối hợp cùng VCCI trang bị cho tất cả sinh viên CNTT những kiến thức nền tảng về Khởi nghiệp theo chương trình SYB (Start your Bussiness) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Sinh viên FU tích cực tham gia các hội thảo và nhiều cuộc thi về Khởi nghiệp, giành được nhiều giải thưởng cao.
  • Thực tế đã có rất nhiều sinh viên khởi nghiệp thành công ngay khi còn đang học; nhiều sinh viên nay đã và đang đảm nhận vai trò CEO của công ty phần mềm…

4. KẾT LUẬN

Với việc đào tạo định hướng theo nhu cầu công việc;

Với kinh nghiệm triển khai các chương trình đào tạo đại học ngành CNTT trong hơn 10 năm qua;

Với chất lượng đào tạo được đảm bảo thể hiện qua tỷ lệ sinh việc có việc làm ngay sau khi ra trường luôn đạt mức trên 96%, trong đó có cả những sinh viên đã tự khởi nghiệp được thành công;

Là trường đại học tư thục thuộc Tập đoàn FPT luôn đi tiên phong trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ CNTT của đất nước;

Đã có những mối liên hệ kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp CNTT và các trường đại học trong nước và trên thế giới;

Với tâm huyết và quyết tâm cao trong việc “nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ của đất nước”,

Trường Đại học FPT tự thấy đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết để tham gia tích cực vào công cuộc phát triển nhân lực CNTT chung của đất nước. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công văn số 5444/BGDĐT-GDĐH ngày 16/11/2017, Trường xây dựng Đề án này làm cơ sở áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2018-2020 để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Phụ lục

  1. Khung CTĐT đại học các ngành Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, An toàn thông tin theo cơ chế đặc thù.
  2. Danh sách các doanh nghiệp ký MOU và tuyển dụng sinh viên của trường.
  3. Quy chế tuyển sinh năm 2018 theo cơ chế đặc thù.
  4. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo năm 2018 theo cơ chế đặc thù
  5. Báo cáo thống kê tỷ lệ sinh viên các ngành CNTT có việc làm.
  6. Danh sách các trường đại học ký

Link tham khảo: https://daihoc.fpt.edu.vn/de-an-ap-dung-co-che-dac-thu-dao-tao-cntt-trinh-do- dh-giai-doan-2018-2020/

 

3.  Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm

3.1 Tuyển sinh bổ sung đợt 1

Nếu chưa đủ chỉ tiêu, trường sẽ tuyển sinh bổ sung đợt 1 dự kiến vào tháng 8/2019.

3.2 Tuyển sinh bổ sung đợt 2

Nếu chưa đủ chỉ tiêu, trường sẽ xem xét tuyển sinh bổ sung đợt 2.

4. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng

4.1. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu:

4.1.1. Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:

  • Tổng diện tích đất của trường: 333,621 m2
  • Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo tính trên một sinh viên chính quy (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu, thư viện, trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập): 2 m2/sinh viên chính quy
  • Số chỗ ở ký túc xá sinh viên: 3060 chỗ

4.1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị

TT Tên Số

lượng

Danh mục thiết bị thí nghiệm chính
 

 

1

Phòng Thí nghiệm vật lý  

 

1

Measurement of Wavelength of Laser by

Diffraction Grating

Seebeck and Peltier Demonstrator-NV 6062-

Thiết bị mô phỏng hiệu tứ

Planck’s Constand Determination Using LED-

NV 6025-Thiết bị xác định

Melde’s Electrical Vibrator-NV 6056 -Bộ rung

động điện Melde

Máy đo hằng số Planck
2 Phòng Thí nghiệm ITS 1 Thiết bị TN KMS-301 bộ thực hành điện tử bán

dẫn

Thiết bị TN KMS-401 bộ thực hành điện tử bán

dẫn

Thiết bị TN KMS-102 bộ thực hành điện tử bán

dẫn

Thiết bị TN KMS-101 bộ thực hành điện tử bán

dẫn

Thiết bị TN KMS-401 bộ thực hành điện tử bán

dẫn

Thiết bị TN KMS-102 bộ thực hành điện tử bán

dẫn

Thiết bị TN KMS-301 bộ thực hành điện tử bán

dẫn

Thiết bị thí nghiệm DFG-8020 máy phát sung

công nghệ DDS

Thiết bị thí nghiệm SDS8202 máy hiện sóng kĩ

thuật số

TT Tên Số

lượng

Danh mục thiết bị thí nghiệm chính
Thiết bị thí nghiệm DFG-8020 máy phát sung

công nghệ DDS

Đồng hồ đo điện đa năng BXM85
Đồng hồ đo điện đa năng BXM98T
Đồng hồ đo điện đa năng BXM240
Đồng hồ đo điện đa năng BXM85
KMS-403-Mạch hồi tiếp điện áp/dòng điện
KMS 604 Thiết bị khuếch đại thuật toán
KMS 616 Mạch lọc tích hợp
KMS 302 Mạch cung cấp nguồn Transitor
KMS 610 Mạch dao động dịch pha Wein

