Trường ĐH FPT ra mắt phòng thí nghiệm điện tử Ohm Lab

Ngày 26/2, Trường Đại học FPT chính thức ra mắt Ohm Lab – phòng thí nghiệm điện tử, nhằm hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực hành và nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến vi mạch, công nghệ nhúng và điện tử số. 

Ohm Lab được đặt theo tên của nhà vật lý học Georg Simon Ohm, người có đóng góp to lớn trong lĩnh vực điện tử với Định luật Ohm – nguyên lý nền tảng về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện, điện áp và điện trở. Không gian thí nghiệm này là một phần quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học FPT, đặc biệt đối với các chuyên ngành liên quan đến công nghệ điện – điện tử như Thiết kế vi mạch bán dẫn, Công nghệ ô tô số, Kỹ thuật phần mềm. 

Phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng như máy đo điện áp, máy hiện sóng có tần số lấy mẫu cao, máy tạo dạng sóng, bộ cấp nguồn đa năng, mạch điện tử lập trình FPGA, vi điều khiển, các bộ vi xử lý hiện đại. Với hệ thống thiết bị này, Ohm Lab ngoài giúp sinh viên tiếp cận thực tế với linh kiện điện tử mà đồng thời tạo điều kiện để các bạn có thể thực hành lắp ráp, thử nghiệm ngay trong quá trình học tập, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và ứng dụng thực tế.

Ohm Lab được thành lập với mong muốn tạo điều kiện để sinh viên thực hành thử nghiệm trong quá trình học tập. 
Ohm Lab được thành lập với mong muốn tạo điều kiện để sinh viên thực hành thử nghiệm trong quá trình học tập.

Bên cạnh việc hỗ trợ các môn học chuyên ngành, Ohm Lab sẽ còn là nơi diễn ra các buổi workshop, hội thảo chuyên đề và đặc biệt là các cuộc thi thiết kế mạch, lập trình phần cứng, giúp sinh viên có cơ hội cọ xát, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ giảng viên và chuyên gia trong ngành.

Ngay trong ngày đầu ra mắt, Ohm Lab đã đón các sinh viên Khóa 20 chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn đến thực hành môn Tổ chức và kiến trúc máy tính (Computer Organization and Architecture – CEA201) do thầy Lê Thế Dũng – Giảng viên bộ môn Cơ sở Công nghệ thông tin (Computing Fundamental) phụ trách

Các sinh viên Khóa 20 chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn trong buổi thực hành đầu tiên tại Ohm Lab. 
Các sinh viên Khóa 20 chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn trong buổi thực hành đầu tiên tại Ohm Lab.

Trong buổi thực hành đầu tiên, sinh viên được làm quen với các linh kiện điện tử cơ bản như điện trở, diode, transistor, đồng thời thực hành lắp ráp mạch điện đơn giản và kiểm tra hoạt động của các cổng logic. Một trong những bài tập quan trọng của buổi học là tạo cổng AND từ diode và điện trở, giúp sinh viên hiểu rõ cách hoạt động của mạch logic, từ đó có nền tảng vững chắc để nghiên cứu sâu hơn về thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng.

Giảng viên Lê Thế Dũng cho biết: “Việc đưa Ohm Lab vào hoạt động không chỉ giúp sinh viên có môi trường thực hành tốt hơn mà còn khuyến khích các bạn theo đuổi đam mê nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực tế”. 

Thầy Lê Thế Dũng và các sinh viên trong buổi thực hành.
Thầy Lê Thế Dũng (áo cam, ở giữa) và các sinh viên trong buổi thực hành.

Ohm Lab ngoài là một phòng thí nghiệm hỗ trợ học tập còn đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc trong ngành công nghệ, đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng bước vào thị trường lao động. Theo kế hoạch, Ohm Lab sẽ tổ chức chuỗi hội thảo chuyên sâu về vi mạch bán dẫn, hệ thống nhúng, trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong phần cứng, cùng với các cuộc thi thiết kế mạch, lập trình vi điều khiển nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Mỹ Linh 

Đăng ký tư vấn

  • DD slash MM slash YYYY
  • This field is hidden when viewing the form