Có một hiện tượng tưởng đặc biệt nhưng đang trở nên ngày càng phổ biến, đó chính là việc nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đang ráo riết săn lùng sinh viên giỏi, huấn luyện trở thành những nhà quản lý, lãnh đạo đa năng.
Doanh nghiệp cần “thay máu”
Cách mạng 4.0 tác động tới tất cả mọi ngành, mọi nghề. Nếu không muốn bị đào thải, các doanh nghiệp cần “thay máu”.
Ngày nay, nhân tài chính là lợi thế cạnh tranh hàng đầu của mọi công ty. Làm sao để tuyển dụng được nhân tài trong hàng trăm nghìn ứng viên? Đó là câu hỏi khiến bao nhà quản lý nhân sự trăn trở.
Chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình khẳng định: “Thế giới số đòi hỏi nguồn nhân lực mới, không chỉ đáp ứng về công nghệ thông tin mà đòi hỏi kỹ năng học tập sáng tạo suốt đời.” Đây cũng là những tiêu chí mà các “ông lớn” đang săn lùng nguồn nhân tài cho mình hiện nay.
Ông Nguyễn Khánh Trình – Giám đốc công ty CleverAds – đối tác cấp cao của Google tại Việt Nam cho rằng, bất cứ doanh nghiệp nào cũng khát nhân tài song không phải dễ dàng để tìm được ứng viên như ý.
Thực tế những năm gần đây nhiều cuộc “săn lùng” nhân tài được các “ông lớn” triển khai với nhiều hình thức phong phú với mong muốn có được nguồn nhân lực chất lượng tay nghề cao, sáng tạo để có thể ứng dụng nhiều công nghệ hơn nữa vào trong sản xuất kinh doanh và phục vụ khách hàng. Sinh viên ĐH FPT luôn nằm trong tầm ngắm này.
Tới trường săn nhân tài
Trước đây, chỉ có ít doanh nghiệp đến trường tuyển dụng, nếu có thì chỉ đến vào đợt bảo vệ đồ án ở một số lớp tài năng tuy nhiên, từ đồ án để ra hiện thực là khoảng cách khá xa, việc đào tạo lại vẫn xảy ra, do đó để rút ngắn thời gian này, và muốn quân thiện chiến ngay từ đầu, thì họ tới trường tìm kiếm, đào tạo “trao cơ hội” cho các ứng viên tiềm năng sớm hơn.
Những chương trình như ngày hội việc làm, gặp gỡ giao lưu doanh nghiệp, nhà tuyển dụng… là những hoạt động các đơn vị hay áp dụng tại các trường. Thông qua những buổi gặp gỡ, giao lưu, tính cách và khả năng của từng sinh viên được bộc lộ, từ đó các nhà tuyển dụng có thể tuyển chọn nhân tài.
Sublime group – một trong những công ty hàng đầu của Nhật chuyên về lĩnh vực nhà hàng, khách sạn đã về ĐH FPT để “tuyển quân” vào ngày 27/3 vừa qua. Hơn 30 sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật ĐH FPT đã vượt qua vòng đầu tiên, tiếp theo sẽ là vòng CV và phỏng vấn. Những bạn được chọn sẽ có cơ hội học tập, làm việc có lương tại công ty, được trợ cấp chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản…
Tại ngày hội tuyển dụng cùng SHI (Sumitomo Heavy Industries), Nguyễn Mạnh Huy – sinh viên năm 3 chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm cho biết: “ĐH FPT thường xuyên có các buổi hội thảo tuyển dụng như thế này. Khi có sự kiện phù hợp thì em đăng kí tham gia ngay vì ở đó trao cho mình nhiều cơ hội. Trong hội thảo tuyển dụng với SHI em đã tìm thấy tương lai của mình ở đây.”
Các chương trình Talkshow chia sẻ của Samsung, Toshiba, FPT software, TP Bank hay Ricky software,… mục đích vẫn là làm sao mang về những tài năng thật sự cho doanh nghiệp.
Đấy là chưa kể những bản ký kết MOU giữa nhà trường và doanh nghiệp mở ra nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, đổi lại nhà trường trở thành “vườn ươm” nhân tài cho các đơn vị.
Hiện tại ĐH FPT đã ký MOU với nhiều doanh nghiêp, công ty đa quốc gia đến từ 60 quốc gia trên thế giới.
Mời tham quan doanh nghiệp
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn xây dựng chương trình tham quan doanh nghiệp dành cho các bạn sinh viên để lôi kéo nhân tài.