Bridge

Máy hiển thị và phân tích sóng điện tử LA-

2050

Máy tạo sóng điện tử DFG-8020_Sub 31
Bee Prog + Bộ nạp chíp bán dẫn/1
Máy phát hiện sóng KTS Tonghui-TD02202B
Đồng hồ vạn năng KTS M3500A
Bộ LP-2010 RFID Experimenttal trainer –

LEAP

3 Lab 2 Thiết bị cổng nối SR-01
Máy tính Intel BOXD2820
Máy chủ Dell T110 II intel Xeon E3
SR W2048 SG300-52 52 Port
Server: Bộ nhớ, bo mạch, Ổ cứng, tản nhiệt,…
4 Phòng thực hành Nhiếp ảnh 1 Máy ảnh canon 50D Kit 18-135mm- SL02
Đèn solo
Tủ chống ẩm
Chân đèn
Rulo cuốn, du hạt mưa, hắt sáng, khẩu nối
Phông giấy
Chân Mephoto
Đèn led
5 Phòng thực hành máy tính 1 -iMac 2015 (10 iMac 27 inch 5K: 10 chiếc
-iMac 21.5 inch : 10 chiếc
TT Tên Số

lượng

Danh mục thiết bị thí nghiệm chính
 

6

 

Thực hành khách sạn

 

3

Quầy lễ tân, sofa, kệ hoa,…
Quầy bar, bồn rửa tay, kệ trưng bày, bàn ghế..
Giường ngủ, tủ đựng quần áo, tivi, bàn tiếp

khách…

7 Xưởng thực hành

vẽ

1 Giá vẽ, tranh, tượng, ghế
  • Thống kê phòng học
TT Loại phòng Số lượng
1 Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ 2
2 Phòng học từ 100 – 200 chỗ 3
3 Phòng học từ 50 – 100 chỗ 21
4 Số phòng học dưới 50 chỗ 183
5 Số phòng học đa phương tiện Xem mục 2-3-4 ở trên
  • Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo…sách, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện
TT Khối ngành/Nhóm ngành Số lượng bản sách
1 Khối ngành I
2 Khối ngành II 5,002
3 Khối ngành III 35,784
4 Khối ngành VI
5 Khối ngành V 145,926
6 Khối ngành VI
7 Khối ngành VII 11,001
8 Tài liệu chung cho tất cả các ngành 10,254
  • Danh sách giảng viên cơ hữu

 

