Trường Đại học FPT

Làm thế nào để xây dựng bảng hỏi nghiên cứu hiệu quả nhất?

Nằm trong khuôn khổ Seminar: “How to design a questionnaire?”, tọa đàm do 2 diễn giả quốc tế chia sẻ xoay quanh chủ đề xây dựng bảng hỏi, phiếu điều tra nghiên cứu, được tổ chức bởi Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Tổ chức Giáo dục FPT phối hợp với Bộ môn Tiếng Anh, Trường Đại học FPT, TP. Hồ Chí Minh vào ngày 11/6 vừa qua.

Seminar xay dung bang hoi
Toàn cảnh Seminar: “How to design a questionnaire?” trong ngày 11/6/2022

Buổi tọa đàm diễn ra trên nền tảng Microsoft Teams cùng với các thầy cô Trường Đại học FPT, TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, TS. Trần Ngọc Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đọc diễn văn khai mạc, gửi lời chào trân trọng đến 2 diễn giả và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu cũng như các yếu tố cấu thành một sản phẩm nghiên cứu hoàn chỉnh, trong đó có công việc xây dựng 1 phiếu điều tra thăm dò ý kiến. Là một trong những tổ chức giáo dục chú trọng vào việc phát triển nhân lực, vì vậy, tọa đàm đã mời 2 diễn giả: cô Subarna Sivapalan, Phó Giáo sư – Tiến sĩ, Trưởng khoa giáo dục, Trường Đại học Nottingham (Malaysia) và cô Ena Bhattacharyya, Tiến sĩ, Giảng viên cao cấp khoa Quản trị và Nhân văn trường ĐH Công nghệ Petronas (Malaysia), những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu cùng chia sẻ với các thầy cô trong Trường Đại học FPT, TP. Hồ Chí Minh.

Những từ khóa quan trọng khi thiết kế bảng hỏi phiếu điều tra.

Tại tọa đàm, PGS. TS. Subarna bắt đầu phần trình bày của mình với việc hướng dẫn các bước cơ bản để làm nên một sản phẩm nghiên cứu hoàn chỉnh. Cô chia sẻ thêm, “nghiên cứu là một quá trình kéo dài”, và việc chọn phương pháp nghiên cứu “phải dựa trên vấn đề nghiên cứu, chứ không phải dựa trên ý kiến và sở thích chủ quan của chủ nhiệm đề tài.” Tiếp lời, TS. Ena nhấn

mạnh tầm quan trọng của việc thu hẹp phạm vi đề tài nghiên cứu cũng như đối tượng tham gia và làm thế nào để chọn ra loại câu hỏi phù hợp nhất để đưa vào phiếu điều tra thăm dò ý kiến.

TS. Ena cũng liệt kê ra 5 yếu tố chính quyết định độ dài của cuộc khảo sát bao gồm:

· Thời gian để nhà nghiên cứu thu thập và phân tích dữ liệu;

· Thời gian để khán giả trả lời khảo sát;

· Các loại câu hỏi được sử dụng trong cuộc khảo sát;

· Số lượng chủ đề;

· Cấu trúc của bảng câu hỏi.

Một phần bài thuyết trình của 2 diễn giả về cách xây dựng độ dài một cuộc khảo sát.

Một khuôn khổ để đánh giá hiệu quả của bảng câu hỏi cũng được giới thiệu:

· Bước 1: Chạy thử nghiệm.

· Bước 2: Gửi bảng câu hỏi đến các chuyên gia để xác nhận.

Hai cách để đo lường tính hợp lệ và độ tin cậy của cuộc khảo sát

· (1): đo lường alpha.

· (2): chuyên gia.

Các điểm cần lưu tâm khi tiến hành làm đề tài nghiên cứu.

Đặc biệt, khi xây dựng phiếu điều tra thăm dò ý kiến, chủ nhiệm đề tài cần biết “chủ đề nghiên cứu của mình là gì, phục vụ mục đích nào, và người tham gia sẽ hưởng lợi ích ra sao từ việc tham gia trả lời câu hỏi trong phiếu thăm dò.”

