Phó giám đốc đơn vị phần mềm ở châu Âu là cựu sinh viên Trường Đại học FPT

Từng làm phần mềm ở hàng chục quốc gia, anh Trịnh Quốc Huy liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng, tư duy làm việc. Với anh, tinh thần chủ động trong mọi việc, nhất là tự học là nền tảng quan trọng nhất.

Năm 2019, khi lên đường sang Đức đảm nhận vị trí quản lý khách hàng toàn cầu (Global Account Manager) của FPT Software, anh Trịnh Quốc Huy (1988) ngổn ngang với những suy nghĩ làm thế nào để tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường hay đơn giản nhất là hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài.

Nhưng chỉ trong vài năm, anh Huy cùng các đồng nghiệp đã đưa đơn vị của mình tham gia vào nhiều dự án quy mô lớn, tạo ra những sản phẩm toàn cầu như hệ thống đèn cho xe Audi e-Tron, mở rộng mảng sản xuất thông minh, IoT, hợp tác mảng Metaverse với Tập đoàn Schaeffler (Đức). Những dòng code tạo ra bởi các kỹ sư công nghệ Việt Nam đã hiện diện trong những sản phẩm nổi tiếng thế giới.

Mới đây, đơn vị phần mềm khu vực Bavaria và miền Nam nước Đức do anh Huy hiện đảm nhiệm vai trò phó giám đốc đã ký được hai hợp đồng lớn. Đầu tiên là hợp đồng hợp tác toàn diện với tập đoàn Ebm-papst – nhà cung cấp giải pháp tản nhiệt lớn nhất thế giới. Theo đó, nhiều dự án thuộc mảng kinh doanh cốt lõi của đối tác này sẽ được triển khai bởi đơn vị của anh Huy. Hai bên cũng phối hợp mở một phòng lab tại Hà Nội để nghiên cứu về robot.

“Ngoài ra, đơn vị mình mới ký được một hợp đồng khung rất lớn với giá trị có thể hơn 55 triệu EUR với một tập đoàn đứng thứ 2 thế giới về cung ứng ô tô (global tier-1 automotive) với vai trò là 1 trong 5 đối tác chiến lược của tập đoàn này”, anh Huy chia sẻ.

Có được những thành quả trong công việc đó, anh Huy kể mình phải đánh đổi: đi công tác nhiều quốc gia, thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng, tư duy làm việc, thậm chí là lối sống để tăng hiệu quả làm việc với các đối tác. Quá trình ấy đòi hỏi cựu sinh viên của Tổ chức Giáo dục FPT một năng lực thiết yếu, là năng lực tự học.

“Khi còn là sinh viên khóa 1, Trường ĐH FPT, tôi đã được trau dồi kỹ năng quan trọng nhất cho tới giờ là tự học. Mình cố gắng tham gia nhiều nhất có thể vào mọi hoạt động, chủ động học kiến thức, cách tư duy, kỹ năng. Đến giờ mình vẫn còn tiếc vì sau khi khóa mình tốt nghiệp, môn nhạc cụ truyền thống mới được trường đưa vào giảng dạy nên mình chỉ biết code, chưa biết chơi đàn”, anh Huy chia sẻ.

Trải qua nhiều vị trí, môi trường công tác, anh Huy rút kinh nghiệm: “Muốn làm việc gì cũng cần chủ động xác định mục tiêu của mình, chủ động học hỏi”.

Phó giám đốc 8X chia sẻ: “Các thầy của tôi dạy rằng càng học càng thấy mình ngu là đang đi đúng hướng, nhất là đối với một người làm về phần mềm trong bối cảnh các xu hướng công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay”.

Anh cũng cho hay, bản thân không ngừng tự học ngoại ngữ, cách làm việc, cách quản trị hay đơn giản là dùng các công cụ AI để tìm kiếm thông tin, tăng năng suất lao động mỗi ngày.

Ngoài ra, việc xác định được ngành nghề mình yêu thích, có môi trường theo đuổi nó như anh từng có ở Tổ chức Giáo dục FPT cũng là một thuận lợi. Trải nghiệm thực tập doanh nghiệp sớm, có ít nhất hai ngoại ngữ, gần như là điều kiện bắt buộc với nhân sự muốn theo nghề công nghệ thông tin, theo kinh nghiệm của anh Huy.

“Luôn đặt mục tiêu cao, đồng điệu với mục tiêu của tổ chức nơi bạn làm việc, kỷ luật, giữ tinh thần tập trung hoàn thành mục tiêu đó. Thế thì việc gì có lẽ cũng xong”, cựu sinh viên Tổ chức giáo dục vừa trong 25 năm tuổi – FPT Education Trịnh Quốc Huy chia sẻ kinh nghiệm thành công trong công việc.

bai 5 alumni fe 25 namanh 1 1730733786005
Anh Trịnh Quốc Huy, cựu sinh viên khóa 1 Trường ĐH FPT đang phụ trách thị trường khu vực Bavaria và miền Nam nước Đức.

