Trường Đại học FPT

Ngành công nghệ thông tin là gì? Tương lai nghề nghiệp ra sao?

Cong-Nghe-Thong-Tin-La-Gi

Cong-Nghe-Thong-Tin-La-Gi

Thời đại công nghệ 4.0, ngành CNTT trở thành xu hướng là điều rất dễ hiểu. Xã hội ngày càng được số hóa mạnh mẽ. Không khó để nhận ra và nhìn thấy những chiếc smartphone hiện đại. Chỉ với một smartphone nhỏ bé, con người có thể theo dõi và giải quyết hàng ngàn đầu việc tích hợp khác nhau. Các chuyên gia dự báo, cơ hội việc làm cho ngành CNTT là một xu hướng và đầy tiềm năng. Nhân sự ngành CNTT có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Nội dung bài viết

Ngành công nghệ thông tin (ngành IT) là gì?

Công Nghệ Thông Tin là gì? Cùng Đại học FPT giải đáp thắc mắc ngay

Ngành công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT hoặc IT (Information technology). Đây là nhóm ngành kỹ thuật chuyên chuyển đổi, thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo vệ và truyền tải thông tin thông qua máy tính và phần mềm máy tính. Nhóm ngành này giúp cung cấp giải pháp xử lý thông tin. Trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Thông qua việc, phát triển khả năng sửa chữa của hệ thống các thiết bị máy tính. Đồng thời, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị này để đạt được mục đích đề ra.

Top 6 chuyên ngành nhỏ hot nhất của ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một nhóm ngành, bao gồm các chuyên ngành liên quan. Cơ hội việc làm của các chuyên ngành có thể nói là ngang nhau. Tuy nhiên, dưới đây là top 6 chuyên ngành CNTT hot nhất mà các bạn không nên bỏ lỡ.

1. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm – Software Engineer

Kỹ thuật phần mềm – Software Engineer hay còn gọi là Kỹ sư phần mềm, là một nhánh ngành nổi bật của ngành công nghệ thông tin. Kỹ thuật phần mềm thực hiện công việc phát triển và xây dựng các phần mềm hệ thống máy tính, phần mềm ứng dụng. 

2. Chuyên ngành Khoa học máy tính – Computer Science

Computer Science dịch ra tiếng Việt có nghĩa là khoa học máy tính. Nhiều trường đại học thực hiện giảng dạy “Khoa học máy tính” như một bộ môn riêng biệt, có tính khái quát tổng hợp cao. Computer Science nghiên cứu  tất cả các vấn đề về lý thuyết và cơ sở lý luận liên quan đến cấu trúc máy tính, hệ thống máy tính, môi trường ngoại mạng và môi trường web.

3. Chuyên ngành An toàn thông tin – Information Security

Information Security – An toàn thông tin: Một ngành học đào tạo nên các kỹ sư công nghệ thông tin giúp bảo vệ và ngăn chặn các hành vi truy cập và sử dụng dữ liệu trái phép. Tin tặc có mặt ở mọi nơi và hành động bất cứ khi nào. Việc của kỹ sư là thực hiện các công việc giám sát, đề ra kế hoạch và thực hiện các kế hoạch ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của các bên thứ ba.

4. Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo- AI (Artificial Intelligence) là ngành sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan. Để tạo ra máy móc và hệ thống thông minh. Những bộ máy này giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người. Hầu hết các chương trình trí tuệ nhân tạo lấy kiến thức về công nghệ máy tính và toán học làm nền tảng trọng tâm.

5. Chuyên ngành Hệ thống thông tin – Information System

Nhắc đến công nghệ thông tin, không thể thiếu chuyên ngành đào tạo Hệ thống thông tin (Information System). Là chuyên ngành tập trung đào tạo các cử nhân có khả năng thu thập thông tin, thống kê và khai thác các khía cạnh thuộc lĩnh vực thông tin. Bao gồm các nghiên cứu về cong người, công nghệ và tổ chức. 

