Trường Đại học FPT

Hăm hở dấn thân làm 3D Artist – Gen Z đã biết tuyệt chiêu “hành nghề” mà không bị “nghề hành”?

3D Artist hiện đang nằm trong top các công việc được lòng giới trẻ bởi tính sáng tạo cao, thu nhập hấp dẫn. Nhưng có hành nghề thì mới thấm được nỗi khổ khi bị nghề hành và không ít nhân sự non nớt đã khóc ròng khi rơi vào những tình huống như vậy.

3d artist gen z 1 1653622061

Nói về “La Peinture” – BST thuộc khuôn khổ của VOGUE ITALIA và Milan Fashion Week 2022 được giới mộ điệu dành nhiều lời khen của NTK Phan Đăng Hoàng thì phải nhắc tới Lê Lâm – 9x đảm nhiệm vai trò 3D Artist giúp “La Peinture” phủ sóng làng thời trang Việt và quốc tế

Trước đó, Lê Lâm từng giành giải Quán quân cuộc thi Proudly Vietnamese Photography, Quán quân cuộc thi Nghệ Thuật sắp đặt do Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức và rất nhiều lần tham gia hợp tác và tạo dựng các dự án khác nhau với nhiếp ảnh gia, người mẫu và stylist trong nước. Đây là bảo chứng để anh chàng gây dựng niềm tin với giới mộ điệu

Hiện tại, 9x đang đảm nhiệm công việc 3D Artist tại một doanh nghiệp nước ngoài. Để có được những thành tựu như hiện tại, anh chàng đã có không ít lần phải “nghi ngờ bản thân” vì “bị nghề hành” do chưa rút ngắn được khoảng cách giữa kiến thức học tại trường và đi làm thực tế

Tham gia vào lĩnh vực sáng tạo, mỗi cá nhân đều là một nghệ sĩ với cái tôi nghệ thuật cao và điều đó khiến nhiều bạn trẻ bị lạc lối. Để làm tốt công việc này, Lâm cho rằng cần phải cân bằng được kiến thức từ trường học với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp (Ảnh: BST La Peinture)

“Trong khuôn khổ của nhà trường, chúng ta được thoả thích tạo ra những sáng tạo của riêng mình, miễn thể hiện được kĩ năng càng nhiều càng tốt. Nhưng khi đi làm, điều đó không đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả được khách hàng đón nhận”, Lê Lâm chia sẻ (Ảnh: BST La Peinture)

Nhiều designers hiện nay cho rằng công việc này phát triển tốt nhất khi được làm trong môi trường agency. Với vai trò 3D artist in-house, 9x đánh giá dù làm trong bất cứ môi trường nào cũng sẽ có áp lực riêng. Bản thân Lâm vẫn duy trì khối lượng công việc tại công ty nhưng không ngừng tiến ra những mảng nhằm làm mới bản thân, kĩ năng cũng như giảm áp lực tại một môi trường cố định (Ảnh: BST La Peinture)

Được biết, Lê Lâm là cựu sinh viên K11 chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số, ĐH FPT phân hiệu TP. Hồ Chí Minh. 9x đánh giá, mình được tiếp nhận chương trình đào tạo đa dạng và toàn diện, giáo trình phong phú, đáp ứng đủ các yếu tố về mặt lí thuyết lẫn thực hành (Ảnh: BST Venus)

“Đối với một ngành sáng tạo như thiết kế đồ hoạ, việc thực hành từ sớm là rất cần thiết. ĐH FPT cho mình môi trường trải nghiệm để thoả thích áp dụng những sáng tạo riêng vào các bài tập mà không phải chịu bất kỳ áp lực gì. Mình cũng hay theo dõi những đồ án gần đây của chuyên ngành và rất bất ngờ với chất lượng cũng như sự nâng tầm theo xu hướng của thời đại mà trước kia mình đã phải cố gắng rất nhiều để học hỏi”, Lê Lâm cho hay (Ảnh: BST Venus)

Đặc biệt, anh chàng 9x cảm thấy trân trọng 2 giá trị mà ĐH FPT mang lại cho mình, đó là ngôn ngữ và kỹ năng mềm. Khi làm việc tại môi trường quốc tế, Lê Lâm không gặp bất kỳ rào cản nào về giao tiếp, lập kế hoạch và đặc biệt là làm việc nhóm. Lâm cũng nhấn mạnh, đây là những yếu tố cần thiết mà gen Z nói chung, người làm đồ hoạ nói riêng cần chú ý trau dồi từ sớm (Ảnh: BST Venus)

“Trải nghiệm đáng nhớ nhất đối với mình khi học tại ĐH FPT là kì học trao đổi hơn 6 tháng tại Hàn Quốc. Quãng thời gian đó đặc biệt khó khăn vì khác biệt văn hoá, ngôn ngữ nhưng đổi lại mình được nhìn, được học và trực tiếp lĩnh hội kiến thức và những gì mà sinh viên nước bạn đã, đang làm được trong ngành này. Nó giúp mình có cái nhìn rộng mở hơn trong việc sáng tạo hình ảnh cho đến hiện tại”, Lâm chia sẻ.

Theo Kenh14

Exit mobile version