Các kiến thức quan trọng mà chủ nhiệm đề tài cần lưu tâm:

· Đạo đức nghề nghiệp (Chủ nhiệm đề tài và đề tài nghiên cứu cần có sự phê duyệt của hội đồng hoặc ban giám hiệu)

· Chủ nhiệm đề tài cần có sự đồng ý chấp thuận từ người tham gia điều tra

· Lưu ý về các thông tin cơ bản của người tham gia (tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…) vì các thông tin đó cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình và kết quả điều tra trong nghiên cứu

· Các phương diện của điều tra nghiên cứu

· Bản quyền nghiên cứu (thuộc về vấn đề sở hữu trí tuệ)

· Lưu ý về mong muốn của tác giả với đối tượng tham gia điều tra (đặt dưới phiếu điều tra thăm dò ý kiến)

Buổi tọa đàm diễn ra trong 2,5 tiếng với nhiều kiến thức bổ ích. Nằm trong khuôn khổ trao đổi giảng viên quốc tế thường niên, tọa đàm mang đến nhiều thông tin hữu ích và là cầu nối, tạo ra sự giao lưu học thuật trong nghiên cứu cùng chuyên gia quốc tế.

—-

English bellow

“How to design a questionnaire?”

On June 11th 2022, a seminar on “How to design a questionnaire?” was conducted, which provided participants with insightful knowledge about how to construct a questionnaire and a survey.

The seminar was run virtually via Microsoft Teams platform and attended by lecturers from FPT University (hereinafter referred as to FU). On behalf of the organizing committee, at the beginning of the seminar, Dr. Tran Ngoc Tuan, the Vice Rector of FU, the Director of FU HCM, gave a brief opening remark to welcome all the distinguished guests and speakers. He also stated the significance of a research project and its contributing factors, one of which is a questionnaire. Being one of the institutions that puts a great emphasis on staff development, especially lecturers and researchers, the seminar invited two international speakers, namely AP. Dr. Subarna Sivapalan (Head of School of Education, Faculty of Arts and Social Sciences, University of Nottingham, Malaysia) and Dr. Ena Bhattacharyya (Senior Lecturer, Department of Management and Humanities Institute of Self Sustainable Building, Universiti Teknologi PETRONAS, Malaysia), who are both experienced and have insightful knowledge in education and research sectors, to present at the seminar and discuss related matters to the participants.

Key notes when designing a questionnaire

To start her section, AP. Dr. Subarna provided the audience with an example of her previously made questionnaire, and explained how it is segmented before being enlisted in her full paper. Choosing a proper methodology is a long procedure, however, it is suggested that researchers “choose the best approach that most suits your research issue, do not ever construct it upon your objective or

preference,” said AP. Dr. Subarna. To continue the speech, Dr. Ena emphasized the importance of research scope based on her own experience in previous research projects. Future researchers were advised to narrow down their target population and choose the most appropriate type of question in the questionnaire.

When designing a questionnaire, it was necessary to “know what your research is about, what purposes your research serves, and how your audience can benefit from answering the questionnaire, etc.,” said Dr. Ena.

Key takeaways:

– Ethical issues are a major aspect to take into consideration. Research and the do-er must get approval from their institution for research conduct

– Author must get consent from the participants (if they let the author use their answers for data or not)

– Take participants’ background into account (should be placed on the front page of the paper)

– Pay attention to questionnaire dimensions

– Copyright information must be included (serious matter of intellectual property)

– Note in the questionnaire for the participants to know what you (the author) expect from them and their answers

The 2.5-hour seminar was able to provide the audience with valuable knowledge about research conduct, and attendees were eager to join in the Q&A session with the speakers.

Being a session of the annual lecturer exchange program, this seminar successfully equipped participants with useful information related to research activity. It also served as a platform for lecturers to partake in and have direct discussion with professional speakers.

Thảo Phạm – Khánh Linh

Exit mobile version