Ứng dụng xếp hạng học tập giúp sĩ tử thêm căn cứ chọn trường

Ứng dụng xếp hạng học tập giúp sĩ tử thêm căn cứ chọn trường

Thông qua ứng dụng SchoolRank, sĩ tử lớp 12 biết được kết quả học tập của mình xếp hạng bao nhiêu so với học sinh toàn quốc. Từ đó, các bạn có thêm căn cứ chọn ngành, chọn trường phù hợp trong mùa tuyển sinh 2020 nhiều thách thức.

SchoolRank là công cụ tra cứu thứ hạng học tập đầu tiên dành cho học sinh THPT, được trường ĐH FPT ra mắt vào ngày 1/4/2020. SchoolRank được phát triển theo phương pháp luận ATAR (Australian Tertiary Admission Ranking). Đây là phương pháp luận nổi tiếng được các trường ĐH hàng đầu Australia lựa chọn làm cơ sở tuyển sinh đầu vào chất lượng cao.

Bằng cách thống kê điểm số của học sinh ở tất cả các trường THPT toàn quốc, SchoolRank cho phép người dùng truy cập, tra cứu thông tin liên quan tới xếp hạng học tập của mình. Ứng dụng xếp hạng học sinh theo 2 “bảng” riêng biệt: theo học bạ THPT (sử dụng điểm số 9 môn học cơ bản trong chương trình lớp 11 và học kỳ I lớp 12) và theo kết quả thi THPT 2020.

Truy cập vào ứng dụng ở địa chỉ https://schoolrank.fpt.edu.vn/, bằng một vài thao tác nhập điểm đơn giản, sĩ tử lớp 12 có thể biết được mình xếp hạng bao nhiêu so với học sinh toàn quốc. Một giấy chứng nhận được cấp từ SchoolRank sẽ được gửi về địa chỉ email đã đăng ký của học sinh. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.

Bắt đầu từ mùa tuyển sinh năm nay, ĐH FPT sẽ sử dụng ứng dụng SchoolRank để nâng cao chất lượng đầu vào bằng cách tuyển sinh các sĩ tử có xếp hạng học tập thuộc Top50 theo SchoolRank, trao học bổng cho các bạn lọt top10, top 20. Kết quả xếp hạng học tập từ SchoolRank cũng có giá trị tham khảo giúp học sinh cuối cấp tự đánh giá năng lực cá nhân so với mặt bằng chung, từ đó có căn cứ chọn ngành, chọn trường phù hợp với bản thân.

Sĩ tử có thêm căn cứ chọn trường

Ngay khi được ra mắt, SchoolRank đã được nhiều học sinh lớp 12 sử dụng để tra cứu xếp hạng học tập của mình. Đa phần cảm thấy thú vị với ứng dụng hữu ích, miễn phí, lần đầu được công khai rộng rãi trên Internet.

Lê Thị Bảo Trân (THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bình Định) chia sẻ: “Sử dụng SchoolRank, mình và bạn bè biết được thứ hạng học tập so với học sinh cả nước. Nếu điểm học bạ hơi kém một chút thì có thể cố gắng ôn tập, thi THPT đạt điểm cao để nâng xếp hạng lên.”

Bảo Trân cho biết thêm, cô và bạn bè cũng sử dụng kết quả xếp hạng này làm căn cứ để chọn ngành, chọn trường.

Chung suy nghĩ với Bảo Trân, Thùy Dương (HS lớp 12, Thái Bình) cho hay: “SchoolRank tiện lợi vì chỉ cần nhập điểm vào là có kết quả xếp hạng luôn, không tốn thời gian, chi phí gì cả. Mình còn được nhận Giấy chứng nhận do chính SchoolRank gửi về, rất đáng tin cậy. Biết được mình xếp hạng thứ bao nhiêu so với bạn bè cả nước là một cách để tự đánh giá năng lực bản thân trước khi chọn ngành, chọn trường ĐH.”

Năm nay, Bảo Trân và Thùy Dương đều có chung nguyện vọng trở thành sinh viên ĐH FPT. Ảnh Thuỳ Dương (Trái)

“Mình muốn trở thành sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại ĐH FPT. Ngôn ngữ là thế mạnh của mình, còn chọn ĐH FPT vì mình thích môi trường trẻ trung, năng động, quốc tế hóa, cơ cơ hội ra nước ngoài học tập, trải nghiệm để nâng cao vốn ngôn ngữ”, Bảo Trân cho biết.

Trước thông tin, ĐH FPT tuyển sinh thí sinh thuộc Top50 theo SchoolRank, Bảo Trân không quá lo lắng: “Mình thấy việc ĐH FPT tuyển sinh căn cứ vào xếp hạng SchoolRank rất hay, giúp nâng cao chất lượng sinh viên tuyển vào trường. Nếu xét tuyển học bạ như các năm trước, chỉ cần xét điểm 3 môn Toán, Văn, Anh nhưng theo SchoolRank thì phải sử dụng điểm của 9 môn học cơ bản. Các bạn phải học tập tương đối tốt mới có thể lọt Top50 toàn quốc được. Đối với sinh viên chúng mình, SchoolRank giúp định hướng chính xác hơn, khả năng bản thân có thể vào trường nào, tránh trường hợp trượt ĐH đáng tiếc.”

Hoàng Tùng cũng vừa sử dụng SchoolRank để tra cứu xếp hạng học tập của mình. Tuy nhiên, do không chú tâm học các môn xã hội, điểm học bạ của nam sinh lớp 12 này khá thấp. Tùng nằm ngoài Top50 theo SchoolRank. Theo quy chế tuyển sinh ĐH FPT – ngôi trường mà Tùng mong muốn trở thành tân sinh viên, nam sinh không đủ điều kiện xét tuyển.

“Nếu quy chế như mọi năm, mình đủ sức vào ĐH FPT, thậm chí là thi săn học bổng. Khi trường có thêm điều kiện xét tuyển Top50 theo xếp hạng SchoolRank, mình hơi bất ngờ và buồn với kết quả xếp hạng. Nhưng, mình không từ bỏ mục tiêu trở thành sinh viên ĐH FPT. Xếp hạng này khiến mình thêm động lực ôn tập thi THPT tốt hơn để nâng thứ hạng trên SchoolRank”, Tùng nói.

Theo Vietnamnet

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC FPT 2020

  • DD slash MM slash YYYY
  • This field is hidden when viewing the form