 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
Khối ngành V
1 Lại Hiền Phương TS
2 Trần Đức Chung TS
3 Phan Duy Hùng TS
4 Trần Thị Thúy TS
5 Phan Phương Đạt TS
6 Nguyễn Kim Anh TS
7 Hoàng Danh Liêm TS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
8 Lê Hải Sơn TS
9 Ngô Hoàng Giang TS
10 Nguyễn Anh Quân TS
11 Hà Tuấn Anh TS
12 Nguyễn Hồng Phương TS
13 Doãn Trung Tùng TS
14 Phan Đăng Cầu TS
15 Nguyễn Khắc Việt TS
16 Phùng Duy Khương TS
17 Trần Đình Trí TS
18 Mai Thanh Nga ThS
19 Tôn Thất Nhật Khánh ThS
20 Trần Thị Hiếu ThS
21 Huỳnh Tấn Châu ThS
22 Nguyễn Sỹ Đông ThS
23 Nguyễn Anh Phong ThS
24 Đoàn Tấn Phát ThS
25 Nguyễn Xuân Hưng ThS
26 Trần Tuấn Anh ThS
27 Phan Trường Lâm ThS
28 Lê Thị Thanh Nga ThS
29 Trần Văn Hoàng ThS
30 Bùi Đình Chiến ThS
31 Đào Trọng Duy ThS
32 Ngô Tùng Sơn ThS
33 Lê Phương Chi ThS
34 Thân Thị Ngọc Vân ThS
35 Ngô Đăng Hà An ThS
36 Nguyễn Huy Hùng ThS
37 Tạ Đình Tiến ThS
38 Lương Trung Kiên ThS
39 Bùi Ngọc Anh ThS
40 Hoàng Xuân Sơn ThS
41 Hồ Hoàn Kiếm ThS
42 Đoàn Nguyễn Thành Hòa ThS
43 Lê Vũ Trường ThS
44 Kiều Trọng Khánh ThS
45 Lâm Hữu Khánh Phương ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
46 Trần Thanh Phú ThS
47 Huỳnh Công Việt Ngữ ThS
48 Phạm Công Thành ThS
49 Nguyễn Trí Thông ThS
50 Trần Thanh Nguyên ThS
51 Mai Hoàng Đỉnh ThS
52 Bhaskar Sen ThS
53 Nguyễn Thị Cẩm Hương ThS
54 Nguyễn Thế Hoàng ThS
55 Phan Nhật Trung ThS
56 Nguyễn Tấn Danh ThS
57 Nguyễn Trọng Tài ThS
58 Vương Minh Tuấn ThS
59 Lê Thanh Hải ThS
60 Thân Văn Sử ThS
61 Huỳnh Văn Bảy ThS
62 Võ Hồng Khanh ThS
63 Tô Thanh Hải ThS
64 Đỗ Quang Huy ThS
65 Phan Thị Hải Sơn ThS
66 Trần Khánh Hiệp ThS
67 Nguyễn Ngọc Sinh ThS
68 Nguyễn Bảo Trung ThS
69 Lê Tuấn Dũng ThS
70 Dương Hồng Quang ThS
71 Nguyễn Duy Nghiêm ThS
72 Đặng Sơn Tùng ThS
73 Đỗ Quốc Bình ThS
74 Phạm Thùy Dương ThS
75 Michael Omar ThS
76 Phạm Văn Vững ThS
77 Nguyễn Minh Long ThS
78 Lâm Nguyễn Trung Nam ThS
79 Hoàng Đức Quang ThS
80 Phan Minh Tâm ThS
81 Dương Trọng Phú Sơn ThS
82 Tô Thanh Bình ThS
83 Lê Mộng Thúy ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
84 Ngô Phước Nguyên ThS
85 Nguyễn Siêu Đẳng ThS
86 Trần Phước Sinh ThS
87 Dương Thiên Tứ ThS
88 Ngô Quỳnh Bảo Trâm ThS
89 Bùi Duy Linh ThS
90 Huỳnh Ngọc Khoan ThS
91 Nguyễn Khánh ThS
92 Nguyễn Văn Tẩn ThS
93 Lê Quốc Nam ThS
94 Nguyễn Nghiệm ThS
95 Tạ Thị Mai ThS
96 Trần Minh Hùng ThS
97 Lã Ngọc Quang ThS
98 Đỗ Thị Tuyết Mai ThS
99 Nguyễn Quang Hưng ThS
100 Nguyễn Ngọc Anh ThS
101 Vũ Thị Thanh Huyền ThS
102 Vũ Thị Diệu Thư ThS
103 Nguyễn Văn Định ThS
104 Nguyễn Văn Nam ThS
105 Lê Văn Phụng ThS
106 Lê Phạm Tuấn Kiệt ThS
107 Nguyễn Thanh Điền ThS
