Hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng AI vào các lĩnh vực như chẩn đoán sớm, thời trang, thể thao,… của sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo, trường Đại học FPT đã được chấp nhận tại những Hội nghị Quốc tế và trích dẫn bởi cơ sở dữ liệu Scopus.
Trải qua vòng phản biện kín, 7 báo cáo khoa học của sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo trường Đại học FPT đã được công bố tại Hội nghị Quốc tế: The 14th International Conference on Soft Computing and Pattern Recognition (SoCPaR 2022) Hội nghị quốc tế về Tính toán mềm và Nhận dạng mẫu; The 2022 2nd International Seminar on Machine Learning, Optimization, & Data Science; NAFOSTED Conference on Information and Computer Science (NICS) và được công bố trên tạp chí uy tín của thế giới.
Sở hữu 2 bài báo cáo khoa học được đăng tải tại Hội nghị quốc tế, Lê Đình Việt Khanh – sinh viên Khóa 15, ngành Trí tuệ nhân tạo chia sẻ: “Mình thường mất khoảng 4 – 5 tháng để hoàn thành mỗi bài báo cáo. Làm nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong AI khá là thú vị và cũng nhiều thử thách, nên mình chỉ cố gắng tìm tòi và nỗ lực hơn. Chính nhờ sự hỗ trợ của giảng viên giúp có thể đi đúng hướng cũng như đáp ứng đúng yêu cầu của một nghiên cứu khoa học để có thể công bố ở các hội nghị quốc tế”
Giảng viên Nguyễn Quốc Trung là người đồng hành, hướng dẫn và tiếp sức cho nhóm sinh viên trong quá trình nghiên cứu và công bố bài báo khoa học cho các bạn sinh viên.
Là người đồng hành, hướng dẫn và tiếp sức cho nhóm sinh viên trong quá trình nghiên cứu và công bố bài báo khoa học, Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên ngành Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học FPT (Nghiên cứu sinh chuyên ngành Tự động hoá, Đại học Kỹ thuật Ostrava, Cộng hòa Séc) chia sẻ: “Thông qua những công trình nghiên cứu này, sinh viên sẽ thu hoạch được những trải nghiệm và kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học đồng thời ứng dụng những kiến thức cho công việc tương lai. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có cơ hội phát triển, mở rộng hơn nữa các đề tài và hội nhập giới học thuật quốc tế”.
Cùng điểm qua những nghiên cứu khoa học của các Cóc nhé:
Đề tài Pushup Counting and Evaluating Based on Human Keypoint Detection
Tập trung ứng dụng xử lý tín hiệu số (digital signal processing) và mô hình học sâu (deep learning), đề tài “Pushup Counting and Evaluating Based on Human Keypoint Detection” do hai sinh viên Nguyễn Trường Thịnh và Nguyễn Xuân Nhâm phát triển là giải pháp luyện tập thông minh dành cho những người đam mê thể dục thể thao. Dựa trên công nghệ nhận dạng hình ảnh, thiết bị có thể đếm và đánh giá các động tác hít đất của người dùng.
Cụ thể, thông qua việc theo dõi đường nét cơ thể trong thời gian tập luyện của con người bằng camera, ứng dụng sẽ xác định các điểm gắn kết chính của hệ thống xương và góc đặc trưng như: vai, khuỷu tay, cánh tay… để phân tích và đánh giá các cử động nhằm hỗ trợ quá trình tập luyện của con người hiệu quả hơn.
Đề tài Brain Tumor Classification Based on GANs and Semi-supervised approach
Brain Tumor Classification Based on GANs and Semi-supervised approach là đề tài ứng dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh Y khoa do sinh viên Lê Đình Việt Khanh thực hiện. Ở đề tài này, Việt Khanh sử dụng phương pháp học sâu (deep learning) để phân loại ảnh MRI của các loại u não trong môi trường thiếu hụt dữ liệu, đồng thời đánh giá độ hiệu quả của các phương pháp khởi sinh dữ liệu. Nghiên cứu và ứng dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh được coi là xu hướng tất yếu và là công cụ mạnh nhất giúp bù đắp những thiếu hụt về nhân lực trong y tế, hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định nhanh và chính xác hơn.
