Với nhiều bạn trẻ, đại học là cánh cửa dẫn đến thành công. Nếu chọn đúng cửa, hành trình đến với thành công của bạn sẽ thuận lợi hơn.
Dưới đây là một số tiêu chí chọn trường hiệu quả dành cho các bạn trẻ.
Môi trường học tập minh bạch, giảng viên tận tâm
Sự thiếu minh bạch trong thi cử, giảng viên xa rời người học có thể làm mất đi tinh thần học tập cũng như khát khao chinh phục tri thức của nhiều người. Tuy nhiên, tình trạng này không hề hiếm trong thực tế tại các trường đại học. Ngược lại, một môi trường học tập minh bạch, có các thầy cô giỏi, tâm huyết sẽ là điều kiện tốt để mỗi sinh viên được học tập và phát huy khả năng của mình.
“Tôi biết một số trường hợp bạn bè của mình vỡ mộng khi vào đại học chỉ vì tình trạng chạy điểm, đi quà thầy cô… Hay nhiều người từ học giỏi giang, hăm hở trở nên chán nản vì giảng đường quá nhạt. Vì thế, khi chọn trường vào đại học, hãy tham khảo nhiều nguồn thông tin để có lựa chọn tốt nhất”, Hà Vân đưa ra lời khuyên.
Cơ sở vật chất hiện đại
Một trong những nhân tố sinh viên nên cân nhắc khi chọn trường đại học chính là cơ sở vật chất của ngôi trường đó. Ngôi trường khang trang, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ sẽ giúp việc học tập của bạn dễ dàng, thuận lợi hơn.
Sĩ số ít, trang thiết bị hiện đại giúp mỗi học sinh được tiếp cận với kiến thức và trao đổi cùng giáo viên dễ dàng. Ngoài ra, phương pháp học tập hiện đại cũng giúp sinh viên giảm thiểu được thời gian lãng phí, tập trung vào kiến thức, chuyên môn của mình.
Nhiều cử nhân vẫn bỡ ngỡ khi ra trường, bởi họ thiếu những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện. Nếu được trang bị những kỹ năng này sớm từ khi còn học đại học thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh viên sẽ tự tin hơn rất nhiều sau khi tốt nghiệp.
Theo Trương Trung Anh – cựu sinh viên ĐH FPT, hiện làm kỹ sư phần mềm tại Nhật Bản thì trong bốn năm đại học, sinh viên cần cân đối giữa việc học và việc phát triển cá nhân, kỹ năng mềm. Bản thân Trung Anh, nhờ tích cực tham gia các chương trình ở trường nên thêm tự tin, hoàn thiện các kỹ năng của bản thân. Từ đó, chàng cử nhân công nghệ thông tin dễ dàng hơn khi tham gia tuyển dụng, chinh phục được cả nhà tuyển dụng khó tính.
Nguyễn Khánh Tùng – cựu sinh viên Đại học FPT, một người trẻ mới 23 tuổi hiện là giám đốc một công ty công nghệ ở Hà Nội chia sẻ: “Nếu không có quãng thời gian đi thực tập kéo dài 8 tháng ở đại học, tôi sẽ không thể mở công ty thành công”.
Học đi đôi với hành, nếu không được thực hành thường xuyên thì khi ra trường, các cử nhân không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp khá phổ biến hiện nay. Bởi thế, trường đại học lý tưởng là nơi tạo được điều kiện cho người học thực hành hoặc tiếp xúc với công việc thật càng sớm càng tốt.
“Trường đại học của tôi có chương trình On job training – thực tập tại doanh nghiệp cho sinh viên tất cả chuyên ngành từ năm thứ 3. Sinh viên FPT sẽ được đến các công ty, doanh nghiệp để làm việc như những nhân viên thực thụ. Nhờ đó, chúng tôi được áp dụng kiến thức học trên trường đồng thời học hỏi được rất nhiều. Đi làm còn giúp chúng tôi hiểu được khi ra trường mình cần những gì, định hướng ra sao… Riêng tôi, quãng thời gian thực tập tuy vất vả nhưng đã mang lại cho tôi không chỉ kinh nghiệm, mối quan hệ, mà còn cả ý tưởng và cơ hội để mở công ty riêng, phát triển đến hiện nay”, Tùng cho biết thêm.
Các chương trình thực tập, kết nối doanh nghiệp với sinh viên… là một trong những yếu tố giúp sinh viên Đại học FPT ra trường có việc làm cao. Tỷ lệ sinh viên có việc làm lên đến 98%, với mức lương khởi điểm đáng kể 8,3 triệu đồng/tháng.
Theo Zing