Truyền thông đa phương tiện – ngành học được gen Z yêu thích

Nội dung bài viết

Truyền thông đa phương tiện đang được xem là ngành “Hot” trong thời đại số. Cùng Đại học FPT tìm hiểu về chuyên ngành này nhé!

Thời đại công nghệ số đã mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp cũng như định hướng phát triển. Kèm theo đó, ngành truyền thông đa phương tiện cũng vươn lên như một quy luật tất yếu với mức lương hấp dẫn. Đây được coi là một trong những ngành học được quan tâm nhất trong thời đại hiện nay. 

Truyền thông Đa phương tiện là gì?

Nhờ vào sự bùng nổ và phát triển không ngừng của nền công nghiệp 4.0, chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện ngày càng có sức hút mạnh mẽ và có ảnh hưởng rất nhiều đến con người và cuộc sống.  

Do đó, hiểu đơn giản chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, giáo dục,…

Chuyên ngành truyền thông đa phương tiện học gì?

Khi theo học chuyên ngành truyền thông đa phương tiện, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức nền tảng về công nghệ, kỹ năng chuyên môn như: báo chí, PR, tổ chức sự kiện, Biên tập viên, đồ họa,… kỹ năng tác nghiệp như: quay phim, chụp ảnh, thuyết trình,…

Bên cạnh đó, sinh viên còn được tạo điều kiện để phát triển các kỹ năng mềm cùng kiến thức kỹ thuật phục vụ xử lý hình ảnh, âm thanh, ấn phẩm đồ họa,…

SV FPT được thực hành thực tế

Triển vọng nghề nghiệp khi theo học Truyền thông đa phương tiện

Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 64 triệu người sử dụng Internet (Theo thống kê của We Are Social năm 2018). Như vậy, Internet đã và đang trở thành công cụ quảng cáo phổ biến nhất. Có thể thấy được, ngành truyền thông đa phương tiện trong tương lai vẫn là một ngành “thời thượng” có tính cạnh tranh cao và thu hút nhiều nguồn tiềm năng lớn. 

Mặc khác, theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.HCM, mỗi năm sẽ cần đến 21.600 nhân lực trong nhóm ngành Truyền thông – Quảng cáo. Tuy nhiên, con số đào tạo thực tế mỗi năm chưa đến 10.000 thí sinh/năm. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực bị khan hiếm và sinh viên có rất nhiều cơ hội sau khi tốt nghiệp. 

Sinh viên Đại học FPT

Học Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học FPT có gì khác biệt?

Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện. Đại học FPT đã đón đầu xu hướng và tập trung vào quá trình đào tạo chất lượng, hiệu quả.

Chương trình đào tạo trọng tâm, chất lượng

  • Chương trình đào tạo chú trọng thực hành, gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp, thực tập từ năm 3 tại các đối tác của ĐH FPT, thời gian thực tập 4-8 tháng với dự án thực.
  • Giáo trình nhập khẩu từ các nhà xuất bản và trường ĐH nổi tiếng trên thế giới để cập nhật kiến thức
  • Sinh viên được trang bị 2 ngoại ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Trung
  • 100% sinh viên có cơ hội du học ngắn hạn để trau dồi ngoại ngữ và trang bị phông nền văn hoá cũng như cơ hội việc làm quốc tế sau này, 66% chương trình đào tạo là thực hành thực tế…

Trương Mỹ Chi – SV chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện chia sẻ: “Truyền thông Đa phương tiện – ĐH FPT không chỉ giúp cho bạn phát triển tài năng mà còn giúp cải thiện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm của bạn. Bạn sẽ thông thạo 2 ngoại ngữ. Ngoài ra, khi học ngành này bạn sẽ sớm được đương đầu với những thách thức, cơ hội. Rèn luyện cho bạn sự thích ứng nhạy bén, xử lý những vấn đề sáng suốt và chuyên nghiệp”.