108 Lê Anh Tú ThS
109 Tống Phước Quan ThS
110 Nguyễn Phước Cường ThS
111 Trần Duy Phong ThS
112 Nguyễn Thị Thanh Xuân ThS
113 Hoàng Như Vĩnh ThS
114 Nguyễn Văn Sang ThS
115 Nguyễn Tất Trung ThS
116 Trần Quý Ban ThS
117 Trần Ngọc Sương ĐH
118 Lương Anh Tuấn ĐH
119 Trần Thị Hường ĐH
120 Nguyễn Tuân ĐH
121 Ngô Tiểu Huy ĐH
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
122 Giang Vỹ Hùng ĐH
123 Võ Nguyên Hùng ĐH
124 Nguyễn Phát Tài ĐH
125 Diệp Quang Phước ĐH
126 Huỳnh Minh Kim ĐH
127 Nguyễn Hoài Linh ĐH
128 Trương Đình Trang ĐH
129 Lục Đức Thành ĐH
130 Hoàng Quốc Việt ĐH
131 Đặng Quang Vinh ĐH
132 Trần Bá Hộ ĐH
133 Lâm Văn Tư ĐH
134 Lại Minh Đăng ĐH
135 Nguyễn Hoàng Giang ĐH
136 Nguyễn Đức Việt ĐH
137 Trần Thị Loan ĐH
138 Phạm Tùng Dương ĐH
139 Trần Hữu Thiện ĐH
140 Bùi Quang Khánh ĐH
141 Nguyễn Hữu Huy ĐH
142 Nguyễn Thành Luân ĐH
143 Từ Minh Phương TS
144 Lê Hùng Cường TS
145 Lưu Vĩnh Trung TS
146 Dương Quang Việt TS
147 Nguyễn Vân Anh ThS
148 Trịnh Hồng Hải ThS
149 Nguyễn Quang Hòa ThS
150 Lê Thị Hồng Nhung ThS
151 Phạm Thị Minh Tâm ThS
152 Vũ Thương Huyền ThS
153 Nguyễn Hữu Lượng Từ ThS
154 Nguyễn Khắc Chung ThS
155 Nguyễn Hữu Loan ThS
156 Bùi Lê Na ThS
157 Lý Công Thái ThS
158 Mai Văn Thịnh ThS
159 Hoàng Thị Luy ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
160 Trần Thanh Sơn ThS
161 Trịnh Hoàng Nam ThS
162 Nguyễn Thị Tự ThS
163 Lưu Văn Ba ThS
164 Lê Anh Dũng ThS
165 Phạm Đỗ Việt ThS
166 Nguyễn Thị Thu ThS
167 Hoàng Trọng Vĩnh ThS
168 Tống Văn Hải ThS
169 Vũ Xuân Ngọc ThS
170 Mai Thị Dinh ThS
171 Bùi Thị Lương ThS
172 Đỗ Hoài Thương ThS
173 Đồng Thị Hải Yến ThS
174 Nguyễn Thanh Yên ThS
175 Đàm Duy Hùng ThS
176 Đỗ Thị Thanh Loan ThS
177 Nguyễn Hoàng Kiên ThS
178 Vũ Anh Hải ThS
179 Nguyễn Hồng Vương ThS
180 Nguyễn Thị Chi ThS
181 Luyện Thị Lan Hương ThS
182 Nguyễn Văn Tùng ThS
183 Nguyễn Minh Nguyệt ThS
184 Nguyễn Xuân An ThS
185 Phạm Việt Hùng ThS
186 Phạm Hoàng Bình ThS
187 Trần Ngọc Cường ThS
188 Nguyễn Thị Thanh ThS
189 Hà Khánh Toàn ThS
190 Hoàng Đức Việt ThS
191 Đào Hoàng Tú ThS
192 Hoàng Văn Biên ThS
193 Phan Hải Trung ThS
194 Phạm Thành Đại Lĩnh ThS
195 Nghiêm Bá Đức ThS
196 Nguyễn Hữu Đạt ThS
197 Nguyễn Thanh Tùng ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
198 Mai Đình Lợi ThS
199 Phan Văn Nam ThS
200 Phùng Thị Liên ThS
201 Nguyễn Tuấn Nam ThS
202 Lê Quang Dũng ThS
203 Nguyễn Thu Hà ThS
204 Trần Quốc Dũng ThS
205 Lê Đức Lộc ThS
206 Lê Hoàng Anh Tuấn ThS
207 Lương Văn Đô ThS
208 Nguyễn Hữu Kim Hạnh ThS
209 Hoàng Xuân Hồng ThS
210 Ngô Quốc Bình ThS
211 Nguyễn Thành Quân ThS
212 Trịnh Xuân Đạt ThS
213 Mai Nguyễn Duy Anh ThS
214 Trần Thế Trung ThS