Đề tài Content Based Image Retrieval for Fashion by using recent advances deep learning approaches
Áp dụng các phương pháp học sâu (deep learning) vào ngành công nghiệp thời trang, đề tài “Content Based Image Retrieval for Fashion by using recent advances deep learning approaches” do sinh viên Nguyễn Tài Lộc và Lê Nguyên Phương thực hiện sẽ hỗ trợ khách hàng tìm kiếm, lựa chọn trang phục phù hợp một cách nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến.
Theo đó, trên nền tảng AI ứng dụng này sẽ tích hợp một số thuật toán (resnet, densenet) để nắm bắt thị hiếu của khách hàng như: phong cách, màu sắc và “thông số thẩm mỹ”, từ đó đề xuất những thiết kế phù hợp với sở thích, mong muốn người mua bằng hình ảnh cập nhật.
Đề tài Human Recognition using Ear Biometrics By Computer Vision Approach
Với mong muốn mang lại sự đóng góp trong bài toán nhận biết người, ngoài khuôn mặt hay vân tay, hai sinh viên Nguyễn Hoàng Ánh Linh và Lê Đức Thịnh đã thực hiện nghiên cứu nhận biết người bằng vành tai.
Nhận định vành tai là một bộ phận đặc trưng cho từng cá nhân, nhóm đã ứng dụng phương pháp học sâu (deep learning) và các kỹ thuật kinh điển để làm tăng chỉ số chính xác của hoạt động nhận biết. Việc nhận biết người thông qua vành tai sẽ giải quyết được bài toán khi trong xã hội hiện đại khi con người luôn luôn mang khẩu trang hay ngại chạm vào các bề mặt công cộng khi sử dụng vân tay.
Đề tài Features extraction based on Sota models for medicinal plant images recognition
Bắt tay thực hiện đề tài “Features extraction based on Sota models for medicinal plant images recognition”, Đặng Minh Tuấn và Tạ Minh Tiến hướng đến mục tiêu phát triển thiết bị nhận dạng cây thuốc bằng hình ảnh dựa trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo.
Trong hệ thống này, ứng dụng cho phép người dùng chụp ảnh các loại cây, sau khi nhận diện, phần mềm sẽ truy xuất thông tin về nguồn gốc, tên họ, đặc tính, màu sắc… của lại cây đó đến với người dùng. Ứng dụng cho ra kết quả nhận dạng được 78% trên 200 loài cây chỉ trong thời gian 30 phút.
Đề tài A Short Masked Face Detection Review With Recent Advanced Deep Learning Approaches
Tích hợp các công nghệ MTCNN, RetinaFace, SCRFD, YOLO5Face, đề tài “A Short Masked Face Detection Review With Recent Advanced Deep Learning Approaches” của 2 sinh viên: Lê Hà Khiêm và Lê Đình Việt Khanh mang đến tính năng nhận dạng và phân tích khuôn mặt, biểu cảm.
Áp dụng mô hình học sâu để nhận dạng và đánh giá biểu cảm trong môi trường bị che khuất (đeo khẩu trang), thiết bị không chỉ dừng lại ở chức năng nhận dạng mà còn đưa ra những phán đoán cảm xúc từ hình ảnh của khuôn mặt con người.
Đề tài Virtual Try-On Based on Key Points Detection and Human Pose Estimation
Dựa trên xu hướng phát triển của lĩnh vực E-commercial, Nguyễn Hoàng Gia Khang cùng Nguyễn Minh Nhật tập trung nghiên cứu đề tài Virtual Try-On Based on Key Points Detection and Human Pose Estimation – ứng dụng thử quần áo trực tuyến.
