Trường Đại học FPT

Vì sao sinh viên ra trường “nản” việc?

Theo khảo sát thực hiện trong quý II/2016 của mạng việc làm Jobtreet Việt Nam trên gần 13.000 lao động, có đến 85% người lao động không hài lòng với công việc hiện tại

Nguyên nhân “nản” việc thường do mức lương (thấp), công việc không đúng với chuyên môn, ngại và khó tìm việc mới…

Sinh viên “yếu” và “thiếu” trên ghế giảng đường

Theo quan điểm của các chuyên gia giáo dục, việc làm trái ngành hoặc thất nghiệp được gói gọn trong 4 nguyên nhân:

Thứ nhất, do các cấp đào tạo ở bậc học phổ thông thường không có hoặc không chú trọng hoạt động hướng nghiệp. Học sinh chọn ngành học không vì niềm đam mê, yêu thích mà do cha mẹ mong muốn hoặc theo trào lưu ngành hot của xã hội. Không có thông tin về ngành học, không được định hướng nghề nghiệp đúng đắn, sinh viên buộc phải gồng mình học những chuyên ngành không yêu thích.

Thứ hai, các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam thường mang tính hàn lâm, một số trường có giáo trình xa rời thực tiễn, thiếu hoạt động thực hành. Từ đó, nhân sự bị thiếu kinh nghiệm thực tế, khó có thể làm việc ngay sau khi ra trường.

Thứ ba, các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp (DN) và nhà trường còn hạn chế, sinh viên không có cơ hội tiếp cận nhà tuyển dụng để nắm được và chuẩn bị trước cho những yêu cầu của DN.

Thứ tư, thiếu và yếu tính chủ động, kém ngoại ngữ cũng như các kỹ năng mềm cần thiết.

Thực tập thực tế tại doanh nghiệp giúp sinh viên cọ xát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Trường “cứ 5 sinh viên có 1 bạn làm việc tại nước ngoài”

Theo thống kê năm 2015, 98% sinh viên ĐH FPT có việc làm sau khi ra trường; 8,3 triệu đồng/tháng là mức lương trung bình, 15% sinh viên làm việc tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Singapore… Nhiều sinh viên được tuyển dụng từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường với mức lương “khủng” hoặc xây dựng sự nghiệp riêng và đạt được những thành công bước đầu.

Ông Trần Ngọc Tuấn, Phó Hiệu trưởng ĐH FPT, chia sẻ: “Chất lượng đào tạo thuộc về các trường đại học. Chúng tôi phải bảo đảm được các yếu tố: sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu của DN, có khả năng thích nghi trong môi trường toàn cầu. Ngay từ năm nhất, 100% tân sinh viên phải tham gia Tuần lễ định hướng giúp sinh viên nhìn nhận mục tiêu, rèn luyện của mình trong 4 năm tại trường. Đây cũng là “bước đệm” có tác dụng quan trọng trong hỗ trợ thông tin cho sinh viên về mọi mặt để thích nghi với môi trường FPT. Áp dụng mô hình On-the-Job Training tại DN, ngay từ năm thứ ba, 100% sinh viên của trường bắt buộc phải trải qua giai đoạn thực tập từ 4-8 tháng tại DN. Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Đại học FPT và các công ty đối tác, sinh viên sẽ được tham gia vào các dự án để cọ xát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Sinh viên ĐH FPT còn được học các kỹ năng thiết yếu của công dân toàn cầu như lái ô tô, võ thuật Vovinam, bơi lội, nhạc cụ dân tộc truyền thống, học kỳ nước ngoài… Đặc biệt, sinh viên được trang bị thành thạo 2 ngoại ngữ (tiếng Anh – Nhật hoặc tiếng Anh – Trung), được cọ xát thường xuyên trong môi trường quốc tế đến từ 19 nền văn hóa ngay tại trường. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh tiêu biểu của sinh viên Đại học FPT trên thị trường lao động hiện nay.

Theo Người lao động

Exit mobile version