Sinh viên được bao công ty mời gọi vì trải nghiệm hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm tốt

Kiến thức chuyên môn vững chắc, ngoại ngữ siêu đỉnh cùng tinh thần chủ động học hỏi đã giúp nhiều sinh viên ĐH FPT được nhà tuyển dụng mời gọi ngay từ khi còn đang lui tới giảng đường.

Phạm Quốc Nghị hiện đang là sinh viên năm thứ 3, chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm tại ĐH FPT với nhiều thành tích nổi bật trong học tập và các sân chơi được dân công nghệ săn đón như: cuộc thi Lập trình quốc tế ACM ICPC 2019, Giải Nhất bảng A cuộc đua lập trình FPT Edu Hackathon 2019, Giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệm FPT Edu Biz Talent 2020 lĩnh vực công nghệ thông tin…

Nhưng điều ấn tượng hơn cả là trong thời điểm bạn bè đồng trang lứa đang đắn đo chọn nơi thực tập, loay hoay với nỗi lo thất nghiệp thì Quốc Nghị đã nhận được lời mời làm việc chính thức tại công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam.


Tham gia các chương trình trải nghiệm là cách để Nghị tích lũy kỹ năng cần thiết trong công việc và cuộc sống

“Mặc dù đang theo học tại ĐH FPT Cần Thơ và công ty cũng có chi nhánh tại địa phương nhưng mình vẫn muốn một lần Bắc tiến. Trụ sở chính của công ty nằm ở Hà Nội – cái nôi của ngành Công nghệ thông tin tại miền Bắc, sở hữu cơ sở dữ liệu lớn về các dự án. Chính vì vậy, mình quyết định “đầu quân” về đây với mong muốn có những trải nghiệm mới, có cơ hội để phát triển bản thân nhiều hơn”.

Cũng theo Quốc Nghị, nhờ được đào tạo bài bản với chương trình chất lượng cao, cập nhật kiến thức theo xu hướng phát triển của thế giới nên cậu bạn có được nền tảng chuyên môn tốt. Cộng thêm với những lần “chinh chiến” tại các cuộc thi giúp Nghị tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm trong ngành thể dễ dàng thích nghi với các dự án mới một cách nhanh chóng. Đó cũng là lý do mà Nghị cho rằng mình lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Quốc Nghị cho rằng yếu tố quyết định để tăng sức cạnh tranh trong thị trường lao động nằm ở khả năng tự học hỏi và thích nghi với công việc của sinh viên

Các nhà tuyển dụng hiện nay đề cao Gen Z bởi tính cách cởi mở, tư duy chủ động tìm tòi trong thực tế để mở rộng vốn hiểu biết. Gen Z có cái nhìn cân bằng hơn so với các thế hệ trước về vai trò của các yếu tố phát triển bản thân. Ngay cả thất bại, một thứ từng được xem là tiêu cực cũng dần được Gen Z chấp nhận và coi đó là trải nghiệm cần thiết để trở nên sáng tạo hơn, kiên cường hơn.

Không ngại lăn xả vào các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên tự tin, năng động và tư duy đa chiều hơn

Tại ĐH FPT, sinh viên không chỉ lên lớp để tiếp thu kiến thức chuyên ngành mà còn mở rộng tầm nhìn, phát triển kỹ năng thông qua 6 nhóm trải nghiệm cốt lõi gồm: trải nghiệm công nghệ, trải nghiệm các hoạt động và khóa học về kỹ năng thế kỷ 21, trải nghiệm văn hóa Việt Nam và văn hóa Á Đông, trải nghiệm các khóa học và hoạt động để trở thành lãnh đạo tương lai, trải nghiệm xu thế xã hội và văn hóa tương lai, trải nghiệm thế giới đa văn hóa. Nhờ vậy, các thế hệ sinh viên ĐH FPT thường có được lời mời từ các nhà tuyển dụng tiềm năng dù còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Học tập và sinh hoạt trong mô hình “trường học trải nghiệm” giúp sinh viên ĐH FPT dễ dàng ghi điểm với nhà tuyển dụng

Theo Yeah1