Đề tài kết hợp các kỹ thuật về thị giác máy tính (Computer Vision) như: Human Body Part Segmentation, Human Pose Estimation, Fashion Landmark Detection, phân tích chỉ số cơ thể người dùng và các mô hình quần áo, từ đó đưa ra gợi ý phù hợp cho từng đối tượng. Người dùng có thể thử quần áo ngay trên app bằng cách chọn người mẫu có sẵn hoặc tự tải hình ảnh của mình lên và mặc thử trước khi quyết định mua sắm.
Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về tổng số ODA được đầu tư vào Việt Nam. Học tiếng Nhật được xem là chiếc chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa tương lai cho nhiều người trẻ.
Ngành ngôn ngữ Nhật đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ và trang bị cho sinh viên các kiến thức về lịch sử, văn hóa, kinh tế, đất nước và con người Nhật Bản.
Tại Đại học FPT, chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật là sự kết hợp của năm khối kiến thức: kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, kỹ năng mềm, ngoại ngữ và định hướng công nghiệp nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm để kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Sinh viên ra trường có thể làm việc hiệu quả thông qua việc sử dụng tiếng Nhật trong lĩnh vực thương mại và CNTT.
Đặc biệt, sinh viên có cơ hội đi học 1 học kỳ tại Nhật Bản trong giai đoạn OJT.
2. Cơ hội việc làm
Hiện có tới 54,7% doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong việc tuyển người Việt Nam giỏi tiếng Nhật và có thể hòa hợp phong các làm việc của người Nhật.
Các công ty Nhật Bản đang tập trung đầu tư tư vào Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Nhật có thể làm việc tại các vị trí
Phiên dịch, biên dịch tiếng Nhật: Thực hiện nhiệm vụ biên phiên dịch tiếng tiếng Nhật trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ thông tin, đào tạo….;
Điều phối viên/ Chuyên viên/ Thư ký văn phòng/ Trợ lý giảm đốc/ Trợ lý đối ngoại.
Quản trị dự án CNTT với Nhật Bản của các công ty CNTT Việt Nam;
Nghiên cứu viên: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trong các trung tâm, đơn vị nghiên cứu về Nhật Bản học trong và ngoài nước;
Giảng dạy: Tham gia vào các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Ngôn ngữ Anh
1. Ngành ngôn Ngữ Anh là gì?
Ngôn ngữ Anh là “tiếng mẹ đẻ” của hơn 500 triệu người, ngôn ngữ thứ hai của hơn 1 tỉ dân cư, ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thống trị toàn cầu.
Ngôn ngữ Anh là ngành nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh giúp người học làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo. Đây còn là ngành học nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới.
Tại Đại học FPT, ngành Ngôn ngữ Anh với mục tiêu trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về ngôn ngữ, văn hoá Anh-Mỹ, kỹ năng chuyên sâu về thực hành tiếng, kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề liên quan tới chuyên ngành.
Chương trình học được thiết kế rất linh động phần mở rộng, sinh viên được trang bị về kiến thức căn bản về thương mại và CNTT song song học chuyên môn tiếng Anh để đảm bảo cho sinh viên hành trang vững chắc trong cách mạng 4.0.
Đặc biệt, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có cơ hội tham gia chương trình trao đổi kéo dài 2 học kỳ tại các nước như Mỹ, Úc, Thái Lan, Malaysia, Ấn độ…
2. Cơ hội việc làm
Ngành Ngôn ngữ Anh – ngành học mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại bất cứ lĩnh vực nào liên quan đến tiếng Anh với các vị trí:
Phiên dịch, biên dịch tiếng Anh;
Điều phối viên, chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành hữu quan của Việt Nam, tổ chức kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức châu u, Anh-Mỹ, các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính;
Quản trị dự án CNTT của các công ty CNTT thế giới và Việt Nam;
Giảng dạy tiếng Anh cho các tổ chức và cơ sở đào tạo.