215 Võ Nhựt Thanh ThS
216 Đào Duy Cường ThS
217 Bùi Thị A Phương ThS
218 Đinh Việt Hải ThS
219 Phạm Thị Thanh Thúy ThS
220 Khúc Ngọc Vinh ThS
221 Trần Văn Trí ThS
222 Ngô Sỹ Việt Phú ThS
223 Phan Trường Hải ThS
224 Hồ Vĩ Đại ThS
225 Trương Thiên Ân ThS
226 Nguyễn Quảng Bình ThS
227 Trần Thị Tố Tâm ThS
228 Trần Anh Huy ThS
229 Lê Hà Chi ThS
230 Lã Quang Hiếu ThS
231 Phạm Đình Vũ Phương ThS
232 Hoàng Văn Trưởng ThS
233 Trần Như Ngọc ThS
234 Nguyễn Vinh Quang ThS
235 Phạm Văn Chinh ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
236 Nguyễn Anh Đức TS
237 Lê Ngọc Quyền ThS
238 Trần Quang Minh Tân ThS
239 Trần Minh Tuấn ThS
240 Nguyễn Văn Thương ThS
241 Nguyễn Hồng Giang ThS
242 Võ Đức Anh ThS
243 Trương Văn Thông ThS
244 Hoàng Hữu Quý ThS
245 Võ Đình Quang ThS
246 Hoàng Xuân Nguyên ThS
247 Thái Đắc Vinh ThS
248 Trương Thị Thu Thủy ThS
249 Huỳnh Xuân Tín ThS
250 Trần Cẩm Phương ThS
251 Nguyễn Vũ Trung ThS
252 Cao Hoàng Vũ ThS
253 Lê Ngọc Thạch ThS
254 Trần Thị Kim Anh ThS
255 Nguyễn Xuân Doãn ThS
256 Nguyễn Trần Thanh Bình ThS
257 Bùi Bích Ngọc ThS
258 Lê Minh Kiệt ThS
259 Trần Quốc Ngữ ThS
260 Bùi Vĩnh Phú ThS
261 Nguyễn Lê Thanh Trúc ThS
262 Nguyễn Hữu Đức ThS
263 Nguyễn Văn Linh ThS
264 Triệu Khắc Tùng ThS
265 Nguyễn Trung Kiên ThS
266 Lê Thanh Hải ThS
267 Tôn Đức Hải ThS
268 Phạm Quang Hải ThS
269 Phạm Tùng Dương ThS
270 Đặng Thị Nội ThS
271 Nguyễn Thọ Khôi ThS
272 Hoàng Việt Anh ThS
273 Lê Thanh Hải ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
274 Nguyễn Minh Thu ThS
275 Nguyễn Duy Trung ThS
276 Đào Tiến Dũng ThS
277 Uchenna Iroha Obuzo ThS
278 Hà Bách Nam ThS
279 Trần Phú Quý ThS
280 Nguyễn Bích Hằng ThS
281 Nguyễn Mạnh Cường ThS
282 Nguyễn Quang Linh ThS
283 Bùi Xuân Sơn ThS
284 Đào Đức Long ThS
285 Mỵ Duy Long ThS
286 Nguyễn Lê Quân ThS
287 Võ Minh Phương ThS
288 Dương Thị Sang ThS
289 Nguyễn Hoàng Điệp ThS
290 Trần Trọng Tấn ThS
291 Nguyễn Duy Tư ThS
292 Võ Thị Hồng Phương ThS
293 Vũ Tài Lương ThS
Tổng của Khối ngành V 0 0 22 245 26
Khối Ngành II
294 Trần Thị Lệ Quyên ThS
295 Trần Anh Khoa ThS
296 Nguyễn Hồng Trường ThS
297 Nguyễn Minh Kiên ThS
298 Tạ Duy ThS
299 Nguyễn Viết Tân ThS
300 Nguyễn Hoàng Yến ThS
301 Phan Mai Chi ThS
302 Trần Bình Dương ThS
303 Bùi Hoa Hạ ThS
304 Nguyễn Phương Anh ThS
305 Nguyễn Thị Hồng Nhung ThS
306 Phạm Thị Hải Vân ThS
307 Cao Diệu Linh ThS
308 Phan Bảo Châu ThS
309 Cao Trung Hiếu ĐH
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
310 Phạm Hữu Thắng ĐH
311 Trương Hoàng Anh ĐH
312 Lưu Thị Hiền ĐH
313 Lê Vũ Hà ĐH
314 Phạm Thị Minh Hiền ĐH
315 Đoàn Ngọc Quý ĐH
316 Bùi Vũ Nga ĐH
317 Lường Thị Ngọc Thiên

