Ngành công nghệ thông tin là gì? Tương lai nghề nghiệp ra sao?

Thời đại công nghệ 4.0, ngành CNTT trở thành xu hướng là điều rất dễ hiểu. Xã hội ngày càng được số hóa mạnh mẽ. Không khó để nhận ra và nhìn thấy những chiếc smartphone hiện đại. Chỉ với một smartphone nhỏ bé, con người có thể theo dõi và giải quyết hàng ngàn đầu việc tích hợp khác nhau. Các chuyên gia dự báo, cơ hội việc làm cho ngành CNTT là một xu hướng và đầy tiềm năng. Nhân sự ngành CNTT có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Nội dung bài viết

Ngành công nghệ thông tin (ngành IT) là gì?

Cong-Nghe-Thong-Tin-La-Gi
Công Nghệ Thông Tin là gì? Cùng Đại học FPT giải đáp thắc mắc ngay

Ngành công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT hoặc IT (Information technology). Đây là nhóm ngành kỹ thuật chuyên chuyển đổi, thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo vệ và truyền tải thông tin thông qua máy tính và phần mềm máy tính. Nhóm ngành này giúp cung cấp giải pháp xử lý thông tin. Trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Thông qua việc, phát triển khả năng sửa chữa của hệ thống các thiết bị máy tính. Đồng thời, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị này để đạt được mục đích đề ra.

Top 6 chuyên ngành nhỏ hot nhất của ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một nhóm ngành, bao gồm các chuyên ngành liên quan. Cơ hội việc làm của các chuyên ngành có thể nói là ngang nhau. Tuy nhiên, dưới đây là top 6 chuyên ngành CNTT hot nhất mà các bạn không nên bỏ lỡ.

1. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm – Software Engineer

Kỹ thuật phần mềm – Software Engineer hay còn gọi là Kỹ sư phần mềm, là một nhánh ngành nổi bật của ngành công nghệ thông tin. Kỹ thuật phần mềm thực hiện công việc phát triển và xây dựng các phần mềm hệ thống máy tính, phần mềm ứng dụng. 

2. Chuyên ngành Khoa học máy tính – Computer Science

Computer Science dịch ra tiếng Việt có nghĩa là khoa học máy tính. Nhiều trường đại học thực hiện giảng dạy “Khoa học máy tính” như một bộ môn riêng biệt, có tính khái quát tổng hợp cao. Computer Science nghiên cứu  tất cả các vấn đề về lý thuyết và cơ sở lý luận liên quan đến cấu trúc máy tính, hệ thống máy tính, môi trường ngoại mạng và môi trường web.

3. Chuyên ngành An toàn thông tin – Information Security

Information Security – An toàn thông tin: Một ngành học đào tạo nên các kỹ sư công nghệ thông tin giúp bảo vệ và ngăn chặn các hành vi truy cập và sử dụng dữ liệu trái phép. Tin tặc có mặt ở mọi nơi và hành động bất cứ khi nào. Việc của kỹ sư là thực hiện các công việc giám sát, đề ra kế hoạch và thực hiện các kế hoạch ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của các bên thứ ba.

4. Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo- AI (Artificial Intelligence) là ngành sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan. Để tạo ra máy móc và hệ thống thông minh. Những bộ máy này giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người. Hầu hết các chương trình trí tuệ nhân tạo lấy kiến thức về công nghệ máy tính và toán học làm nền tảng trọng tâm.

5. Chuyên ngành Hệ thống thông tin – Information System

Nhắc đến công nghệ thông tin, không thể thiếu chuyên ngành đào tạo Hệ thống thông tin (Information System). Là chuyên ngành tập trung đào tạo các cử nhân có khả năng thu thập thông tin, thống kê và khai thác các khía cạnh thuộc lĩnh vực thông tin. Bao gồm các nghiên cứu về cong người, công nghệ và tổ chức. 