Quản trị truyền thông đa phương tiện
1. Quản trị truyền thông đa phương tiện là gì?
Trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, truyền thông đa phương tiện trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội.
Truyền thông đa phương tiện được tích hợp kiến thức báo chí – truyền thông và công nghệ thông tin để sáng tạo, xây dựng, thiết kế những sản phẩm ứng dụng đa phương tiện trong các lĩnh vực truyền thông như báo chí, truyền hình, quảng cáo, sản xuất phim và các lĩnh vực giải trí khác.
Tại Đại học FPT, sinh viên chuyên ngành Quản trị truyền thông đa phương tiện thuộc ngành Quản trị kinh doanh sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về sự kết hợp giữa truyền thông marketing và mỹ thuật đa phương tiện, đi kèm với những ứng dụng về công nghệ thông tin trong thiết kế. Sinh viên sẽ được bao quát toàn bộ quá trình xây dựng các chiến lược, hoạch định truyền thông thông qua những góc nhìn về mặt thiết kế, tư duy mỹ học. Sinh viên không chỉ được hướng dẫn chi tiết về phương pháp tối ưu hóa các công cụ media mà còn được trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các sản phẩm truyền thông cũng như đi sâu vào các khâu tổ chức sự kiện về mặt thực tiễn lẫn lý thuyết.
2. Cơ hội việc làm
Là chuyên ngành mới lên ngôi, Quản trị truyền thông đa phương tiện hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho giới trẻ.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Quản trị truyền thông đa phương tiện có thể làm việc trong các nhà xuất bản, tòa soạn báo, các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, giáo dục với các vị trí khác nhau như: Biên tập, phóng viên, nhà nghiên cứu truyền thông, giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, chuyên viên quản lý sự kiện, chuyên viên mạng xã hội…
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
1. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là lĩnh vực giàu tiềm năng nhất của “công nghiệp không khói” trong xu hướng toàn cầu hóa.
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch.
Tại Đại học FPT, sinh viên học chuyên ngành này có cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch. Kết hợp kiến thức và kỹ năng quản trị, sinh viên chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có cơ hội học sâu hơn về các hướng Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch, và Quản trị sự kiện.
2. Cơ hội việc làm
Mỗi năm toàn lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tự tin làm việc tại các vị trí sau:
Hướng dẫn viên du lịch;
Chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú;
Tổ chức hội nghị – sự kiện;
Quản trị – điều hành thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước;
Chuyên viên tại các sở, ban ngành về du lịch;
Làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí, vận chuyển (khu du lịch, công viên giải trí…);
Thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích…
Quản trị khách sạn
1. Quản trị khách sạn là gì?
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch dẫn đến nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Quản trị khách sạn tăng cao hơn bao giờ hết và sẽ còn khan hiếm trong thời gian dài, nhất là các vị trí quản lý.
Quản trị khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn sao cho hiệu quả và hợp lý nhất.
Tại Đại học FPT, từ nền tảng kiến thức về Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị khách sạn đi sâu về kỹ năng thực tiễn và kiến thức chuyên môn cần thiết cho công tác quản lý du lịch nói chung, quản trị công ty du lịch, khách sạn – nhà hàng nói riêng.
Sinh viên được trang bị kiến thức về thị trường kinh doanh khách sạn, các biến động và xu hướng của thị trường giúp cho doanh nghiệp quản lý được sự thay đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Cơ hội việc làm
Quản trị khách sạn luôn nằm trong top 3 những ngành khát nhân sự nhất. Người học Quản trị khách sạn có thể đảm nhiệm các công việc như Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ ẩm thực. Quản trị quầy bar, casino, Quản trị phòng, Quản trị tiền sảnh, Quản trị kinh doanh và chăm sóc khách hàng, Quản trị nhân sự, Quản trị hành chính văn phòng tại các khách sạn đẳng cấp quốc tế trong và ngoài nước…
Digital Marketing
1. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin.