Trang

ĐH
318 Vũ Đinh Hùng ĐH
Tổng của Khối ngành II 0 0 0 15 10
Khối ngành III
319 Phạm Thị Quý PGS, TS
320 Hoàng Ngọc Minh TS
321 Võ Minh Hiếu TS
322 Ngô Trần Thái Dương TS
323 Bùi Xuân Chung TS
324 Đào Phương Bắc TS
325 Nguyễn Thành Trung TS
326 Nguyễn Việt Dũng TS
327 Nguyễn Việt Anh TS
328 Vũ Minh Trang ThS
329 La Thị Cẩm Tú ThS
330 Nguyễn Duy Ly ThS
331 Nguyễn Thành Tâm ThS
332 Đỗ Thị Thanh Huyền ThS
333 La Thị Vân ThS
334 Đinh Việt Dũng ThS
335 Nguyễn Thị Mai Lan ThS
336 Nguyễn Quốc Bảo ThS
337 Trần Đình Thành ThS
338 Hồ Yên Thục ThS
339 Nguyễn Quang Dũng ThS
340 Trần Khánh ThS
341 Tô Thị Thùy Dương ThS
342 Trần Long ThS
343 Phan Đình Trâm Anh ThS
344 Võ Minh Sang ThS
345 Nguyễn Hữu Hoàng Giao ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
346 Huỳnh Phạm Ngọc Lâm ThS
347 Hoàng Thị Lan Anh ThS
348 Nguyễn Thùy Linh ThS
349 Nguyễn Ánh Lợi ThS
350 Nguyễn Phương Tú ThS
351 Đoàn Thị Thùy Trang ThS
352 Phạm Đức Việt ThS
353 Trần Minh Phăng ThS
354 Nguyễn Mai Lan ThS
355 Nguyễn Thị Thanh Nhàn ThS
356 Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh ThS
357 Nguyễn Thụy Ngọc Duyên ThS
358 Phạm Xuân Hùng ThS
359 Nguyễn Hữu Hướng ThS
360 Lê Thị Kim Thu ThS
361 Nguyễn Thị Phương Linh ThS
362 Trần Ngọc Ái Vy ThS
363 Nguyễn Minh Trường ThS
364 Nguyễn Đăng Huy Vũ ThS
365 Phan Thị Kim Khanh ThS
366 Vũ Diệu Thúy ThS
367 Phan Thị Việt Hà ThS
368 Kiều Thị Thu Chung ThS
369 Nguyễn Minh Hải ThS
370 Nguyễn Thị Duyên ThS
371 Đoàn Thanh Nghiêm ThS
372 Trần Khánh Trang ThS
373 Lê Xuân Nguyên ThS
374 Trần Thị Hải Yến ThS
375 Hoàng Thành ThS
376 Nguyễn Thị Thủy ThS
Tổng của Khối ngành III 0 1 8 49 0
Khối ngành VII
377 Phương Thị Thanh Huyền TS
378 Lê Thị Duyên TS
379 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa ThS
380 Đặng Thị Thanh Vân ThS
381 Nguyễn Thị Minh Nguyệt ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
382 Vũ Thị Bích Hiệp ThS
383 Lê Hoàng Mai Linh ThS
384 Phạm Thị Phương Hà ThS
385 Đỗ Thị Thu ThS
386 Nguyễn Thị Thu Lan ThS
387 Vũ Văn Chính ThS
388 Nguyễn Thị Thúy Nga ThS
389 Nguyễn Thủy Hương ThS
390 Đỗ Thị Thu Hà ThS
391 Hoàng Đức Đoàn ThS
392 Phan Quế Anh ThS
393 Jet Robredillo Tonogbanua ThS
394 Darlenne Pebris ĐH
395 Trần Thị Chung Toàn PGS, TS
396 Trần Sơn PGS, TS
397 Lại Xuân Thu ThS
398 Đỗ Thị Vân ThS
399 Tạ Thanh Huyền ThS
400 Ikeda Hanae ThS
401 Lê Thị Kim Dung ThS
402 Nguyễn Thị Thanh Ngân ThS
403 Phạm Thị Thanh Hoa ThS
404 Bùi Thị Trang ThS
405 Nguyễn Quang Minh ThS
406 Lê Thị Kim Oanh ThS
407 Đỗ Thị Hồng Cẩm ThS
408 Huỳnh Tấn Hội ThS
409 Phương Ngô Kim ThS
410 Nguyễn Cường ĐH
411 Bùi Thị Thanh Trúc ĐH
412 Hoàng Thị Thanh Hoa TS
413 Hoàng Thị Thao ThS
414 Bùi Phương Oanh ThS
415 Nguyễn Thị Nguyệt Minh ThS
416 Vũ Mai Anh ThS
417 Châu Thị Thu Thủy ThS
418 Đoàn Thị Thanh Hương TS
419 Vũ Thị Việt Hà ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
420 Hoàng Thị Thu Hương ThS
421 Nguyễn Quốc Trung ĐH
422 Dumapis Arlene Bentican ĐH
423 Thang Đức Thắng TS
424 Lê Minh Trí ThS
425 Nguyễn Đình Hải ThS
426 Võ Mỹ Thiên Kim ThS
427 Lưu Hà Anh ThS
Tổng của Khối ngành VII 0 2 5 39 5
Giảng viên các môn chung
428 Ngô Viết Hoàn TS
429 Nguyễn Thị Dung ThS
430 Trần Hoài Thu ThS
431 Hoàng Nguyễn Thái Hà ThS
432 Nguyễn Xuân Hải Yến ThS
433 Phạm Tuấn Anh ThS
434 Trần Thị Hợp ThS
435 Phạm Thị Thu Trang ThS
436 Đặng Tố Quyên ThS
437 Trương Công Duẩn TS
438 Trần Thế Trung TS
439 Lê Quý Dương TS
440 Nguyễn Dương Quỳnh Trang ThS
441 Vũ Y Doãn ThS
442 Tạ Ngọc Cầu TS
443 Vũ Thị Phương Thảo ThS
444 Lê Anh Sơn TS
445 Nguyễn Thị Phương Loan ThS
446 Nguyễn Thị Tố Quyên ĐH
447 Nguyễn Thị Cẩm Uyên ĐH
448 Đặng Kiều Oanh ĐH
449 Trần Đức Thanh TS