6. Chuyên ngành Mạng máy tính truyền thông và dữ liệu – Internet of Things (IOT)

Là một ngành nghiên cứu về việc thiết kế, xây dựng và vận hành hoạt động một hệ thống truyền tải thông tin (hệ thống mạng). Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang khiến chuyên ngành này trở thành một trong những chuyên ngành thu hút nhân lực nhất ở thời điểm hiện tại và tương lai gần.

>>Xem thêm: Tổng quan ngành Công nghệ thông tin trường đại học FPT

Tương lai nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin

tuong-lai-cua-cong-nghe-thong-tin
Tương lai nghề nghiệp của ngành Công Nghệ Thông Tin là gì?

Dưới đây là một số thông tin về tương lai nghề nghiệp của các chuyên ngành công nghệ thông tin.

1. Ngành Kỹ thuật phần mềm:

  • Giám đốc kỹ thuật: Là người đứng đầu phòng kỹ thuật. Đảm nhiệm việc giảm sát và đảm bảo công tác vận hành của hệ thống máy móc, thiết bị.
  • Quản lý dự án (PM): Vừa phải đứng đầu giám sát tổng thể dự án. Vừa phải tham gia vào các đầu công việc của dự án. Là người quyết định khoảng 50% sự thành công của dự án.
  • Lập trình viên (Coder): là những người trực tiếp thực hiện và viết ra các chương trình, các ứng dụng hoặc các trang web trên các nền tảng khác nhau.
  • Kỹ sư cầu nối (BrSE): Họ thực hiện công việc kết nối giữa khách hàng và những người thực hiện công việc kỹ thuật. 
  • Kiểm thử phần mềm (Tester): là công việc thực hiện đầu việc y như cái tên của nó. Có thể tóm gọn bằng 3 đầu việc: Tiếp nhận và phân tích yêu cầu khách hàng; Thực hiện kế hoạch kiểm thử; Báo cáo kết quả kiểm thử.
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm: là những người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi gửi kết quả cuối cùng đến với khách hàng.
  • Quản lý dự án Công nghệ Thông tin: có thể tóm gọn là quản lý con người và nguồn lực một cách hiệu quả. Giám sát và đốc thúc toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Nhằm đạt được mục tiêu của dự án.
  • Quản lý kỹ thuật: Giám sát và kiểm tra toàn bộ nguồn lực cũng như máy móc của phòng thí nghiệm và nghiên cứu.
  • Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT: có nhiệm vụ lên kế hoạch, từ đó quản lý và giám sát các dự án phần mềm và CNTT

2. Ngành Khoa học máy tính:

  • Lĩnh vực chuyên sâu: Chuyên gia thiết kế website, Chuyên gia cài đặt phần mềm. Chuyên gia lập trình game, Lập trình viên, Kỹ sư phần mềm, Web Developer
  • Lĩnh vực quản lý: Giám đốc dự án khoa học, Giám đốc kỹ thuật, Giám đốc công nghệ, Trưởng phòng kỹ thuật, Quản lý phòng máy
  • Lĩnh vực sản xuất: Chuyên viên sản xuất sản phẩm điện tử, Designer công nghệ, Sản xuất app điện thoại
  • Lĩnh vực sản xuất: Chuyên viên sản xuất sản phẩm điện tử, Designer công nghệ, Sản xuất app điện thoại
  • Lĩnh vực nghiên cứu: Cán bộ công chức tại Bộ, Ngành, Sở, Viện Hàn lâm
  • Lĩnh vực giáo dục: Giảng viên bộ môn Khoa học máy tính hoặc các môn liên quan

