Đề thi và đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – Bộ GD-ĐT

Thumbnail ngu van

Đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 chính thức được cập nhật nhanh và chính xác nhất tại website Trường ĐH FPT (Campus TP. HCM), xem ngay tại đây!

Sáng 26/6, hơn 1,1 triệu thí sinh vừa trải qua bài làm môn Ngữ văn, môn thi đầu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, văn cũng là môn có số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay với 1.151.687 thí sinh dự thi.

De ngu van thi tot nghiep thpt 2025 1 edited 1750905847439Screenshot 42

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2025

Dưới đây là gợi ý đáp án môn văn theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018) trong kỳ thi tốt nghiệp từ ban chuyên môn Tuyensinh247:

Gợi ý đáp án môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 - 3
Gợi ý đáp án môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 - 4
Gợi ý đáp án môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 - 5
Gợi ý đáp án môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 - 6
Gợi ý đáp án môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 - 7
Gợi ý đáp án môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 - 8
Gợi ý đáp án môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 - 9
Gợi ý đáp án môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 - 10
Gợi ý đáp án môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2025 - 11

Một gợi ý đáp án khác từ VNdoc:

I. Đọc hiểu

Câu 1: Ngôi kể thứ 3

Câu 2: Quê hương của Lê và Sơn gắn liền với 2 dòng sông Lam và sông Hồng.

Câu 3:

– Biện pháp so sánh: Đại đội pháo được so sánh với “gốc cây đã lớn”- Tác dụng:

+ Giúp câu văn diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn

+ Thể hiện sự phát triển vững mạnh của đại đội pháo, giống như một gốc cây lớn, đủ sức để nuôi dưỡng những nhánh cây vươn xa – tượng trưng cho những người lính nay chia nhau và những mặt trận khác nhau để tiếp tục nhiệm vụ.

+ Qua đó thể hiện tình đồng đội sâu lặng, gắn bó, gắn kết giữa những đồng đội với nhau.

Câu 4: – Thể hiện tình động đội thân thiết, gắn bó giữa những người lính, họ cùng sống, cùng chiến đấu, cùng chia sẻ mọi khó khăn trong chiến tranh.

– Gợi lên không khí chiến trường khốc liệt nhưng đầy tình người, họ sẻ chia cho nhau từng tấm áo, từng chỗ nằm với nhau giữa bom đạn chiến tranh. Điều đó cũng làm nổi bật mối quan hệ gắn bó mật thiết, chan chứa tình cảm giữa những người lính.Khoá học trực tuyến tốt nhất

– Là biểu tượng cho sự chia tay không chỉ về không gian chiến đấu mà còn chia nhau phần trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc, mỗi người một vùng trời nhưng trái tim vẫn chung nhịp đập.Câu 5: – Sự tương đồng: Cả hai ngữ liệu đều thể hiện tình cảm sâu sắc giữa con người với mảnh đất từng gắn bó hoặc từng đi qua

– Khi con người đi qua những vùng đất đó, một phần tâm hồn, ký ức và tình cảm của họ gửi lại nơi ấy.

– Đất đai, quê hương không chỉ là không gian sinh tồn mà còn trở thành một phần tâm hồn, kỷ niệm và biểu tượng thiêng liêng với mỗi người.

=> Qua đó, cả hai ngữ liệu đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

II. Viết

Câu 1 (2 điểm):

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận: tình cảm của Lê dành cho Sơn.

2. Thân đoạn:

* Khái quát ngắn gọn về hoàn cảnh gặp gỡ hai nhân vật.

* Sự thay đổi trong nhận thức của Lê về Sơn:

– Ban đầu: Định kiến với Sơn (công tử Hà Nội, “trắng trẻo”, xa lạ với chiến trường).Khoá học trực tuyến tốt nhất

– Sau ba năm: trở thành người đồng đội thân thiết.

* Tình cảm Lê dành cho Sơn:

– Tình cảm gắn bó:

+ Cùng nhau trải qua gian khổ chiến tranh.

+ Cùng mang một sứ mệnh thiêng liêng, cao cả.

+ Coi nhau là “đồng chí thân thiết nhất trong đời lính”.

– Sự tin tưởng và đồng lòng khi xa cách:

+ Lê ở Hà Nội nhưng luôn nhớ về Sơn đang chiến đấu nơi quê mình.

+ Hình ảnh Sơn trở thành điểm tựa tinh thần, gắn với ký ức về trận địa, dòng sông Lam.- Đánh giá chung về nghệ thuật: Ngôi kể thứ ba; các hình ảnh biểu tượng tạo chiều sâu cảm xúc; giọng điệu …

3. Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm của Lê dành cho Sơn và giá trị của tình bạn, tình đồng chí

Câu 2 (4 điểm):

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích:

– “Vùng trời quê hương”: Chỉ nơi mỗi người sinh ra, lớn lên, gắn bó.

