Trường Đại học FPT

Giải mã tin đồn: Học ngành Công nghệ thông tin dễ bị “ế”?

Bên cạnh sức hấp dẫn thì ngành Công nghệ thông tin vẫn bị “mang tiếng oan”. Mọi người vẫn rỉ tai nhau rằng nếu chọn học ngành Công nghệ thông tin rất dễ bị F.A. Vì sao lại thế?

Ngô Trần Ngọc LaVy – Sinh viên K12 ngành Thiết kế đồ hoạ Đại học FPT bằng nét vẽ nghịch ngợm của mình đã đưa ra 6 lý do vì sao dân Công nghệ thông tin hay F.A. Bộ tranh cho các sĩ tử một góc nhìn hài hước về ngành học đang hấp dẫn hiện nay.

Code như có ma thuật. Tương truyền ngồi code lâu sẽ dễ nghiện và thế là “đắm chìm” trong những dòng chữ trắng trên màn hình. Mà đã nghiện thì khó lòng dứt ra được!

Dân coder chúng tôi đơn giản lắm vì trong Code, error là error, bug là bug. Con gái nào giống như vậy, hỏi em muốn ăn gì mà gặp bug kiểu “gì cũng được” thì phải fix tới Tết Công-Gô

Code đã xong, đã chạy mượt mà, nhưng khi qua tester thì vẫn còn bug. Con gái cũng vậy! Có giấu như thế nào thì vẫn sẽ bị phát hiện, thế nên nhiều anh đã chọn kiếp cô đơn vì nỗi sợ tester đã mang suốt thời gian trên văn phòng.

Với các cô nàng IT lại càng “oan ức” hơn. Dân IT rất ít có con gái nên có sẽ trở thành “của hiếm”, được nhiều anh dòm ngó nhưng lại ko dám tấn công chỉ vì một chữ “tưởng”. Thật ra cô gái mà bạn đang nghĩ “chắc có bồ rồi” vẫn chưa có một mối tình vắt vai.

Học code, làm coder thì phải xác định là sẽ phải OT (Over time – làm thêm giờ). Tới mức coder nào không được OT lại cảm thấy buồn bã. Mà đã OT thì lấy gì có thời gian cho “Gấu”.

Cũng dễ hiểu lắm, ngồi một chỗ hơn 10 tiếng 1 ngày (chưa kể OT) nên mỡ bụng định hình tại chỗ. Lại thêm thức cày đêm cho kịp deadline thì làm sao không thâm quầng mắt?

Tính hấp dẫn của ngành công nghệ thông tin không thể bàn cãi, hiếm có công việc nào cho bạn điều kiện được tiếp cận với công nghệ mới nhất, vùi đầu say sưa để tạo nên một “đứa con” ứng dụng công nghệ cao. Ngành công nghệ thông tin tuy mang nhiều “tin đồn” nhưng một khi đã xác định theo đuổi ngành này thì lại khó dứt ra được.

FPTU HCM

Năm 2018, Đại học FPT tuyển sinh các ngành: Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc (dự kiến), Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến), Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế. Ngoài các ngành thuộc Khối Kinh doanh & Quản lý, Đại học FPT còn tuyển sinh các ngành Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dự kiến), Truyền thông đa phương tiện. Thí sinh có nguyện vọng theo học Đại học FPT cần tham dự và trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển của trường hoặc đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển.

Kỳ thi sơ tuyển đợt 1 của ĐH FPT diễn ra vào ngày 13/5. Thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh của trường, đạt một trong các điều kiện sau được miễn thi kỳ thi tuyển sinh đầu vào của trường và có thể nộp hồ sơ đăng ký ngay hôm nay: Tổng điểm trung bình 3 môn trong hai học kỳ cuối THPT đạt 21 điểm trở lên (xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT); có  chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên (đối với ngành Ngôn ngữ Nhật), có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương (đối với ngành Ngôn ngữ Anh); điểm trung bình môn Toán trong hai học kỳ cuối THPT đạt 8.0* trở lên (đối với các ngành Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính).

Exit mobile version