 3. Ngành An toàn thông tin:

  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu: chịu trách nhiệm chính trong việc bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu kỹ thuật số cho công ty, tổ chức hoặc cá nhân. Bảo trì, bảo vệ và nâng cấp hệ thống bảo mật. Để đảm bảo tính bí mật của cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên gia tư vấn an toàn thông tin: mang đến những biện pháp. Giải pháp bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu cho khách hàng.
  • Chuyên viên điều tra tội phạm mạng: là những kỹ sư có kỹ năng chuyên sâu về an ninh mạng. Phát hiện, điều tra và tố cáo tội phạm mạng.
  • Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống: đảm bảo hệ thống mạng và hệ thống máy tính của tổ chức hoạt động ổn định. Xử lý và giải quyết những sự cố liên quan đến mạng và hệ thống máy tính.
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin: thực hiện đánh giá mức độ an toàn của các cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu:  thực hiện dò quét , phát hiện các lỗ hổng bảo mật.
  • Chuyên gia xử lý sự cố an toàn thông tin: khi phát hiện các lỗ hổng bảo mật, đưa ra phương hướng và biện pháp khắc phục các lỗ hổng an toàn thông tin.

 4. Ngành Trí tuệ nhân tạo:

  • Kỹ sư phát triển ứng dụng AI: là những người làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức. Công việc của họ là phát triển phần mềm và ứng dụng AI, làm lợi cho doanh nghiệp.
  • Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot: là những người nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống tự động. Hoặc robot tự động phục vụ cho doanh nghiệp và cá nhân.
  • Kiến trúc sư dữ liệu: như cái tên, họ là những người thiết kế, tạo ra, thực hiện và quản lý, duy trì kiến trúc cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo: nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các hệ thống thông minh nhân tạo để ứng dụng vào đời sống thực tế, nâng tầm chất lượng cuộc sống.

5. Ngành Hệ thống thông tin:

  • Quản trị viên máy chủ và mạng:  Là những người có trách nhiệm cài đặt, duy trì, quản lý hệ thống mạng và máy tính luôn được lưu thông và đảm bảo sự ổn định.
  • Quản trị viên các hệ cơ sở dữ liệu: Là người quản lý cơ sở dữ liệu thông qua việc lưu trữ và sắp xếp hệ thống cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin: Là người đề xuất với đối tác những biện pháp giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng công nghệ thông tin.
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng cho hệ thống thông tin: Là người thiết kế, tạp ra và lập trình cho các ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến hệ thống.
  • Chuyên viên triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM…: Thực hiện và điều phối hệ thống, để hệ thống phát huy nguồn lực hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống: thực hiện các thao tác kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn thông tin của hệ thống mạng và hệ thống máy tính.
  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin: Là người liên quan trực tiếp đến an ninh mạng và bảo mật hệ thống thông tin. Đánh giá lỗ hổng bảo mật và đề xuất phương án khắc phục.

6. Ngành Mạng máy tính truyền thông và dữ liệu:

  • Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các ngân hàng. Các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP): quản lý, lưu trữ và sắp xếp hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Đảm bảo kết nối mạng cho các dịch vụ của công ty. Kiểm soát truy cập và bảo mật của hệ thống.
  • Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng các mạng máy tính an toàn. Hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu.
  • Chuyên viên phát triển phần mềm mạng: là những người sáng tạo, thiết kế và lập trình những phần mềm mạng, mang đến mục đích cụ thể cho doanh nghiệp.
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng trên di động và mạng không dây: tạo ra các phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị di động và mạng không dây. Các phần mềm này hướng đến mục tiêu và mục đích cụ thể doanh nghiệp đề ra.
  • Chuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông: VoIP, hội nghị truyền hình: là những người thực hiện và tạo ra các ứng dụng truyền thông. Giảm thiểu chi phí liên lạc và truyền đạt thông tin thông qua internet. Tối ưu hóa ứng dụng của hệ thống internet.

Nhu cầu tuyển dụng và mức lương trung bình

tuyen-dung-va-muc-luong-cong-nghe-thong-tin
Cùng FPT tìm hiểu về mức lương và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp

Có lẽ đây là vấn đề mà các bạn trẻ cực kỳ quan tâm. Trước khi lựa chọn ngành nghề yêu thích và theo học. Về nhu cầu tuyển dụng và mức lương trung bình của các ngành CNTT có một số điểm sau:

 1. Tuyển dụng theo chuyên môn

Nhu cầu tuyển dụng

Theo các khảo sát, nhu cầu tuyển dụng các nhóm ngành CNTT luôn chiếm vị trí top đầu. Có thể thấy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành CNTT là rất lớn. Trong đó, mức độ của nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ phụ thuộc vào chuyên ngành cụ thể của ngành CNTT nói chung.