– “Bầu trời Tổ quốc”: Chỉ đất nước chung, rộng lớn hơn, là nơi hội tụ tất cả vùng quê hương.

→ Câu nói khẳng định: Dù quê hương mỗi người khác nhau, nhưng tất cả đều là một phần không thể tách rời của Tổ quốc. Gắn bó và đóng góp cho quê hương chính là đang xây dựng đất nước.

b. Phân tích:

– Mỗi vùng quê góp phần tạo nên bản sắc dân tộc:

+ Từ miền núi đến đồng bằng, từ hải đảo đến biên giới – mỗi nơi mang nét văn hóa, truyền thống riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú của Tổ quốc.

+ Dù ở đâu, con người Việt Nam vẫn chung một lý tưởng, chung một tình yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc trong chiến tranh cũng như trong thời bình.

– Trách nhiệm của công dân trong thời đại mới:

+ Đất nước đang có nhiều chuyển mình: Hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ hội và thách thức đan xen. Di cư, đô thị hóa, sự dịch chuyển lao động khiến nhiều người sống xa quê.

+ Trong hoàn cảnh ấy, câu nói nhắc nhở rằng:

+ Đất nước đang có nhiều chuyển mình: Hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ hội và thách thức đan xen. Di cư, đô thị hóa, sự dịch chuyển lao động khiến nhiều người sống xa quê.

+ Trong hoàn cảnh ấy, câu nói nhắc nhở rằng:

. Dù đi đâu, làm gì, vẫn luôn mang trong tim hình ảnh quê hương – vì đó là một phần máu thịt của Tổ quốc.

. Không chỉ yêu quê hương nơi mình sinh ra mà còn cần biết mở lòng với những vùng đất khác.

. Phát triển quê hương – dù là một thôn nhỏ hay một đô thị – đều góp phần vào sự phát triển chung của quốc gia.

. Biết tôn trọng, giữ gìn văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh.Khoá học trực tuyến tốt nhất

Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp

c. Bàn luận mở rộng.

– Không nên phân biệt vùng miền, đừng xem nơi mình sinh ra là “nhỏ bé” hay “thua kém”, vì mỗi vùng đất đều đáng tự hào.

– Phê phán lối sống thực dụng, coi nhẹ nguồn cội, phân biệt vùng miền, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.

– Một số người có tư tưởng xem nhẹ quê nghèo, quên đi trách nhiệm xây dựng nơi mình sinh ra.

3. Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa sâu sắc của câu nói: Mỗi quê hương là một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh Tổ quốc.

– Kêu gọi thế hệ trẻ:

+ Hãy tự hào về quê hương mình.

+ Hãy sống và hành động để “vùng trời quê hương” ấy luôn tỏa sáng trong “bầu trời Tổ quốc”.

Gợi ý đáp án đang được cập nhật…

_____________________________

Năm 2025, Trường Đại học FPT đạt TOP 301-400 Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới có sức ảnh hưởng đối với giáo dục, con người theo chuẩn đánh giá quốc tế The Impact Rankings. Đặc biệt, Trường đạt thứ hạng 80 ở tiêu chí “Việc làm tốt và Tăng trưởng kinh tế” so với hàng nghìn trường đại học toàn cầu tham gia xếp hạng. Đây là tiêu chí đem lại lợi ích thực tế, trực tiếp cho sinh viên Trường ĐH FPT khi gia nhập thị trường lao động, bằng việc trang bị khả năng thích ứng, làm việc hiệu quả và các kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. 

Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hội nhập, cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, Trường đại học FPT hướng tới xây dựng mô hình của một trường Đại học thế hệ mới; gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần đưa Giáo dục Việt Nam tiến tới ngang tầm các nước trên thế giới. Sự khác biệt trong phương pháp đào tạo của Đại học FPT là liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, đào tạo theo chương trình chuẩn quốc tế, giỏi chuyên môn, vững kỹ năng, ứng dụng công nghệ tốt, thành thạo ngoại ngữ, chú trọng phát triển con người toàn diện, hài hòa, nhưng không quên bồi dưỡng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Năm 2025, Trường Đại học FPT đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao với đa ngành trải dài từ nhóm ngành Công nghệ thông tin, Quản trị Kinh doanh, Luật, Công nghệ Truyền thông, Thiết kế đồ họa/Thiết kế Mỹ thuật số, nhóm ngành Ngôn ngữ... cho các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.