450 Nguyễn Khải Hoàn TS
451 Phan Văn Hiếu TS
452 Nguyễn Thu Hằng TS
453 Trần Công Diệu TS
454 Trương Văn Đạo TS
455 Hoàng Trung Dũng TS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
456 Nguyễn Ngọc Anh TS
457 Trương Ngọc Thuận TS
458 Nguyễn Thanh Bình TS
459 Đinh Quyết Thắng TS
460 Lê Thị Kim Nga TS
461 Nguyễn Đăng Hậu TS
462 Phạm Liêm Chính TS
463 Trịnh Thanh Bình TS
464 Lê Minh Phiếu TS
465 Hoàng Lâm Tịnh TS
466 Nguyễn Phi Long TS
467 Nguyễn Xuân Giao TS
468 Trần Đức Thanh TS
469 Lê Vi Linh TS
470 Vũ Xuân Quang TS
471 Trịnh Trọng Hùng TS
472 Trần Thanh Hậu TS
473 Chu Thành TS
474 Nguyễn Đức Lộc TS
475 Vũ Hùng Phương TS
476 Trần Thị Thu Yến TS
477 Nguyễn Thị Lan Hương TS
478 Phạm Hoài Bắc TS
479 Chử Lan Phương TS
480 Hoàng Anh Tuấn TS
481 Đỗ Vũ Phương Anh TS
482 Đỗ Tiến Long TS
483 Bùi Quang Tuyến TS
484 Vũ Thị Thanh Thủy TS
485 Nguyễn Đình Hùng TS
486 Nguyễn Cao Nam TS
487 Nguyễn Mạnh Hùng TS
488 Nguyễn Khắc Hùng TS
489 Hà Nguyên ThS
490 Nguyễn Thu Giang ThS
491 Đinh Thị Hải Hà ThS
492 Nguyễn Thị Thanh Minh ThS
493 Lê Thanh Ngân ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
494 Nguyễn Thị Ngọc Mai ThS
495 Nguyễn Văn Hiển ThS
496 Nguyễn Thị Thanh Nhàn ThS
497 Trương Thu Huyền ThS
498 Lương Thị Hồng Anh ThS
499 Trương Ngọc Anh ThS
500 Nguyễn Thị Ngân ThS
501 Lê Đức Lợi ĐH
502 Nguyễn Thị Vi Hằng ThS
503 Đào Ngọc Anh ThS
504 Lê Thị Thanh Hà ThS
505 Trần Tuấn Cường ThS
506 Lê Hải Đăng ThS
507 Lê Thị Phương Anh ThS
508 Hồ Thị Thảo Nguyên ThS
509 Hà Thị Hải Yến ThS
510 Trần Vi Anh ThS
511 Nguyễn Thị Thu Nga ThS
512 Phạm Hoàng Long ThS
513 Nguyễn Duy Linh ThS
514 Nguyễn Diệu Hương ThS
515 Chu Đình Phú ThS
516 Vũ Thị Lan Anh ThS
517 Hoàng Việt Hà TS
518 Ngô Văn Cẩm TS
519 Vũ Lê Vân ThS
520 Phạm Vân Quỳnh ThS
521 Nguyễn Trường Sơn ThS
522 Đào Thị Mộng Hiền ThS
523 Mai Thị Diễm Hương ThS
524 Nguyễn Hạnh Nguyên ThS
525 Lê Thu Trang ThS
526 Đặng Thị Thanh Huyền ThS
527 Nguyễn Thị Thu Hiền ThS
528 Lê Thị Loan ThS
529 Hà Anh Cương ThS
530 Kỷ Ngọc Trâm ThS
531 Vũ Chí Thành ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
532 Phạm Thị Hòa ThS
533 Nguyễn Thanh Nam ThS
534 Nguyễn Thanh Lịch ThS
535 Lê Huy Hùng ThS
536 Trần Thanh Danh ThS
537 Nguyễn Thị Như Ngọc ThS
538 Lê Anh Tuấn ThS
539 Nguyễn Nhựt Tân ThS
540 Nguyễn Trần Trà Linh ThS
541 Trịnh Phương Anh ThS
542 Nguyễn Mai Trinh ThS
543 Hồ Đỗ Đạt ThS
544 Lê Diệu Thúy ThS
545 Nguyễn Đình Sơn ThS
546 Nguyễn Ngọc Hà ThS
547 Nguyễn Thị Ngọc ThS
548 Đỗ Phương Thảo ThS
549 Đỗ Thị Bích Hiền ThS
550 Đỗ Anh Vũ ThS
551 Louie Carlo Gayem Cadiz ThS
552 Roy Manatad Gocela ĐH
553 Nguyễn Hồng Chí TS
554 Phan Thùy Thiên Hương ThS
555 Lê Thùy Trang ThS
556 Lê Hà Vân ThS
557 Hoàng Thị Tố Loan ThS
558 Dương Thanh Hải Yến ThS
559 Maria Theresa S. Mamis ThS
560 Budiongan Mary Gale Olaso ThS
561 Nguyễn Xuân Nhi ThS
562 Phạm Minh Ngọc An ThS
563 Trương Thảo Uyên ThS
564 Lê Thị Sinh ThS
565 Phan Thị Thùy Linh ThS
566 Lưu Trọng Luân ThS
567 Nguyễn Thị Thủy ThS
568 Vi Thị Bảo Thoa ThS
569 Trần Hoàng Thúy Vy ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
570 Trần Thị Sông ThS
571 Trương Thị Hoàng Phúc ThS
572 Đinh Cao Tường ThS
573 Nguyễn Văn Sa ThS
574 Phan Chí Trứ ThS
575 Trần Hải Đăng ThS
576 Đặng Thanh Bình ThS
577 Nguyễn Hồng Chi ThS
578 Lý Quỳnh Trang ThS
579 Nguyễn Thu Hằng ThS
580 Trần Thị Huyền ThS
581 Phạm Thị Vân Anh ThS
582 Trần Minh Hằng ThS
583 Đỗ Quỳnh Hoa ThS
584 Đặng Thị Minh Thuyết ThS
585 Nguyễn Long Quốc ThS
586 Lê Thị Minh Loan ThS
587 Nguyễn Thị Phương Linh ĐH
588 Nguyễn Thị Nhài ĐH
589 Bazaleel Entrata Coniate ĐH
590 Rainier Troy Vasquez Garin ĐH
591 Del Rosario Mary Ann

