Không sử dụng máy tính bỏ túi, không học tủ, không phân tích tác phẩm, đề thi riêng 13/5 – Đại học FPT “kích thích” tư duy logic, kỹ năng tính toán và khả năng sáng tạo của thí sinh với những câu hỏi trắc nghiệm EQ, IQ…
>Thông báo Tuyển sinh Hệ đại học chính quy năm 2018 – đợt thi sơ tuyển ngày 13/5/2018
Kỳ thi sơ tuyển của Đại học FPT năm 2018 sẽ diễn ra vào ngày 13/5. Thí sinh có 180 phút để hoàn thành bài thi bao gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận.
Bài thi trắc nghiệm hấp dẫn
90 câu trong phần thi trắc nghiệm của Đại học FPT thuộc những câu hỏi về EQ (chỉ số cảm xúc), IQ (chỉ số thông minh), khả năng sáng tạo và hiểu biết xã hội.
Không sử dụng máy tính bỏ túi, thí sinh phải vận dụng kỹ năng tính toán nhanh và tư duy logic để làm bài. Trong thời gian 120 phút trắc nghiệm, thí sinh phải phân bổ thời gian hợp lý để có thể hoàn thành phần thi này.
Thí sinh Nguyễn Mai Hương (THPT Chuyên Hùng Vương) nhận xét đề thi năm 2017 hay, Hương làm được 50/60 dù từng làm dạng đề này trước đó: “Đề thi không dễ, khá dài, mang tính suy luận, đòi hỏi tư duy rất cao. Bạn nào làm được đề thi này thì rất xứng đáng giành học bổng”.
Đây không chỉ là đề thi giúp sinh viên thử sức và giành tấm vé trở thành sinh viên Đại học FPT. Đồng thời, là cơ hội để kiểm tra năng lực và độ phù hợp với ngành nghề đã chọn.
Đề luận: Nói không với học tủ
Đề thi phần viết luận của Đại học FPT khiến thí sinh thích thú bởi luôn cập nhật thời sự hoặc đề cập đến một vấn đề đang gây tranh cãi. Ví dụ năm 2017 đề luận bàn về vấn đề: “Mạng xã hội mang lại cho chúng ta thế giới rộng lớn hơn, kết nối với nhiều người hơn, thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn. Có ý kiến cho rằng: Càng tốn thời gian kết nối càng nhiều trên mạng xã hội, chúng ta càng mất kết nối với nhau”. Trình bày quan điểm của bạn về ý kiến trên. Hãy củng cố quan điểm và lập luận bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống”.
Bạn Hoàng Tuấn (học sinh trường THPT Vũng Tàu) chia sẻ: “Đề tài rất thiết thực. Khi mạng xã hội phát triển, nó khiến con người xích lại gần nhau hơn nhưng cũng vì thế mà có những mối quan hệ vốn dĩ rất gần lại bị đẩy ra xa”. Tuấn kể thêm về những lần gặp gỡ bạn bè, rất nhiều người cầm điện thoại lướt Web, Online Facebook. Dù ngồi chung một bàn nhưng chẳng nói với nhau câu nào cho đến khi về. Mạng xã hội có thể giúp kết nối với những người chưa một lần gặp ở tận nước ngoài nhưng thực tế thời gian trò chuyện với bố mẹ chung nhà, bạn bè chung lớp lại ít đi.
Trong khi đó, Nguyễn Minh Huy (trường THPT Hàn Thuyên) trình bày quan điểm: “Tác động tích cực hoặc tiêu cực của mạng xã hội đều phụ thuộc vào cách người sử dụng”. Theo Huy, các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Printerest…là cách để tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất. Nhiều tin nóng như tai nạn, cháy nổ, … các báo đài trong quá trình xử lí tin tức thì người dùng facebook đã cập nhật nhanh chóng trên mạng. Nó kết nối thông tin nhanh nhạy nhưng không nên lạm dụng và mất quá nhiều thời gian cho nó.
Năm nay, nhiều thí sinh đang rất trông ngóng tới kì thi sơ tuyển của Đại học FPT. Nhiều bạn luôn cập nhật, theo dõi Fb Fanpage:
để thử sức với những câu hỏi, nghe những chia sẻ hướng dẫn của các anh chị khoá trên để chuẩn bị cho kì thi sắp tới.
PV (tổng hợp)