Thiết kế Mỹ thuật số

Tổng quan về chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số (Digital Art & Design) thuộc ngành Công nghệ thông tin

Với sự phát triển nhanh chóng của truyền thông và quảng cáo tại Việt Nam, Thiết kế Mỹ thuật số (Digital Art & Design) đang trở thành một trong những chuyên ngành hấp dẫn giới trẻ. Đặc biệt đối với bạn trẻ đam mê sáng tạo và thích làm việc trong những môi trường năng động.

Từ nền tảng đồ họa căn bản và kỹ năng ứng dụng CNTT trong đồ họa sinh viên được học sâu hơn về quá trình từ hình thành ý tưởng, phác thảo, chỉnh sửa, lựa chọn công nghệ và kỹ thuật; thực hành tạo ra sản phẩm. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp hiện đại. Sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thiết kế thương hiệu, thiết kế web, thiết kế game, phim, 2D, 3D, thiết kế các ứng dụng cho các thiết bị di động,…

Chương trình chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số (Digital Art & Design) của Đại học FPT được xây dựng theo chuẩn của các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới và các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật (National Association of Schools of Art and Design – NASAD). Hiện nay, Đại học FPT là một trong số ít trường đưa Computer Graphic vào chương trình học chính thức. Đây là kỹ thuật thiết kế đồ họa tiên tiến nhất trên thế giới chuyên được sử dụng để làm phim, tạo web, làm các ứng dụng cho smartphone, máy tính bảng, games…

Địa điểm học: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quy Nhơn.

Triển vọng nghề nghiệp

 Cử nhân chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số (Digital Art & Design) có thể làm việc ở những vị trí sau:

– Họa sĩ thiết kế trong các công ty, các xưởng thiết kế, công ty quảng cáo, marketing, truyền hình, trò chơi (game).

– Chuyên gia 2D, 3D, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh.

– Chuyên gia thiết kế trải nghiệm người dùng (UX).

– Trưởng nhóm thiết kế.

– Giám đốc sáng tạo.

– Nghiên cứu viên/ Giảng viên/ học sau đại học: Có thể thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại các trung tâm, đơn vị có nghiên cứu về lĩnh vực TKMTS.