Martin

ĐH
592 Villegas Marc Jade

Omandam

ĐH
593 Abejo Karen Cheermaine

Larraquel

ĐH
594 Lorenzo Judith Macailing ĐH
595 Gilbert Alvarez Pasno ĐH
596 Jon Jon Dalangin Dalangin ĐH
597 Mercado Joan Pader ĐH
598 Cecile Aura A. Babaran ĐH
599 Joaquin Ernaida Mae Inigo ĐH
600 Lilibeth Padilla Abrera ĐH
601 Phạm Thị Dương Hồng ĐH
602 Cao Thị Hiền ĐH
603 Võ Thị Thu Hiền ĐH
604 Phạm Minh Truyền ĐH
605 Huỳnh Thanh Phụng ĐH
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
606 Nguyễn Thị Thu Mỹ ĐH
607 Nguyễn Thị Quỳnh Anh ĐH
608 Nguyễn Thị Phương Lan ĐH
609 Hồ Phương Thảo ĐH
610 Đinh Thành Trung TS
611 Phạm Hùng Quý PGS, TS
612 Vũ Thị Tuyết Mai ThS
613 Bùi Văn Phát ThS
614 Đinh Phước Vinh ThS
615 Trần Thanh Hiệp ThS
616 Nguyễn Văn Thiện TS
617 Đặng Hoàng Vũ TS
618 Nguyễn Văn Tuyên TS
619 Lê Thanh Nhuận ThS
620 Mai Thế Duy TS
621 Vũ Mạnh Tuấn ThS
622 Lưu Văn Hùng ThS
623 Lữ Thanh Xuân ThS
624 Nguyễn Thị Phương Anh ThS
625 Trịnh Thị Thu Thảo ThS
626 Phùng Thế Lập ĐH
627 Đỗ Kinh Kha ĐH
628 Nguyễn Thị Hoài ĐH
629 Hà Vĩ Hùng ĐH
630 Phan Văn Mạnh ĐH
631 Võ Minh Luân ĐH
632 Nguyễn Thành Quân ĐH
633 Trần Ngọc Tuấn ĐH
634 Lê Ngọc Trâm ThS
635 Nguyễn Như Nguyệt ThS
636 Nguyễn Thu Thủy ThS
637 Nguyễn Thùy Chi ĐH
638 Dương Ngọc Tú ĐH
639 Đỗ Thị Minh Thủy ThS
640 Phan Thị Nga ThS
641 Trần Thị Hằng ThS
642 Mai Bá Chương TS
643 Phùng Thị Hương Thảo ThS
 

STT

 

Khối ngành/ ngành

GS.TS/ PGS.TS/ TS/  

ThS

 

ĐH

GS.TSKH PGS.TSKH TSKH
644 Bùi Thu Trang ThS
645 Trần Thị Tú ThS
646 Nguyễn Hồng Quý ThS
647 Phạm Thị Mỹ Dung ThS
648 Trần Đặng Bảo Trân ThS
649 Lê Anh Tuấn ThS
650 Tống Ngọc Hoa ĐH
651 Lê Phước Tân ThS
652 Nguyễn Hà Thành ThS
653 Trịnh Thị Mai ThS
654 Tống Thị Thu Hương ThS
655 Nguyễn Thị Ngọc Vui ĐH
656 Phạm Trường Phượng ThS
657 Phạm Ngọc Anh ThS
658 Phạm Thế Hùng TS
659 Hàng Bá Linh ThS
660 Trần Phước Thùy Linh ThS
661 Huỳnh Thị Liên ThS
662 Phạm Thị Phượng ThS
663 Nguyễn Thị Trang ThS
664 Lê Thanh Nhân ĐH
665 Nguyễn Hữu Hiệp ThS
666 Nguyễn Thị Tuyết Nhung ThS
667 Ngô Thị Thúy An ThS
668 Nguyễn Tuấn Anh ThS
669 Giáp Thị Quỳnh Nga ThS
Tổng Giảng viên các môn

chung

0 1 56 144 41
Tổng số giảng viên 0 4 91 492 82
toàn trường

5.  Tình hình việc làm (thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất)

 

Nhóm ngành

 

Chỉ tiêu Tuyển sinh

Số SV/HS trúng tuyển nhập học  

Số SV/HS  tốt nghiệp

Trong đó số SV/HS tốt nghiệp đã có việc làm trong thời gian 12 tháng
ĐH 2017 ĐH 2016 CĐSP TCSP ĐH 2017 ĐH 2016 CĐSP TCSP ĐH 2017 ĐH 2016 CĐSP TCSP ĐH 2017 ĐH 2016 CĐSP TCSP
Khối ngành/ Nhóm ngành
Khối ngành II 50 25 253 155 17 0 17
Khối ngành III 1000 375 592 379 197 324 165 218
Khối ngành IV
Khối ngành V 700 1400 1924 1357 452 508 355 340
Khối ngành VI
Khối ngành VII 250 200 525 192
Tổng 2000 2000 0 0 3294 2083 0 0 666 832 0 0 537 558 0 0

6. Tài chính

  • Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường: 520,247 tỷ đồng.
  • Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh: 64 triệu đồng/sinh viên.