Học từ giảng đường và học từ thực tế, phát triển vốn sống và kỹ năng mềm, dường như sinh viên ĐH FPT đang giải quyết rất tốt những nhu cầu mà thị trường lao động hiện nay đặt ra.
Cầm tấm bằng đỏ trên tay, nhiều cử nhân loay hoay một thời gian dài vẫn không tìm được công việc đúng chuyên môn. Ngược lại, nhiều sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường đã được doanh nghiệp tuyển dụng. Sự khác biệt giữa họ nhiều khi không nằm ở kiến thức chuyên môn mà ở vốn sống và kỹ năng mềm.
Nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm do thiếu vốn sống và kỹ năng mềm.
Tốt nghiệp ngành kỹ thuật ở một trường đại học có tiếng với tầm bằng loại khá đã được gần 2 năm nhưng Nguyễn Lê Dương (Bắc Ninh) loay hoay mãi vẫn chưa tìm được công việc thích hợp. Chàng cử nhân này đã “rải CV” khắp các doanh nghiệp tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận, nhiều lần được mời đến phỏng vấn nhưng lần nào Dương cũng không vượt qua được vòng hỏi – đáp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.
“Hồi đại học, mình chịu khó cày sách vở nên kiến thức chuyên ngành tốt. Chỉ có điều, mình giao tiếp hơi kém, hay bị mất bình tĩnh khi trao đổi trực tiếp với người lạ”, Dương bộc bạch. Điểm yếu này khiến Dương không thể hiện được mình trong những lần gặp gỡ nhà tuyển dụng.
Dương đành tìm đến các công ty tư nhân nhỏ, xin làm lao động phổ thông để có thu nhập trang trải cuộc sống ở thủ đô và đợi chờ cơ hội. Chàng trai quê Bắc Ninh chia sẻ sẽ học thêm vài khóa ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp, hy vọng sẽ sớm tìm được công việc phù hợp.
Theo học ngành kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT, Trương Công Thái thực tập tại doanh nghiệp khi còn là sinh viên năm thứ 3. Ra trường với một sản phẩm đồ án có tính ứng dụng cao, Thái được tuyển dụng ngay vào một doanh nghiệp lớn, làm công việc mà tân cử nhân này yêu thích: phát triển phần mềm.
Thái bộc bạch: “Bản thân mình trước khi vào đại học là một người khá nhút nhát, ít nói, ít tham gia hoạt động ngoại khóa. Mình cứ nghĩ lên đại học sẽ dành hết thời gian để học kiến thức chuyên ngành, sau này ra trường mới xin được việc. Nhưng môi trường ở ĐH FPT đã khiến mình thay đổi suy nghĩ đó”.
100% sinh viên ĐH FPT được làm việc thực tế tại doanh nghiệp từ năm thứ 3.
“Học hết sức nhưng cũng cần biết chơi hết mình, đó là đặc trưng của sinh viên ĐH FPT”, Thái kể. Ngay từ năm đầu, nếu chưa đạt chứng chỉ IELTS (học thuật) từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 80 trở lên, tất cả sinh viên đều phải tham gia chương trình tiếng Anh dự bị. Tùy thuộc vào trình độ thực tế được đánh giá qua bài kiểm tra năng lực, thời gian học của mỗi bạn có thể kéo dài từ 2 tháng đến một năm. Cuối chương trình, nhiều bạn chọn tham gia trao đổi văn hóa ngắn hạn ở nước ngoài để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ trong môi trường quốc tế với chi phí chỉ bằng học trong nước.
Ngày hội việc làm trường Đại học FPT (FPTU Career Day) được tổ chức thường niên nhằm mang đến những việc làm chất lượng và phát triển kỹ năng viết CV, phỏng vấn cho sinh viên.
Không chỉ nghiêm túc học kiến thức chuyên ngành, sinh viên Đại học FPT còn có nhiều cơ hội tham gia các chương trình phát triển cá nhân. Chính vì thế, sinh viên thường tạo được dấu ấn với các nhà tuyển dụng nhờ sự tự tin, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của mình.
100% sinh viên ĐH FPT được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế thông qua chương trình OJT (On Job Training) tại các doanh nghiệp. Không đi thực tập với suy nghĩ “bê trà, rót nước”, các sinh viên ĐH FPT lao vào guồng công việc một cách nghiêm túc.
Những kiến thức thực tế từ doanh nghiệp lại được sinh viên ĐH FPT áp dụng vào học tập. Hầu hết sinh viên ra trường đều có một sản phẩm đồ án tốt nghiệp có tính thực tiễn cao. Một số đồ án còn được phát triển thành các sản phẩm start-up, kinh doanh hoặc có khả năng thương mại hóa cao.
Đơn cử, ứng dụng Handication với vòng tay nhận biết xung cơ và điện thoại thông minh, giúp người khuyết tật có thể nghe, nói một cách dễ dàng của nhóm sinh viên Đại học FPT đã nhận được khoản đầu tư 24.000 USD/năm; ứng dụng Izee Streaming Video đưa ra giải pháp video online tích hợp tất cả trong một với nhiều tính năng cao cấp, được một số doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư lên tới 200 triệu đồng; ứng dụng gọi xe thông minh T.NET do nhóm giảng viên và sinh viên Đại học FPT phát triển đang được triển khai tại Hà Nội, Hưng Yên…
Học từ giảng đường và học từ thực tế, phát triển vốn sống và kỹ năng mềm, dường như sinh viên ĐH FPT đang giải quyết rất tốt những nhu cầu mà thị trường lao động hiện nay đặt ra.
Năm 2017, Đại học FPT tuyển thẳng thí sinh đạt 21 điểm tổng điểm trung bình 3 môn trong 5 học kỳ liêp tiếp ở THPT hoặc tổng điểm 3 môn thi THPT quốc gia xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Đại học FPT.
Thí sinh không đủ điều kiện tuyển thẳng có thể đăng ký tham gia kỳ thi sơ tuyển của Đại học FPT ngày 13/8. Chi tiết tham khảo tại website của Đại học FPT: www.daihoc.fpt.edu.vn.
Zing.vn