Bạn có thể bị thay thế, đào thải khỏi công việc bạn đang làm bất cứ lúc nào nếu bạn không GIỎI hơn, XUẤT SẮC hơn hay không?
Theo như định nghĩa của Tổ chức Đánh giá và Giảng dạy Các Kỹ năng của Thế kỷ 21, gọi tắt là AT21CS (Assessment and Teaching of 21 Century Skills) tại Đại học Melbourne (Úc), kỹ năng của thế kỷ 21 bao gồm 4 nhóm kỹ năng chính.
Thứ nhất là nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.
Thứ hai là nhóm các kỹ năng tư duynhư sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.
Thứ ba là nhóm kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.
Cuối cùng là kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.
Những kỹ năng của thế kỷ 21 được nhiều nước xác nhận nhất: Giao tiếp; Sáng tạo; Tư duy phản biện; Giải quyết vấn đề. Nguồn: Trung tâm Giáo dục Toàn cầu tại Viện Brookings
-
Nội dung bài viết
Kỹ năng sáng tạo (Creative Skill)
Cũng giống như sự tự tin, sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng.
Có khả năng sáng tạo, bạn sẽ bẻ gãy tư duy đóng khung (fixed mind), luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Sinh viên ĐH FPT luôn được hỗ trợ tối đa để được sáng tạo, phát triển bản thân một cách toàn diện thông qua nhiều hoạt động ngoại khoá, hoạt động được tích hợp trong chương trình giảng dạy…
Ngoài việc giảng dạy, ĐH FPT cũng tổ chức các cuộc thi, chương trình, dự án thực tế cho sinh viên nhằm tạo môi trường cho sự trao đổi về ý tưởng giữa học sinh sinh viên và giảng viên, nâng cao kinh nghiệm và năng lực cho giảng viên trong việc tư vấn, huấn luyện, từ đó nâng cao khả năng hỗ trợ của đội ngũ giảng viên tại trường. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình giáo dục đổi mới sáng tạo trong trường đại học mà ĐH FPT luôn chú trọng phát triển.
-
Kỹ năng Tư duy phản biện (Critical Thinking)
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng gần đây tư duy phản biện mới thật sự được quan tâm tại Việt Nam. Nó cũng chính là một điểm yếu “chết người” mà rất nhiều người mắc phải. Nói một cách dễ hiểu, khi bạn không có tư duy (tinh thần) phản biện, bạn làm việc như một cái máy, bạn lắng nghe như một con robot. Sếp nói gì bạn làm nấy. Trong cuộc thảo luận, bạn chỉ biết nghe ý kiến của người khác, sau đó làm theo mà không có lập trường hay ý kiến của riêng mình.
Trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0, bạn không thể như 1 cái máy. Bạn phải có ý kiến, quan điểm, tư duy, sự sáng tạo của riêng mình.
Hiểu một cách đơn giản, bạn phải có tư duy chất vấn, đóng góp, phản biện (phản bác) lại những gì bạn cho là có thể khác, có thể có cách giải quyết khác.
Việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết, bởi nhờ có tư duy phản biện, bạn sẽ hình thành thói quen, biết cách tiếp cận vấn đề đa chiều, linh hoạt; có khả năng quan sát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo, từ đó dễ thích nghi trước mọi đổi thay trong cuộc sống, công việc.
Kỹ năng phản biện luôn được áp dụng vào mỗi tiết học Tiếng Anh tại trường
Để trang bị và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, bảo đảm có việc làm tốt sau khi tốt nghiệp đòi hỏi nỗ lực liên tục của SV trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như sự hỗ trợ tích cực của nhà trường và doanh nghiệp. Sự kết nối và hỗ trợ của doanh nghiệp với cơ sở giáo dục ĐH trong hình thành và tích lũy kỹ năng nghề nghiệp cho SV phải được thực hiện sớm.
Trong phỏng vấn tuyển dụng, các doanh nghiệp thường yêu cầu người ứng tuyển phải có kinh nghiệm và điều này thường hay bị phản ứng là SV mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm. Nhưng thực tế, SV có rất nhiều cơ hội tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm trong suốt 4 năm học ĐH thông qua cách thức học tập dựa trên công việc thực tế. Vị trí công việc của các tân kỹ sư, tân cử nhân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm mà các bạn có được trong 4 năm làm SV.
Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên ĐH FPT được trang bị đầy đủ về thể chất (bộ môn Vovinam); kỹ năng mềm (thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm,…); ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung). Đây là những yếu tố để đảm bảo SV có khả năng tiếp thu kiến thức và phát triển nền tảng nghề nghiệp trong giai đoạn sau này. Các kỹ năng này tiếp tục được nâng cao, tích hợp kỹ lưỡng vào từng học phần chuyên ngành trong giai đoạn tiếp theo.
-
Kỹ năng giao tiếp
Trong hầu hết các nghiên cứu về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp được chỉ ra như là kỹ năng quan trọng nhất. Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả kỹ năng nói và viết – khả năng của bạn thể hiện ở những thứ bạn viết ra và những thứ bạn nói ra. Đây không phải là một phát hiện bất ngờ bởi kỹ năng giao tiếp rất phổ biến. Bạn không thể thực sự thành công trong cuộc sống nếu bạn không giỏi trong việc thể hiện và giải thích mọi thứ.
Đối với ứng viên ngày nay, khả năng giao tiếp là điều cần thiết để nâng cao cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và lịch sự. Điều quan trọng là phải truyền tải thông điệp của bạn qua các cách sao cho mọi người có thể hiểu được.
Nhưng tập trung vào những kỹ năng giao tiếp bị động cũng rất quan trọng. Đó chính là nâng cao kỹ năng nghe của bạn – bạn cần phải biết cách lắng nghe mọi người nói thay vì chỉ chăm chăm đợi đến lượt của mình.
Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp cũng bao gồm ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc mọi người có thể hiểu thông điệp của bạn đến đâu.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Công nghệ phát triển nhanh chóng, khiến cho các công việc đơn giản ngày một được tự động hoá nhiều. Để được săn đón trong thị trường lao động, người trẻ cần có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Đó là khả năng tìm ra được lời giải thuyết phục cho các vấn đề thực tế đòi hỏi tư duy mới mẻ, sáng tạo mà máy móc không thể xử lý được. Ví dụ như lên chiến lược cho nhiều năm tới của công ty, phát triển sản phẩm mới, đề xuất chiến dịch truyền thông sáng tạo…
FU HN