Trường Đại học FPT

Những điều thí sinh cần biết trước khi điều chỉnh nguyện vọng

Từ 22 đến 31/7 là thời gian để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. Trước khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần lưu ý những điều gì để tăng cơ hội trúng tuyển cho bản thân?

Chỉ một cơ hội duy nhất

Theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2019, thí sinh chỉ có 1 cơ hội để thay đổi nguyện vọng và cũng chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: điều chỉnh trực tuyến hoặc bằng phiếu đăng ký xét tuyển tại trường THPT hoặc Sở GD&ĐT. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là từ ngày 22 đến 29/7. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu đăng ký là từ 22 đến 31/7.

Năm 2018, có gần 50% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Dự báo trong năm 2019, con số này còn có thể tiếp tục tăng.

Có nhiều nguyên nhân khiến thí sinh muốn thay đổi nguyện vọng ban đầu: điểm thi không như kỳ vọng, tìm thấy ngành khác “hot” hơn… hoặc cũng có thể với kết quả thi tốt, thí sinh tin tưởng mình có thể đỗ một ngành có điểm trúng tuyển cao hơn.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, các thí sinh không nên vội vàng điều chỉnh nguyện vọng chỉ vì điểm thi. Năm nay, các nguyện vọng được xét bình đẳng. Điều đó có nghĩa là dù điểm thi khó trúng tuyển vào trường có nguyện vọng cao nhất nhưng không nhất thiết phải đổi nguyện vọng bởi thí sinh sẽ được trường ở nguyện vọng 2 tự động xét tuyển – bình đẳng như thí sinh có nguyện vọng 1, 3, 4… ở trường này.

Trường ĐH FPT sẽ dành 3 điểm ưu tiên cho những thí sinh đăng ký ĐH FPT là nguyện vọng 1, 2, 3

Do đó, cách tốt nhất để chọn được một ngành học phù hợp chính là hãy sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo sở trường và đam mê của bản thân. Ngành học nào thí sinh yêu thích nhất nên để nguyện vọng 1, theo sau đó mới là các lựa chọn dự phòng của nguyện vọng 2, 3, 4…

Và với cách sắp xếp như vậy, thí sinh cũng nên lưu ý đến các trường ĐH có điểm ưu tiên cho việc đăng ký các nguyện vọng đầu. Điển hình là Trường ĐH FPT sẽ dành 3 điểm ưu tiên cho những thí sinh đăng ký ĐH FPT là nguyện vọng 1, 2, 3.

Hãy đăng ký nguyện vọng ít nhưng “chất”

Với việc quy chế thi không giới hạn số lượng nguyện vọng, đã có thí sinh “xả phanh” đăng ký tới 20 – 30 nguyện vọng mỗi mùa thi. Tuy nhiên, việc đăng ký tràn lan như vậy thực ra không làm tăng cơ hội trúng tuyển mà chỉ gây mất thời giờ và thậm chí làm xao nhãng mục đích thi cử thực sự của thí sinh.

Quan điểm chung của các chuyên gia hướng nghiệp vẫn là “thi để học” chứ không chỉ “thi để đậu”. Do đó, thí sinh nên dành sự quan tâm cho các ngành mà mình thực sự có đủ đam mê và năng lực để theo đuổi, đồng thời nhu cầu việc làm của thị trường lớn chứ không chỉ là các ngành mà mình có khả năng đỗ.

Trong xu hướng của cách mạng 4.0 và toàn cầu hóa, 2 ngành được quan tâm nhất chính là Công nghệ thông tin và Ngôn ngữ. Với ngành Công nghệ thông tin, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào ĐH FPT, ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa… Đặc biệt, ĐH FPT những năm gần đây thường xuyên dẫn đầu trong top lựa chọn của các nhà tuyển dụng đã khẳng định uy tín về chất lượng đào tạo với 96% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, đồng thời mới đây trở thành Đơn vị Đào tạo Công nghệ thông tin xuất sắc nhất 2018 do Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á ASOCIO trao tặng.

Với ngành Ngôn ngữ, những địa chỉ đào tạo uy tín là ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia, ĐH Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, ĐH FPT… Nếu thí sinh đã có sẵn các chứng chỉ ngoại ngữ như TOFEL, IELTS (Tiếng Anh), HSK (Tiếng Trung), JLPT (Tiếng Nhật), DELF (Tiếng Pháp)… thì có thể sử dụng chứng chỉ này để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường.

Thí sinh có từ 6.0 IELTS hoặc 80 điểm TOEFL iBT sẽ được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh ĐH FPT

Sau khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cả nước sẽ nhận kết quả xét tuyển muộn nhất vào 17h ngày 9/8. Nếu chưa trúng tuyển, thí sinh còn một cơ hội nữa là tham gia xét tuyển bổ sung vào đợt cuối cùng từ ngày 28/8.

Hải Nguyễn

Exit mobile version