Nắm bắt được xu hướng này, cũng đồng nghĩa với việc gia tăng thêm cơ hội cho sinh viên, những chương trình Company tour như: Tek Experts company tour, Delco Eco Farm company tour, Intercontinental Hanoi Landmark 72, TOTO, FPT software… được ĐH FPT liên kết với các doanh nghiệp triển khai thường xuyên. Thực tế, nhiều sinh viên đã trở thành cộng tác viên, rồi nhân viên, lãnh đạo xuất sắc tại các đơn vị này.
Company Tour là chương trình thường kì tổ chức dành cho tất cả các khối ngành như: Thiết kế đồ hoạ, Kinh doanh, CNTT, Ngôn ngữ… “Đây là cơ hội để cho sinh viên được “nhúng mình” vào môi trường doanh nghiệp, được tham quan trực tiếp, được trò chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp để hiểu thêm những thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp, tận mắt nhìn thấy những hoạt động cụ thể để hiểu rõ hơn những yêu cầu thực tế của ngành nghề các em đang theo học”, chị Phạm Tuyết Hạnh Hà – Trưởng phòng CTSV ĐH FPT cho biết.
Bạn Trần Kim Lộc, sinh Viên ngành ngôn ngữ Nhật K11 chia sẻ: “Khi đọc thấy thông tin tập đoàn Toto có chương trình tham quan, học tập nên em quyết định đăng kí ngay. Em thấy đây quả là 1 chuyến đi thú vị và đầy ý nghĩa với em, không chỉ đơn thuần giúp sinh viên tìm hiểu quy trình làm việc, mà còn mang đến cơ hội tìm kiếm việc làm tốt và phù hợp cho các bạn trong tương lai”.
Vậy điều gì khiến các “ông lớn” săn lùng sinh viên Đại học FPT?
Năm 2017, theo thống kê của Bộ LĐTBXH, cả nước có tới khoảng 70% sinh viên ra trường thất nghiệp, trong khi đó sinh viên Đại học FPT sau khi ra trường thì 96% có việc làm với mức lương trung bình 8,3 triệu đồng. Đấy là chưa bàn tới việc, nhiều sinh viên đã có công việc ổn định khi đang ngồi trên ghế nhà trường và được các doanh nghiệp đánh giá cao. Giá trị của sinh viên Đại học FPT chính là sức hấp dẫn lôi cuốn các công ty, doanh nghiệp lựa chọn:
– Thành thạo ngoại ngữ
– Kỹ năng chuyên môn
– Kỹ năng mềm
Thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã viết thư gửi lời khen cho các sinh viên Đại học FPT sau khi thực tập về và ngỏ ý muốn hợp tác lâu dài với trường và tuyển dụng nhân viên vì những tố chất của sinh viên Đại học FPT phù hợp với nguồn cầu của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Khánh Trình – Giám đốc công ty CleverAds chia sẻ: “Thường xuyên làm việc với sinh viên và cựu sinh viên Đại học FPT, tôi nhận thấy rằng nhà trường đã làm rất tốt công tác đào tạo để “bắt trúng” nhu cầu của doanh nghiệp: Ngoài trình độ chuyên môn tốt được chứng minh qua kết quả làm việc, sinh viên Đại học FPT còn được trang bị kỹ năng mềm và khả năng sử dụng tiếng Anh tốt hơn hẳn so với nhiều sinh viên các trường khác. Có thể nói các bạn khá “chuyên nghiệp”, ví dụ ở khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, đối thoại, hoà đồng… ”
Phó Chủ Tịch Sumitomo Heavy Industries – ông Nishimura tiết lộ lý do mà SHI đưa sinh viên ĐH FPT vào “tầm ngắm” trong chiến dịch tuyển dụng của mình: “Đại học FPT là một cơ sở đào tạo IT tầm cỡ. Ở Nhật Bản không có một cơ sở nào với quy mô như thế này. Ở FPT, 60% trong 3000 sinh viên hệ Đại Học lựa chọn học các chuyên ngành về IT. Trong khi ở Nhật Bản, kể cả trường ĐH top 1 như Đại học Tokyo cũng chỉ có 1% sinh viên trong 3000 sinh viên được đào tạo về chuyên ngành này. Hơn nữa tôi nhận thấy được sự nhiệt tình, ham học hỏi, trí sáng tạo của sinh viên FPT”.
Trên thực tế, Đại học FPT là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành CNTT, Kinh doanh & Quản lý, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ và các nhóm ngành khác có liên quan cho Tập đoàn FPT cũng như cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
P.V