6. Chuyên ngành Mạng máy tính truyền thông và dữ liệu – Internet of Things (IOT)

Là một ngành nghiên cứu về việc thiết kế, xây dựng và vận hành hoạt động một hệ thống truyền tải thông tin (hệ thống mạng). Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang khiến chuyên ngành này trở thành một trong những chuyên ngành thu hút nhân lực nhất ở thời điểm hiện tại và tương lai gần.

>>Xem thêm: Tổng quan ngành Công nghệ thông tin trường đại học FPT

Tương lai nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin

Tương lai nghề nghiệp của ngành Công Nghệ Thông Tin là gì?

Dưới đây là một số thông tin về tương lai nghề nghiệp của các chuyên ngành công nghệ thông tin.

1. Ngành Kỹ thuật phần mềm:

2. Ngành Khoa học máy tính:

 3. Ngành An toàn thông tin:

 4. Ngành Trí tuệ nhân tạo:

5. Ngành Hệ thống thông tin:

6. Ngành Mạng máy tính truyền thông và dữ liệu:

Nhu cầu tuyển dụng và mức lương trung bình

Cùng FPT tìm hiểu về mức lương và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp

Có lẽ đây là vấn đề mà các bạn trẻ cực kỳ quan tâm. Trước khi lựa chọn ngành nghề yêu thích và theo học. Về nhu cầu tuyển dụng và mức lương trung bình của các ngành CNTT có một số điểm sau:

 1. Tuyển dụng theo chuyên môn

Nhu cầu tuyển dụng

Theo các khảo sát, nhu cầu tuyển dụng các nhóm ngành CNTT luôn chiếm vị trí top đầu. Có thể thấy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành CNTT là rất lớn. Trong đó, mức độ của nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ phụ thuộc vào chuyên ngành cụ thể của ngành CNTT nói chung.

Mức lương trung bình

Có thể nói, dân công nghệ thông tin luôn tự hào về mức lương của mình. Điều đó đủ để các bạn thấy mức lương của ngành CNTT là không hề thấp. Tuy nhiên, mức độ cao thấp trong ngành cũng được phân bậc theo từng chuyên ngành khác nhau. Phụ thuộc vào trình độ và chuyên ngành mà các bạn dự định sẽ theo học

2. Tuyển dụng theo kỹ năng

Nhu cầu tuyển dụng

Nhu cầu tuyển dụng theo kỹ năng chuyên môn có thể nói cụ thể, đó là dựa vào ngôn ngữ lập trình. JAVA là ngôn ngữ lập trình có nhiều lượt tìm kiếm nhiều nhất bởi các nhà tuyển dụng. Tiếp đến là NET và PHP. Bên cạnh đó còn còn JavaScript. 

Mức lương trung bình

Mức lương trung bình mà các nhà tuyển dụng theo kỹ năng cũng sẽ tỉ lệ thuận với nhu cầu tuyển dụng. Ngôn ngữ nào có lượt tìm kiếm cao nhất sẽ ứng với mức lương trung bình cao nhất. Thế nhưng, RUBY – có mức lương cao nhất lại không được phổ biến (vì đặc thù ngôn ngữ, sử dụng tiếng Nhật là chính). 

Ngoài ra, mức lương trung bình phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng của ứng viên.

Top 9 trường đào tạo ngành công nghệ thông tin chất lượng nhất.

>> Nguồn tổng hợp: Những trường Đại học đào tạo Công nghệ thông tin tốt nhất hiện nay

TÓM KẾT:

Với sự bùng nổ của công nghệ số, ngành Công Nghệ Thông Tin ngày càng trở nên HOT hơn bao giờ hết. Lựa chọn trường học đào tạo CNTT cũng đủ để khiến các bạn học sinh đau đầu.

Trong số các trường đại học chuyên đào tạo CNTT, các bạn nhất định không nên bỏ lỡ Đại học FPT – một trong số những trường top đầu đào tạo về chuyên ngành này. Tham khảo chi tiết Tại đây!

Exit mobile version