Mức lương trung bình

Có thể nói, dân công nghệ thông tin luôn tự hào về mức lương của mình. Điều đó đủ để các bạn thấy mức lương của ngành CNTT là không hề thấp. Tuy nhiên, mức độ cao thấp trong ngành cũng được phân bậc theo từng chuyên ngành khác nhau. Phụ thuộc vào trình độ và chuyên ngành mà các bạn dự định sẽ theo học

2. Tuyển dụng theo kỹ năng

Nhu cầu tuyển dụng

Nhu cầu tuyển dụng theo kỹ năng chuyên môn có thể nói cụ thể, đó là dựa vào ngôn ngữ lập trình. JAVA là ngôn ngữ lập trình có nhiều lượt tìm kiếm nhiều nhất bởi các nhà tuyển dụng. Tiếp đến là NET và PHP. Bên cạnh đó còn còn JavaScript. 

Mức lương trung bình

Mức lương trung bình mà các nhà tuyển dụng theo kỹ năng cũng sẽ tỉ lệ thuận với nhu cầu tuyển dụng. Ngôn ngữ nào có lượt tìm kiếm cao nhất sẽ ứng với mức lương trung bình cao nhất. Thế nhưng, RUBY – có mức lương cao nhất lại không được phổ biến (vì đặc thù ngôn ngữ, sử dụng tiếng Nhật là chính). 

Ngoài ra, mức lương trung bình phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng của ứng viên.

Top 9 trường đào tạo ngành công nghệ thông tin chất lượng nhất.

  • Đại học FPT:  Công nghệ thông tin là ngành có tiếng và lâu đời ở trường ĐH FPT cũng như khẳng định được chất lượng đầu ra sinh viên.
  • Đại học CNTT – Đại học Quốc gia TP.HCM: Dù tuổi đời còn trẻ so với các thành viên của ĐHQG TP.HCM song trường đã sớm khẳng định được vị thế trong đào tạo ngành CNTT.
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội: Có thể nói, đây là trung tâm kết hợp giữa nghiên cứu và giảng dạy khá tốt. 
  • Đại học Bách khoa TP.HCM: Trường đã đào tạo nên nhiều thế hệ sinh viên giỏi, cống hiến và xây dựng cho đất nước. 
  • Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM: Là đơn vị trường đại học top đầu trong đào tạo cử nhân các ngành công nghệ thông tin.
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Ưu điểm là hệ thống giảng viên dày dặn kinh nghiệm, tạo nhiều điều kiện cho sinh viên trải nghiệm thực tế.
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội: Chương trình và giảng viên luôn được xếp ở mức độ tốt. 
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự (Đại học Lê Quý Đôn): Chất lượng giảng dạy luôn được đánh giá cao với đội ngũ giảng viên hùng hậu. 
  • Đại học Công Nghệ (UET) – Đại học Quốc Gia Hà Nội: Trường luôn tạo những điều kiện tốt nhất để sinh viên được học và phát triển bản thân.

>> Nguồn tổng hợp: Những trường Đại học đào tạo Công nghệ thông tin tốt nhất hiện nay

TÓM KẾT:

Với sự bùng nổ của công nghệ số, ngành Công Nghệ Thông Tin ngày càng trở nên HOT hơn bao giờ hết. Lựa chọn trường học đào tạo CNTT cũng đủ để khiến các bạn học sinh đau đầu.

Trong số các trường đại học chuyên đào tạo CNTT, các bạn nhất định không nên bỏ lỡ Đại học FPT – một trong số những trường top đầu đào tạo về chuyên ngành này. Tham khảo chi tiết Tại đây!