“Unbox” ngành Công nghệ truyền thông Trường ĐH FPT: gen Z rủ nhau học ngay vì rất hay

Học cách sử dụng các công cụ số “tren-đì”, nói tiếng Anh, tiếng Trung hay trải nghiệm làm việc ở những công ty truyền thông hàng đầu khiến gen Z thích mê khi trở thành sinh viên ngành Công nghệ truyền thông, Trường ĐH FPT.

Học cách dùng công cụ số làm truyền thông

Đặc trưng hay ho đầu tiên của ngành Công nghệ truyền thông tại Trường ĐH FPT là tính công nghệ, hi-tech “đậm đặc” trong mỗi giờ học. Với 2 nguyên ngành là Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng, mục tiêu đào tạo chung của ngành là giúp sinh viên nắm được cách sử dụng các công cụ/ phần mềm/ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc phân tích dữ liệu, lập kế hoạch truyền thông hay sản xuất các sản phẩm truyền thông.

Sinh viên sẽ được học những học phần nghe tên đã thấy “số hóa đầy mình” như: công nghệ AI trong phân tích số hóa dữ liệu truyền thông, sản xuất âm thanh, dựng phim kỹ thuật số…

Việc học cách sử dụng những công cụ số này rất hấp dẫn các bạn gen Z. Đỗ Thanh Nga (sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện, Trường ĐH FPT Hà Nội) chia sẻ: “Dù mới bắt đầu làm quen với việc sử dụng ChatGPT để hỗ trợ viết lách hay dùng AI tạo ra các thiết kế, video nhưng mình thấy chúng rất hiệu quả và thú vị. Sản xuất một sản phẩm truyền thông giờ trở nên sáng tạo và thuận tiện hơn nhiều”.

bai 034 ts fptu 2024 anh 1 104542

Học trên lớp, học “trên mây”, thực hành ngay

Đặc biệt, với 2 chuyên ngành là Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện, sinh viên ngành Công nghệ truyền thông sẽ có  khoảng 80% tổng số học phần học trên lớp, bên cạnh những giờ học với nền tảng học tập trực tuyến hàng đầu thế giới Coursera và các giờ học thực tập tại các doanh nghiệp, dự án để rèn luyện năng lực làm nghề thực chiến.

“Đầu năm nay mình đã thực tập tại VTV Cần Thơ và ứng dụng ngay được kỹ năng viết tin báo chí, chụp ảnh, làm video bằng công cụ số”, Hải Như (sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện, Trường ĐH FPT phân hiệu Cần Thơ) cho biết.

Nữ sinh Trường ĐH FPT cũng chia sẻ rằng bạn bè cùng ngành với cô luôn có cơ hội vừa học, vừa thực hành kiến thức và kỹ năng ngay thông qua các bài tập, dự án trên lớp. Trường cũng khuyến khích sinh viên sớm thực hành kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tạo cơ hội để các bạn tham quan, trải nghiệm, thực tập tại các công ty truyền thông.

Làu làu hai ngoại ngữ, đậm đà bản sắc dân tộc

Sinh viên ngành Công nghệ truyền thông Trường ĐH FPT sẽ được học 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung. Việc này giúp sinh viên không chỉ đáp ứng về chuyên môn mà còn có lợi thế lớn khi bước ra thị trường nhân lực toàn cầu và tăng sức cạnh tranh trong một ngành năng động như truyền thông.

bai 034 ts fptu 2024 anh 2 104551

Vovinam và nhạc cụ truyền thống là hai môn học chính khóa với sinh viên Trường ĐH FPT trong đó có ngành Công nghệ truyền thông. Qua đây, gen Z được truyền cảm hứng về việc lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc học và các sản phẩm thực tế làm ra trong tương lai.

Bên cạnh đó, đào tạo nhân sự trẻ cho ngành công nghiệp số, có khả năng sản xuất và truyền bá những sản phẩm có khả năng tác động đến nhận thức, tâm lý của đông đảo công chúng, nền tảng về văn hóa, đạo đức được chú trọng trong chương trình ngành Công nghệ truyền thông. Sinh viên Trường ĐH FPT sẽ được học các học phần về tâm lý, văn hóa, kỹ năng mềm, luật pháp Việt Nam để có hiểu biết và vận dụng cơ bản.

Những điểm hay ho, thú vị trong chương trình đào tạo cùng với sự “nở rộ” của các sản phẩm, phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây là lý do khiến nhiều gen Z chọn theo đuổi ngành Công nghệ truyền thông số. Các bạn có thể sớm nắm bắt cơ hội này bằng việc nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ vào Trường ĐH FPT.

Theo Yeah1

Bài viết liên quan