Tại Đại học FPT, chuyên ngành Digital Marketing (Marketing số) thuộc ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho sinh viên cơ hội học tập và thực hành sâu không chỉ về Marketing mà bao gồm cả cách thức áp dụng công nghệ 4.0 trong việc thực hiện các chiến dịch marketing online.
Sinh viên sẽ được giảng dạy về cách thức xây dựng thương hiệu trên các trang mạng online bao gồm các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và Youtube, học được cách thức đánh giá thị trường, quy trình và nhiệm vụ của SEO và SEM. Từ đó, sinh viên sẽ được hướng dẫn chi tiết cách thức sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu Marketing online cũng như các công cụ tối ưu hóa cho SEO và SEM.
2. Cơ hội việc làm
Hiện nay hầu hết tất cả các công ty, doanh nghiệp đều có phòng Marketing, và phần lớn khối lượng công việc thuộc về Digital Marketing. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing có thể làm việc ở các vị trí:
Chuyên viên Marketing số;
Chuyên viên Marketing nội dung;
Chuyên viên Nghiên cứu thị trường;
Quản lý Doanh dghiệp;
Tư vấn Quản trị thương mại;
Chuyên viên Kinh doanh;
Chuyên viên Quan hệ khách hàng;
Chuyên viên quản trị và phát triển SEO.
Hệ thống thông tin
1. Hệ thống thông tin là gì?
Hệ thống thông tin là chuyên ngành học đang cần thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh CNTT phát triển vô cùng mạnh mẽ như hiện tại,
Hệ thống thông tin là chuyên ngành đào tạo về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức, doanh nghiệp.
Tại Đại học FPT, sinh viên chuyên ngành Hệ thống thông tin được học sâu hơn về các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, tìm hiểm nghiệp vụ triển khai các hệ thống thông tin, đảm bảo hệ thống thông tin của doanh nghiệp hoạt động an toàn cũng như phát triển các ứng dụng cho các hệ thống của doanh nghiệp.
2. Cơ hội việc làm
Chuyên ngành Hệ thống thông tin hiện nay là một lĩnh vực mới mẻ và nhiều cơ hội. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm các vị trí
Quản trị viên máy chủ và mạng;
Quản trị viên các hệ cơ sở dữ liệu;
Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin;
Chuyên viên phát triển ứng dụng cho hệ thống thông tin;
Chuyên viên triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM…;
Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống;
Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin.
Kỹ thuật phần mềm
1. Kỹ thuật phần mềm là gì?
Kỹ thuật phần mềm là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm.
Tại Đại học FPT, học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên có cơ hội học tập và thực hành phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm, phát triển các phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực cụ thể theo các công nghệ và nền tảng mới.
2. Cơ hội việc làm
Kỹ thuật phần mềm là một trong số ít những chuyên ngành được dự báo sẽ khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành phần mềm có thể lựa chọn cho mình những công việc như:
Lập trình viên phát triển ứng dụng;
Kỹ sư cầu nối;
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ;
Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm;
Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm;
Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT;
Giám đốc kỹ thuật;
Chuyên viên phát triển ứng dụng AI về xử lý hình ảnh, âm thanh.
An toàn thông tin
1. An toàn thông tin là gì?
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, kéo theo đó, An toàn Thông tin đang trở nên vô cùng quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp.
An toàn thông tin là công nghệ bảo mật, các kỹ thuật mã hóa, giải mã thông điệp; phương pháp xây dựng một hệ thống mạng an toàn; cách phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, cơ chế hoạt động của Virus, Worms, các phần mềm độc hại.
Trường Đại học FPT là một trong số ít các đơn vị tiên phong ở Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai đào tạo chuyên ngành An toàn an ninh thông tin.
Sinh viên được học tập về phần cứng, phần mềm, mạng, nguyên tắc tổ chức thông tin, chính sách và pháp luật của nhà nước cũng như yếu tố con người trong việc đảm bảo an toàn thông tin.