Phòng thực hành Studio

Lộ trình đào tạo khác biệt

Sinh viên Đại học FPT sẽ có một lộ trình đào tạo khác biệt, bao gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Nền tảng – hội nhập (6 tháng – 1 năm)
  • Giai đoạn 2: Kiến thức cơ sở (5 học kỳ)
  • Giai đoạn 3: Thực tập thực tế (4 – 8 tháng)
  • Giai đoạn 4: Chuyên ngành hẹp và đồ án tốt nghiệp (3 học kỳ)

Chương trình học 100% Tiếng Anh

Tại Đại học FPT, tất cả sinh viên sẽ được học tập với giáo trình tiếng Anh. Các giáo trình chuyên ngành mà ĐH FPT sử dụng đều có bản quyền của các nhà xuất bản nổi tiếng như: McGraw Hill, Pearson, Cengage, Jones and Bartlett Learning, John Wiley… (trừ một số môn bắt buộc sử dụng giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Điều này sẽ vô cùng có lợi cho sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng tìm kiếm được nhiều vị trí có mức lương hấp dẫn. 

Một buổi công chiếu phim của SV chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện

Chú trọng đào tạo kinh nghiệm thực tế, gắn lý thuyết với thực hành

Chú trọng những trải nghiệm thực tế, sinh viên đại học FPT được tiếp cận với những bài giảng, công nghệ hiện đại và môi trường doanh nghiệp.

Tại đây, sinh viên có nhiều cơ hội được học tập và trải nghiệm thực tế thông qua các dự án lớn nhỏ liên quan đến từng môn học lẫn ngành học. Thậm chí sinh viên còn có thể làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các công ty truyền thông nổi tiếng, đài truyền hình, các công ty Agency,… Điều này sẽ tạo cơ hội cũng như tiền đề vững vàng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng thích ứng và đảm bảo chất lượng công việc một cách hiệu quả nhất. 

Nghiêm Hoàng Linh – SV chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện chia sẻ:  “Với mình, tuổi trẻ là để khám phá những điều mới mẻ về Media. Mình yêu thích chuyên ngành Truyền thông. Với sự khác biệt và sáng tạo trong phương thức đào tạo của Đại học FPT, mình tin tưởng Đại học FPT sẽ giúp mình thỏa sức sáng tạo trong lĩnh vực này”.

Nhiều sự kiện diễn ra nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức thực tế

Đẩy mạnh rèn luyện kỹ năng mềm

Đại học FPT nói chung và chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện nói riêng có hơn 40 câu lạc bộ đội nhóm hoạt động sôi nổi, thường xuyên tổ chức các sự kiện, chương trình thú vị, sinh viên có thể tự do lựa chọn tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân. Ngoài ra, sinh viên còn có thể tham gia những chương trình trải nghiệm tham quan các doanh nghiệp. Điều này giúp sinh viên chủ động, sáng tạo và học hỏi được nhiều hơn từ thực tế.

Cơ hội nghề nghiệp toàn cầu sau khi tốt nghiệp

Theo học chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện tại Đại học FPT, sau khi tốt nghiệp, bên cạnh năng lực chuyên môn vững vàng, thành thạo 2 ngoại ngữ, kỹ năng mềm được hoàn thiện, sinh viên còn có được vốn kiến thức thực hành cũng như kinh nghiệm thực tế, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ vị trí nhà tuyển dụng. 

Trước khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ được hỗ trợ các kỹ năng viết CV hiệu quả, bí quyết để tỏa sáng trong buổi phỏng vấn, cách xây dựng thương hiệu cá nhân, bí quyết đàm phán lương với nhà tuyển dụng,…

Trường có cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho việc học và sinh hoạt

Mức thu nhập dành cho cử nhân chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện là chuyên ngành có rất nhiều triển vọng, mức lương sẽ khác nhau tùy theo thời điểm:

  • Mức lương cho sinh viên mới ra trường vào khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng
  • Mức lương cho những bạn đã có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên sẽ rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng
  • Với những cá nhân giàu kinh nghiệm, thâm niên trong nghề cũng như có năng khiếu đặc biệt về thẩm mỹ, kỹ năng mức lương có thể từ 15 – 20 triệu/tháng.

Tuy nhiên, mức lương sẽ phụ thuộc vào sinh viên như: Khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng tổ chức sự kiện, công ty mà bạn đang làm,…

Với sự phát triển như “vũ bão” của công nghệ số, Truyền thông đa phương tiện là chuyên ngành học đầy triển vọng trong tương lai. Hứa hẹn sẽ mang đến những hạn mục thay đổi đầy ngoạn mục trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo.

Diệu My