Nhưng chỉ trong vài năm, anh Huy cùng các đồng nghiệp đã đưa đơn vị của mình tham gia vào nhiều dự án quy mô lớn, tạo ra những sản phẩm toàn cầu như hệ thống đèn cho xe Audi e-Tron, mở rộng mảng sản xuất thông minh, IoT, hợp tác mảng Metaverse với Tập đoàn Schaeffler (Đức). Những dòng code tạo ra bởi các kỹ sư công nghệ Việt Nam đã hiện diện trong những sản phẩm nổi tiếng thế giới.

Mới đây, đơn vị phần mềm khu vực Bavaria và miền Nam nước Đức do anh Huy hiện đảm nhiệm vai trò phó giám đốc đã ký được hai hợp đồng lớn. Đầu tiên là hợp đồng hợp tác toàn diện với tập đoàn Ebm-papst – nhà cung cấp giải pháp tản nhiệt lớn nhất thế giới. Theo đó, nhiều dự án thuộc mảng kinh doanh cốt lõi của đối tác này sẽ được triển khai bởi đơn vị của anh Huy. Hai bên cũng phối hợp mở một phòng lab tại Hà Nội để nghiên cứu về robot.

“Ngoài ra, đơn vị mình mới ký được một hợp đồng khung rất lớn với giá trị có thể hơn 55 triệu EUR với một tập đoàn đứng thứ 2 thế giới về cung ứng ô tô (global tier-1 automotive) với vai trò là 1 trong 5 đối tác chiến lược của tập đoàn này”, anh Huy chia sẻ.

bai 5 alumni fe 25 namanh 3 1730733786081 (1)
Đơn vị của anh Trịnh Quốc Huy ký kết được nhiều hợp đồng giá trị với các tập đoàn lớn.

Có được những thành quả trong công việc đó, anh Huy kể mình phải đánh đổi: đi công tác nhiều quốc gia, thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng, tư duy làm việc, thậm chí là lối sống để tăng hiệu quả làm việc với các đối tác. Quá trình ấy đòi hỏi cựu sinh viên của Tổ chức Giáo dục FPT một năng lực thiết yếu, là năng lực tự học.

“Khi còn là sinh viên khóa 1, Trường ĐH FPT, tôi đã được trau dồi kỹ năng quan trọng nhất cho tới giờ là tự học. Mình cố gắng tham gia nhiều nhất có thể vào mọi hoạt động, chủ động học kiến thức, cách tư duy, kỹ năng. Đến giờ mình vẫn còn tiếc vì sau khi khóa mình tốt nghiệp, môn nhạc cụ truyền thống mới được trường đưa vào giảng dạy nên mình chỉ biết code, chưa biết chơi đàn”, anh Huy chia sẻ.

Trải qua nhiều vị trí, môi trường công tác, anh Huy rút kinh nghiệm: “Muốn làm việc gì cũng cần chủ động xác định mục tiêu của mình, chủ động học hỏi”.

Phó giám đốc 8X chia sẻ: “Các thầy của tôi dạy rằng càng học càng thấy mình ngu là đang đi đúng hướng, nhất là đối với một người làm về phần mềm trong bối cảnh các xu hướng công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay”.

Anh cũng cho hay, bản thân không ngừng tự học ngoại ngữ, cách làm việc, cách quản trị hay đơn giản là dùng các công cụ AI để tìm kiếm thông tin, tăng năng suất lao động mỗi ngày.

Ngoài ra, việc xác định được ngành nghề mình yêu thích, có môi trường theo đuổi nó như anh từng có ở Tổ chức Giáo dục FPT cũng là một thuận lợi. Trải nghiệm thực tập doanh nghiệp sớm, có ít nhất hai ngoại ngữ, gần như là điều kiện bắt buộc với nhân sự muốn theo nghề công nghệ thông tin, theo kinh nghiệm của anh Huy.

“Luôn đặt mục tiêu cao, đồng điệu với mục tiêu của tổ chức nơi bạn làm việc, kỷ luật, giữ tinh thần tập trung hoàn thành mục tiêu đó. Thế thì việc gì có lẽ cũng xong”, cựu sinh viên Tổ chức giáo dục vừa trong 25 năm tuổi – FPT Education Trịnh Quốc Huy chia sẻ kinh nghiệm thành công trong công việc.

Theo Dân trí