Sinh viên được cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng về mã hóa và giải mã, xây dựng các thuật toán, phần mềm và thực hành phòng thủ hoặc tấn công của tin tặc (hacker) trong môi trường số, đối phó sự cố nhằm đảm bảo hệ thống ICT hoạt động đúng chức năng, thông tin được lưu trữ, truyền tải an toàn.
2. Cơ hội việc làm
Chuyên ngành An toàn thông tin trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho giới trẻ yêu công nghệ. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí:
Chuyên viên quản trị an ninh mạng, cơ sở dữ liệu;
Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn;
Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống;
Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin;
Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.
IoT - Internet vạn vật
1. IoT (Internet vạn vật) là gì?
IoT – Internet vạn vật được xem là chìa khoá mở cánh cửa công nghệ tương lai. Với IoT, cả thế giới đang ngang hàng nhau ở điểm xuất phát.
IoT là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như
smartphone, tablet, PC, smartwatch…
Tại Đại học FPT, từ nền tảng của ngành CNTT, chuyên ngành IoT tiếp cận từ căn bản đến nghiên cứu sâu hơn về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin.
Chuyên ngành IoT giới thiệu về các ứng dụng cho dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Sinh viên học chuyên ngành này có cơ hội thực hành và triển khai các ứng dụng về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính.
2. Cơ hội nghề nghiệp
Ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành CNTT nói chung và lĩnh vực IoT nói riêng trong vòng 20 năm tới được xác định với quy mô lên tới hàng triệu kỹ sư. Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành IoT có thể đảm nhiệm các công việc như:
Phát triển ứng dụng IoT
Phát triển phần mềm, hệ thống nhúng
Tham gia các dự án tích hợp hệ thống thông minh từ đơn giản đến phức tạp
Trí tuệ nhân tạo
1. Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cơn khát lực lượng lao động có chuyên môn cao về AI.
AI là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính, là trí tuệ của máy móc do con người tạo nên với mục tiêu có thể tự động hoá hành vi thông minh như con người.
Tại Đại học FPT, sinh viên chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo sẽ học tập và thực hành từ căn bản đến nâng cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như hệ chuyên gia, tương tác người – máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn.
2. Cơ hội nghề nghiệp
Ở Việt Nam, mức lương dành cho vị trí kỹ sư về AI có thể lên đến 500 triệu đồng/năm. Dự báo cho rằng từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học này sẽ phát triển lên tới đỉnh cao.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành AI có cơ hội việc làm rất đa dạng:
Kỹ sư phát triển ứng dụng AI
Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot
Kiến trúc sư dữ liệu, chuyên viên phân tích dữ liệu
Nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp
Kinh doanh quốc tế
1. Kinh doanh quốc tế là gì?
Kinh doanh Quốc tế đang là chuyên ngành học thời thượng và được đánh giá là vô cùng năng động và không thể thiếu ở bất cứ quốc gia nào.
Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế thuộc ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH FPT chú trọng kiến thức chuyên môn về quản trị kinh doanh hiện đại ở phạm vi quốc tế, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt là những vấn đề về hội nhập kinh tế, chiến lược kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế.
Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho sinh viên các kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu như xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, nghiên cứu hoạt động kinh doanh quốc tế tại các thị trường khu vực châu Á, châu u, châu Phi, Mỹ La tinh.
2. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh quốc tế chưa bao giờ ngừng “hot”, nhất là với những sinh viên được đào tạo trong môi trường giáo dục Quốc tế như tại ĐH FPT. Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các vị trí
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa: phụ trách tài chính, marketing, quan hệ công chúng và tiếp vận hàng hóa…;
Các công ty tư vấn về thương mại quốc tế và xúc tiến đầu tư;
Các hiệp hội về sản xuất nông nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, ngân hàng, viễn thông và du lịch…;
Các cơ quan, ban ngành trực thuộc chính phủ: phụ trách về điều phối thương mại, ngoại giao, kinh tế đối ngoại, nghiên cứu kinh tế, quan hệ quốc tế và các hoạt động tiếp xúc thông thương của quốc gia.
