Ở Việt Nam, giữa một sinh viên kiến trúc giỏi và một kiến trúc sư giỏi là khoảng cách rất xa. Từ một đồ án đẹp đến một công trình đẹp và chất lượng còn là khoảng xa hơn nữa.
Điều này đặt ra nhu cầu bức thiết trong đào tạo ngành kiến trúc hiện nay, họ không phải là thợ vẽ, thợ xây dựng nữa, mà là thế hệ kiến trúc sư giỏi ngoại ngữ, am hiểu công nghệ, vật liệu xây dựng, hiểu xu hướng kiến trúc trên thế giới.
Kiến trúc – thất vọng và thất nghiệp
Tốt nghiệp ngành Kiến trúc, nhưng Duy Thành (HN) đã mất mấy ngày trời để giải quyết một bài toán tưởng như đơn giản – thiết kế đường điện, nước cho ngôi nhà nhỏ mà gia đình cậu xây dựng ở vùng quê. Kết cục, Thành không thể làm được công việc “nho nhỏ” này, mà phải nhờ đến một người thợ trong làng, trước sự ngỡ ngàng xen lẫn thất vọng của người thân.
Tình huống dở khóc, dở cười của những kỹ sư kiến trúc như Thành không hiếm. Nhiều người sau khi ra trường không hiểu và không đáp ứng được những nhu cầu rất đơn giản của đời sống. Một số người thường “bay bổng” với những ý tưởng thiết kế “trên trời” hoặc quá xa lạ với đời thực. Vì vậy, thật dễ hiểu khi nhiều sinh viên Kiến trúc thất nghiệp hoặc chấp nhận làm trái ngành, nghề sau khi ra trường.
Kiến trúc sư là một nghề hái ra tiền nếu biết cách tích lũy kiến thức, kỹ năng mềm, ngoại ngữ ngay trên ghế giảng đường.
Cách dạy và học kiến trúc truyền thống, cùng với sự thụ động của sinh viên là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đáng buồn này. Có những môn học không cần thiết, thậm chí là “vô bổ”. Một số môn chuyên ngành và các bài thực hành phức tạp nhưng trường lại thiếu nguyên liệu, phương tiện và cơ sở vật chất khiến sinh viên kiến trúc thường phải tiêu tốn quá nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc để phục vụ bài vở, đồ án. Trong khi đó, những công nghệ, xu hướng mới hữu ích cho nghề nghiệp ít khi được giới thiệu. Đến kỳ thực tập, sinh viên phải tự vật lộn để tìm kiếm những cơ hội học hỏi… Tất cả đều là những thiệt thòi ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ, khả năng của sinh viên, trong khi nhu cầu thực tế khá rộng mở, mức lương hấp dẫn của nghề được coi là hào hoa nhất trong các nghề.
Đào tạo thế hệ kiến trúc sư mới
Quả thực, nhu cầu nhân lực ngành kiến trúc hiện nay khá mạnh mẽ, song cách đào tạo, giảng dạy còn nhiều hạn chế. Thay đổi cách đào tạo là con đường ngắn nhất giúp nâng cao chất lượng cũng như góp phần tạo ra thế hệ kiến trúc sư thực sự tài năng, chủ động.
Tại ĐH FPT, ngành Kiến trúc từ giáo trình, giảng viên, cách giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ học tập, môi trường học tập… của trường mang đến lợi ích tối đa cho sinh viên tiếp nhận tri thức và ứng dụng vào cuộc sống.
Lựa chọn trường đại học có điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như lợi thế về công nghệ để phát triển toàn diện.
Khung chương trình ngành Kiến trúc được xây dựng theo tiêu chuẩn đào tạo từ Hiệp hội Kiến trúc Hoàng gia Anh (RIBA). Đặc điểm của chuẩn RIBA là hướng đến tính mỹ thuật và ứng dụng của các công trình. Tiêu chuẩn này nằm trong định hướng của ĐH FPT, bao gồm tạo ra một thế hệ kiến trúc sư có khả năng thiết kế các công trình mang tính mỹ thuật, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng thực tiễn. Ngoài ra, sinh viên sẽ có những tiết học cùng khách mời là kiến trúc sư đầu ngành trong và ngoài nước, được tham gia học kỳ nước ngoài… Trong học kỳ tại doanh nghiệp (on the job training), 100% sinh viên được thực tập trực tiếp tại các công ty kiến trúc trong nước, các tổ chức kiến trúc, công ty, tập đoàn thiết kế xây dựng lớn, đặc biệt là các công ty kiến trúc nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian từ 4 – 8 tháng.
Đặc biệt, nhà trường còn chú trọng trang bị thành thạo ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, cập nhật kiến thức công nghệ thông tin cho sinh viên, môi trường học tập quốc tế… Đây là những yếu tố không thể thiếu của cử nhân nói chung, sinh viên ngành Kiến trúc nói riêng, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sinh viên Đại học FPT sau khi tốt nghiệp – trường đại học được biết đến với tỉ lệ sinh viên có việc làm cao.
Đại học FPT mong muốn tạo ra thế hệ kiến trúc sư mới, không phải là thợ vẽ, thợ xây dựng mà là thế hệ kiến trúc sư giỏi ngoại ngữ, am hiểu công nghệ, vật liệu xây dựng, thành thạo việc thực hành trên mô hình 3D, tạo ra những công trình kiến trúc vừa đảm bảo thẩm mỹ, công năng sử dụng và khả thi.
Ngày 31.7, ĐH FPT chính thức tuyển sinh 150 chỉ tiêu ngành kiến trúc. Thí sinh dự thi ngành kiến trúc theo đề thi riêng của trường, gồm: trắc nghiệm toán, tư duy logic và khả năng sáng tạo. Để tìm hiểu thông tin chi tiết, phụ huynh và thí sinh có thể truy cập vào website của ĐH FPT tại địa chỉ daihoc.fpt.edu.vn.