Chương trình đào tạo

Học Kỳ Học Phần Kỹ năng đạt được 
Nền tảng
  • Định hướng và Rèn luyện tập trung
  • Tiếng Anh chuẩn bị
  • Giáo dục thể chất 1
  • Nhạc cụ truyền thống
  • Sinh viên có phương pháp học Đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.
  • Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.
  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.
Học kỳ 1
  • Hình hoạ – Vẽ đầu tượng, chân dung
  • Hình hoạ – Vẽ khối – tĩnh vật
  • Công cụ thiết kế trực quan
  • Giáo dục thể chất 2
  • Kỹ năng học tập đại học
  • Nguyên lý thị giác
  • Sinh viên có thể sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế 2D, thực hiện bản vẽ chính xác, xây dựng bố cục hoàn chỉnh cho những sản phẩm thị giác.
  • Sinh viên sẽ nắm vững phương pháp khảo sát các xu hướng thẩm mỹ của nghệ thuật thị giác, nghiên cứu những nguyên lý thị giác cơ bản ứng dụng trong không gian 2 chiều và 3 chiều.
  • Sinh viên được phân tích và đánh giá tác dụng của đơn vị tạo hình ảnh hưởng tới các yếu tố thị giác, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Học kỳ 2
  • Giải phẫu tạo hình
  • Hình hoạ – vẽ tốc hoạ
  • Nguyên lý đồ hoạ cơ bản
  • Giáo dục thể chất 3
  • Phối cảnh
  • Kỹ năng giao tiếp và cộng tác
  • Sinh viên sẽ sử dụng thuần thục những hòa sắc cơ bản, các yếu tố và nguyên lý tạo hình một cách hài hòa, đồng thời sáng tạo những sản phẩm đồ họa 2D hoàn chỉnh.
  • Sinh viên được hoàn thiện kiến thức về nghiên cứu hình họa, được giải thích những nguyên lý cơ bản của khoa học về màu sắc.
  • Sinh viên được học cách phân tích hiệu quả thị giác của các nguyên tố và nguyên lý trong thiết kế đồ họa, nắm vững cách phác hình và làm phác thảo nhanh.
Học kỳ 3
  • Phát triển ý tưởng và kịch bản
  • Vẽ màu nước
  • Tiếng Nhật sơ cấp 1 – A1.1
  • Nhiếp Ảnh
  • Đồ hoạ chữ và bố cục cơ bản
  • Sinh viên được thoả sức sáng tạo nhân vật, ứng dụng nghệ thuật chữ trong thiết kế, hoàn thiện những sản phẩm hoạt hình thể hiện cá tính riêng.
  • Sinh viên sẽ được ứng dụng kiến thức lịch sử mỹ thuật cho chuyên ngành đồ họa, chỉ ra đặc điểm và đặc trưng tư tưởng thẩm mỹ của các thời kỳ lịch sử, nhận biết các dạng thức cơ bản và tính thẩm mỹ của các bộ chữ.
  • Sinh viên được đào tạo về cấu trúc kịch bản hình ảnh, tương quan hình và nền, kỹ thuật nhiếp ảnh dành cho nhà thiết kế.
  • Sinh viên được trang bị kỹ năng để có thể tự phát triển 1 ý tưởng và kịch bản cho tác phẩm của mình.
Học kỳ 4
  • Tạo hình nhân vật hoạt hình
  • Nguyên lý chuyển động
  • Tiếng Nhật sơ cấp 1- A1.2
  • Đồ họa chữ và thiết kế ấn bản điện tử.
  • Thiết kế trải nghiệm người dùng
  • Sinh viên có thể sử dụng các công cụ CNTT phổ biến trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật số, thiết kế và thực thi được ý tưởng mỹ thuật sáng tạo trên nền tảng CNTT phù hợp, tạo nên các nhật vật hoạt hình cho sản phẩm của mình.
  • Sinh viên được học phương pháp tạo bộ chữ mới làm chất liệu cho những sản phẩm sáng tạo.
  • Sinh viên được học về nguyên lý chuyển động để ứng dụng vào phim hoạt hình.
Học kỳ 5
  • Nguyên lý truyền thông và quảng cáo
  • Thiết kế hình ảnh và âm thanh trong làm phim
  • Học phần 1 của Combo
  • Học phần 2 của Combo
  • Lịch sử mỹ thuật VN và TG
  • Sinh viên được ứng dụng kiến thức 3D trong thiết kế, sử dụng thành thạo các phần mềm tạo hiệu ứng 3D. Từ đó sinh viên có kiến thức kỹ thuật xây dựng nhân vật, tạo chuyển động trong không gian 3 chiều.
  • Để tạo nên những sản phẩm được đánh giá cao, sinh viên tiến hành khảo sát tâm lý, thị hiếu khách hàng, khảo sát tương quan thẩm mỹ và công năng.
  • Sinh viên được học về các nguyên lý truyền thông và quảng cáo để giúp giới thiệu bộ phim của mình hiệu quả hơn.
Học kỳ 6
  • Kỹ năng viết học thuật
  • Đào tạp trong môi trường thực tế
  • Sinh làm việc thực tế tại tại các đơn vị sáng tạo nghệ thuật, truyền thông, quảng cáo trong và ngoài nước.
  • Sinh viên được trang bị kỹ năng viết bài báo cáo, bài nghiên cứu,…
Học kỳ 7
  • Nhóm học phần khởi nghiệp 1
  • Học phần 3 của Combo
  • Học phần 4 của Combo
  • Sản xuất âm thanh
  • Cơ sở văn hoá Việt Nam
  • Sinh viên được trang bị kiến thức khởi nghiệp
  • Sinh viên được học các kiến thức chuyên sâu, có tính ứng dụng cao.
  • Sinh viên học cách phân loại phong cách và trào lưu thẩm mỹ, tiến hành khảo sát người dùng để thiết kế thị giác cho website.
  • Sinh viên nắm vững kiến thức nền tảng về sự chuyển động của hình ảnh, phân tích hiệu ứng của hình ảnh và âm thanh.
Học kỳ 8
  • Mỹ học đại cương
  • Nhóm học phần khởi nghiệp 2 và combos
  • Lịch sử thiết kế
  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Triết học Mác – Lê-nin
  • Kinh tế chính trị Mác – Lê-nin
  • Thiết kế hồ sơ cá nhân
  • Sinh viên có kiến thức nền tảng về các thiết bị di động để thiết kế ứng dụng hiệu quả trong giao diện và tính năng.
  • Sinh viên được trau dồi kỹ năng giao tiếp và làm việc với doanh nghiệp.
  • Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên còn nắm vững Luật bản quyền, kiến thức về quan hệ xã hội và công việc.
Học kỳ 9
  •  Đồ án tốt nghiệp
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Sinh viên thực hiện và sở hữu đồ án/ ứng dụng/ mô hình khoa học đáp ứng tốt những yêu cầu khắt khe từ hội đồng.
  • Từ những kinh nghiệm tích luỹ xuyên suốt quá trình đào tạo, sinh viên sẵn sàng làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tốt nghiệp:

Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 3 đợt tốt nghiệp vào các tháng 1, 5, 9 hàng năm.