Thiết kế Mỹ thuật số
1. Thiết kế Mỹ thuật số là gì?
Sự phát triển cả thương mại điện tử và công nghệ quảng cáo trong thời gian gần đây đã làm cho lĩnh vực Thiết kế Mỹ thuật số trở nên vô cùng hấp dẫn.
Thiết kế Mỹ thuật số là dùng hình ảnh để giúp người khác hiểu mọi điều mà không cần đến ngôn ngữ diễn đạt. Các bạn trẻ muốn theo đuổi đam mê này, cần phải rèn luyện sự sáng tạo, năng động, và khả năng quản lý công việc.
Đại học FPT đào tạo chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số thuộc ngành CNTT theo 1 cách khác biệt, từ nền tảng đồ họa căn bản và kỹ năng ứng dụng CNTT trong đồ họa sinh viên được học sâu hơn về quá trình từ hình thành ý tưởng, phác thảo, chỉnh sửa, lựa chọn công nghệ và kỹ thuật; thực hành tạo ra sản phẩm. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp hiện đại. Sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thiết kế thương hiệu, thiết kế web, thiết kế game, phim, 2D, 3D, thiết kế các ứng dụng cho các thiết bị di động,…
2. Cơ hội việc làm
Mỗi năm nước ta cần hơn 1.000.000 nhân lực cho lĩnh vực Thiết kế Mỹ thuật số. Sinh viên tốt nghiệp tại Đại học FPT chuyên ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm như sau
Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế trong các công ty, các xưởng thiết kế, công ty quảng cáo, marketing, truyền hình, trò chơi (game), công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, các toà soạn, cơ quan truyền hình, báo chí,…;
Trưởng nhóm thiết kế;
Chuyên gia 2D, 3D, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh
Giám đốc sáng tạo;
Giảng dạy trong các trường học, trung tâm hoặc câu lạc bộ;
Cơ hội làm thêm tại nhà như: thiết kế website, logo, nhận diện thương hiệu.
Ngôn ngữ Hàn
1. Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là gì?
Hàn Quốc hiện đang là đối tác FDI lớn nhất Việt Nam, liên tục dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam trong 5 năm qua . Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Hàn ngày một tăng cao, mở rộng cánh cửa nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Tại Đại học FPT, chương trình đào tạo Ngôn ngữ Hàn Quốc không chỉ chú trọng kiến thức và năng lực chuyên môn mà còn rèn luyện cho sinh viên khả năng ứng dụng CNTT trong công việc. Chương trình nhằm cung cấp thêm cho học sinh yêu ngôn ngữ, văn hoá, đất nước Hàn Quốc trong cả nước một lựa chọn đào tạo chất lượng cao, đồng thời đáp ứng yêu cầu nhân lực tiếng Hàn của nền kinh tế trong tương lai không xa.
2. Cơ hội nghề nghiệp
Tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều vị trí, ngành nghề đều đang có yêu cầu nhân lực phải có trình độ Tiếng Hàn ở mức độ cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn Ngữ Hàn có thể làm việc tại các vị trí
– Thư ký văn phòng/Trợ lý giảm đốc/Trợ lý đối ngoại/Nhân viên xuất nhập khẩu/Nhân viên chăm sóc khách hàng/Hướng dẫn viên du lịch: Sử dụng tiếng Hàn Quốc để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
– Biên phiên dịch: Thực hiện nhiệm vụ biên phiên dịch tiếng tiếng Hàn trong các lĩnh vực kinh doanh, du lịch, đào tạo,….
– Nghiên cứu viên, giảng viên tại các trung tâm đào tạo, đơn vị nghiên cứu về Hàn Quốc học trong và ngoài nước.