Trường Đại học FPT

Tài chính Ngân hàng: Ngành học chưa bao giờ hết “hot”?

Là một ngành chưa bao giờ hết “hot”, Tài chính – Ngân hàng đặc biệt hấp dẫn các bạn trẻ có đam mê và muốn thử sức mình trong lĩnh vực này.

Với vai trò như “xương sống của nền kinh tế”, Tài chính – Ngân hàng là mảnh đất màu mỡ nơi có cơ hội việc làm rộng mở, môi trường làm việc hấp dẫn. Cử nhân tốt nghiệp ngành này có thể bắt đầu làm việc ở nhiều vị trí như chuyên viên tín dụng, kế toán, kiểm toán, chuyên viên kinh doanh tiền tệ, quản trị tài sản và nguồn vốn, Phân tích tài chính doanh nghiệp… Bên cạnh đó, kiến thức ngành cũng được coi là vô cùng hữu ích trong mọi lĩnh vực của đời sống như: Quản lý tài chính cá nhân, gia đình,…

Theo các “tiền bối” trong ngành, để thành công trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, sinh viên cần được trang bị tốt kiến thức chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Ngân hàng là một lĩnh vực thú vị, nhưng đầy thách thức. Ngoài chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm sẽ phục vụ đắc lực cho bạn về tài chính quốc tế, cho bạn nhiều cơ hội rộng lớn ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cơ hội sớm cọ xát với công việc thực tế rất quan trọng, giúp sinh viên tự tin hơn khi ra trường.

Tại Đại học FPT, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ có những điều kiện học tập tốt cùng vô số cơ hội thực hành kiến thức.
Tuy nhiên, không phải sinh viên Tài chính – Ngân hàng nào cũng được trang bị những điều này. Tình trạng học chay, xa rời kiến thức thực tế, thiếu ngoại ngữ và “hổng” kĩ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, phản biện… khi đi làm khiến một số lượng không ít cử nhân ngành này thất nghiệp.

Tại Đại học FPT, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ có những điều kiện học tập tốt cùng vô số cơ hội thực hành kiến thức. Mang đặc thù mô hình trường đại học nằm trong doanh nghiệp – Đại học FPT có mạng lưới đối tác là các doanh nghiệp lớn, uy tín, luôn sẵn sàng đón nhận sinh viên của trường tới thực tập và làm việc nếu đáp ứng được yêu cầu.

Chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng của Đại học FPT được thiết kế cập nhật theo chương trình của các trường nổi tiếng thế giới, tiếp cận theo chuẩn đào tạo của các tổ chức nghề nghiệp như AACSB, APCSB và đảm bảo theo các đặc thù của nền Tài chính – Ngân hàng.

Suốt 4 năm học, sinh viên Tài chính – Ngân hàng, Đại học FPT được học theo chương trình đào tạo cập nhật theo chương trình của các trường nổi tiếng thế giới, tiếp cận theo chuẩn đào tạo của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Các bạn có từ 4 – 8 tháng thực tập tại doanh nghiệp (on the job training), với các vị trí khác nhau như: chuyên viên ngân hàng, kế toán, kinh doanh, chăm sóc khách hàng… Trong quá trình thực tập, các bạn được cọ xát thực tế, thực hành các nghiệp vụ, học cách làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Nhiều bạn khẳng định được mình ngay trong kì thực tập như: Ký kết được những hợp đồng, thương vụ lớn, được ra nước ngoài làm việc, được tuyển vào làm kể cả khi chưa lấy bằng đại học.


Thế mạnh của sinh viên Đại học FPT là sở hữu nhiều kiến thức thực tế.

Vũ Ngọc Lương – Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng Đại học FPT dù đang là sinh viên năm cuối, nhưng đã đi làm chính thức được một năm tại công ty DFS Việt Nam, với mức lương khoảng 400 USD/ tháng. Lương “trúng tuyển” nhờ được đánh giá rất tốt khi tham gia thực tập tại công ty.

“Sinh viên FPT có lợi thế lớn về kiến thức chuyên ngành, phân tích báo cáo tài chính… và các kỹ năng mềm có được nhờ tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động phát triển cá nhân tại trường. Lúc đi phỏng vấn xin việc, mình cũng không có bí quyết gì đặc biệt, ngoài tự tin thể hiện hết những gì mình đã được học tại trường” – Vũ Ngọc Lương tâm sự.

Nhiều doanh nghiệp, công ty có đánh giá cao về sinh viên Đại học FPT sau vài tháng các bạn đến thực tập, học hỏi. Đại diện Công ty Haitian Plastics Machinery nhận xét, có một chút khác biệt của sinh viên Đại học FPT với sinh viên nhiều nơi khác, đó là các bạn sở hữu nhiều kiến thức thực tế hơn.

“Nhân sự là vấn đề lớn với những doanh nghiệp nước ngoài như chúng tôi khi đến Việt Nam, nếu có thể tiếp tục đào tạo lớp trẻ như Đại học FPT đang làm, chúng tôi sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề đó trong tương lai nữa”. Anh Trương Việt Dũng (Chuyên viên cao cấp Phát triển Sản phẩm Huy động vốn – Ngân hàng Techcombank) bày tỏ sự hài lòng với sinh viên FPT tới thực tập tại ngân hàng.

“Sinh viên Nguyễn Lê Hưng – ngành Tài chính Ngân hàng Đại học FPT đã tạo được ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo vì sự nhiệt tình trong công việc, chăm chỉ, ngoan, lễ phép, chấp hành nghiêm túc quy định của ngân hàng. Và việc hoàn thành tốt công việc tại một môi trường chuyên nghiệp và đầy áp lực nhưng không thiếu cơ hội như tại Techcombank cũng là một nỗ lực đáng kể của em Hưng” – anh Dũng đưa ra lời khen ngợi.

Theo Dân trí

Năm 2017, Đại học FPT tuyển sinh ngành Tài chính Ngân hàng theo hai hình thức: tham gia kỳ thi tuyển sinh ngày 14/5 hoặc đăng ký xét tuyển. Thí sinh có tổng điểm trung bình 3 môn trong 5 học kỳ liêp tiếp ở THPT từ 21 điểm trở lên (làm tròn đến một chữ số thập phân) xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Đại học FPT đủ điều kiện miễn thi kỳ thi tuyển sinh đầu vào của Trường Đại học FPT có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển về Trường.

Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển vào trường Đại học FPT theo 1 trong 3 cách: Đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website của trường; Gửi hồ sơ qua bưu điện; Đăng ký xét tuyển trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh. Thời hạn cuối cùng để các thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học FPT là ngày 11/5/2017. Kết quả xét tuyển sẽ được trường công bố sau ngày 15/5/2017 trên website của trường.

Exit mobile version