Sinh viên Trường Đại học FPT thảo luận về Ứng dụng AI trong lĩnh vực sáng tạo

Ngày 10/12/2024, Tổ chức giáo dục FPT tổ chức Seminar với chủ đề “Human Creativity vs AI – Partner or Problem?”, thu hút sự tham gia đông đảo của giảng viên và sinh viên Trường Đại học FPT.

Sự kiện có sự góp mặt của hai diễn giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo: chị Vicky Lưu – Nguyên Giám đốc sáng tạo tại Chuo Senko Agency, và anh Alex Hoàng – chuyên gia UX-UI tại Onteractive. Buổi thảo luận đã mang đến những góc nhìn sâu sắc về tiềm năng và thách thức khi ứng dụng AI trong công việc sáng tạo, đồng thời gợi mở cách con người thích nghi và phát huy vai trò quan trọng của mình trong thời đại công nghệ.

Seminar với chủ đề “Human Creativity vs AI - Partner or Problem?
Seminar với chủ đề “Human Creativity vs AI – Partner or Problem?

Ứng dụng AI trong Lĩnh vực sáng tạo – Cơ hội và thách thức

Mở đầu buổi thảo luận, chị Vicky Lưu – Nguyên Giám đốc sáng tạo tại Chuo Senko Agency, đã giới thiệu các ứng dụng AI trong lĩnh vực thiết kế và nghệ thuật. Từ việc sử dụng AI để sáng tác bài hát trên nền tảng suno.com đến công cụ App-story-boards.ai hỗ trợ triển khai các dự án chuyên môn, chị đã mang đến nhiều góc nhìn thú vị.

Chi Vicky Luu Nguyen Giam doc sang tao tai Chuo Senko Agency
Chị Vicky Lưu – Nguyên Giám đốc sáng tạo tại Chuo Senko Agency

Trong khi đó, Alex Hoàng – cựu sinh viên Trường Đại học FPT và hiện là chuyên gia UX-UI tại Onteractive, đã chia sẻ trải nghiệm thực tế khi làm việc với các khách hàng quốc tế.

Anh bày tỏ: “Kể từ khi có ChatGPT, tôi hiếm khi bị cạn ý tưởng vì công nghệ AI đã hỗ trợ rất nhiều trong việc lên ý tưởng mới mẻ mà bản thân chưa từng nghĩ tới. AI đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành sáng tạo, mở ra những khả năng vô tận. Để phát huy tối đa, chúng ta cần biết cách kết hợp công nghệ với kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có.”

Alex Hoang chuyen gia ve UX UI va dong nghiep o Onteractive
Anh Alex Hoàng – chuyên gia UX-UI tại Onteractive

Tuy nhiên, chị Vicky cũng nhấn mạnh rằng những công cụ này mở ra tiềm năng lớn nhưng cũng đặt ra thách thức về vai trò của con người trong ngành nghề sáng tạo truyền thống.

Học cách thích nghi với ứng dụng AI – Chủ động nắm bắt tương lai

Tại phần hỏi đáp (Q&A), các diễn giả đã giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề được đặc biệt quan tâm: “Khi Ứng dụng AI ngày càng phát triển và thay thế nhiều công việc sáng tạo, làm thế nào để các chuyên gia có thể duy trì và nâng cao giá trị công việc của mình?”. 

Diễn giả Vicky Lưu cho rằng sự xuất hiện của AI đang định hình lại công việc sáng tạo. Những nhiệm vụ thường ngày có thể được những ứng dụng AI tự động hóa, nhưng đó cũng là cơ hội để con người tập trung vào các khía cạnh độc đáo, đòi hỏi cảm xúc và tư duy sâu sắc. Chị nhấn mạnh: “Học cách làm chủ công nghệ sẽ giúp chúng ta không chỉ phát huy thế mạnh cá nhân mà còn tạo ra giá trị lớn hơn trong công việc.”

Buoi seminar thao luan vo cung soi noi
Buổi Seminar thảo luận vô cùng sôi nổi

Đồng thời, anh Alex Hoàng cho rằng còn nhiều điều mà AI không thể thay thế: “Việc trang bị các kỹ năng cơ bản và kiến thức nền tảng trong ngành sáng tạo là yếu tố không thể thiếu. Khi đó, con người sẽ có khả năng kết hợp hài hòa giữa công nghệ AI và cảm hứng cá nhân, từ đó tạo ra những sản phẩm độc đáo.”

Con người vẫn là trung tâm của sự sáng tạo

Kết thúc seminar, hai diễn giả nhấn mạnh rằng, dù ứng dụng AI mang lại nhiều tiện ích, con người vẫn giữ vai trò trung tâm nhờ cảm xúc, kinh nghiệm và tư duy sáng tạo. Việc coi AI như một công cụ hỗ trợ, thay vì đối thủ cạnh tranh, sẽ giúp con người khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo của mình. Đồng thời, việc không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng và kết hợp công nghệ một cách khéo léo là chìa khóa để bứt phá trong thời đại công nghệ.

Buổi thảo luận khép lại trong không khí hứng khởi, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho giảng viên và sinh viên.