Sinh viên Đại học FPT trình bày báo cáo tại SoICT 2015

Năm 2015, Hội thảo khoa học quốc tế về Công nghệ thông tin và Truyền thông (SoICT) trở nên đặc biệt hơn với thầy trò Trường Đại học FPT khi có tới hai nhóm sinh viên của Trường sẽ trình bày báo cáo khoa học cùng với các nghiên cứu đến từ 17 quốc gia trên thế giới.

Chính thức diễn ra trong hai ngày 3 và 4/12 tại TP. Huế, Hội nghị The Sixth International Symposium on Information and Communication Technology (SoICT) được tổ chức bởi Đại học Duy Tân và Đại học Sư phạm Huế.

SoICT 2015 là hội nghị khoa học quốc tế uy tín thường niên công bố các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học, các đồng nghiệp và các nghiên cứu sinh trong nhóm chủ đề gồm có Big Data, Network, Security và Human Computer Interaction, Software Engineering và Applied Computing.

Theo đó, hai nhóm sinh viên Đại học FPT gồm Vũ Mạnh Cầm, Lương Anh Tuấn và Lưu Thành Công, Nguyễn Văn Hoài sẽ góp mặt tại sự kiện với hai nghiên cứu mang tên “Improving Vietnamese Dependency Parsing using Distributed Word Representations – Phát triển hệ thống phân tích cú pháp phù thuộc (Dependency Parsing) trong tiếng Việt sử dụng những ưu điểm của cách biểu diễn từ phân tán” và “Solving the TimeTabling problem at FPT University – Giải quyết bài toán thời khóa biểu ở Đại học FPT”. Hai nghiên cứu này đều được các sinh viên FPT phát triển trên nền tảng đồ án tốt nghiệp của mình.

Lương Anh Tuấn cho biết, bạn sẽ đại diện nhóm của mình trình bày tại SiICT. Hiện, Phần mềm tự động phân tích cú pháp phù thuộc cho tiếng Việt đã được đồng đội của cậu – Vũ Mạnh Cầm đăng tải tại đỉa chỉ: https://sourceforge.net/p/vsdp. Ảnh: NVCC.

Lương Anh Tuấn cho biết, bạn sẽ đại diện nhóm của mình trình bày tại SiICT. Hiện, Phần mềm tự động phân tích cú pháp phù thuộc cho tiếng Việt đã được đồng đội của cậu – Vũ Mạnh Cầm đăng tải tại đỉa chỉ: https://sourceforge.net/p/vsdp. Ảnh: NVCC.

Với Lương Anh Tuấn và Vũ Mạnh Cầm, báo cáo khoa học “Improving Vietnamese Dependency Parsing using Distributed Word Representations” của các bạn hướng tới mục tiêu hỗ trợ cộng đồng xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Với ứng dụng này, người dùng có thể phát triển một hệ thống tự động phân tích cú pháp trên tiếng Việt đạt hiệu quả cao dựa vào việc thêm thông tin ngữ nghĩa và cú pháp bằng việc sử dụng cách biểu diễn từ phân tán vào hệ thống. Phần mềm tự động phân tích cú pháp phù thuộc cho tiếng Việt đã được Anh Tuấn và Mạnh Cầm đăng tải tại đỉa chỉ: https://sourceforge.net/p/vsdp.

Về mặt khoa học và ứng dụng, Dependency Parsing được xem là nghiên cứu cơ bản để phát triển các ứng dụng phức tạp và thông minh trong xử lí ngôn ngữ tự nhiên như: Máy dịch, Hệ thống tự động trả lời câu hỏi, Hệ thống tự động phân tích thông tin…

Đạt 9.2 điểm bảo vệ đồ án, Anh Tuấn không quên gửi lời tri ân sâu sắc đến người thầy, người dẫn dắt nhóm: “Thật ra đồ án của nhóm cũng như là công trình nghiên cứu này thành công được phần lớn có sự hướng dẫn và chỉ bảo của TS. Lê Hồng Phương – chuyên gia xử lí ngôn ngữ tự nhiên. Thầy Phương cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về Dependency Parsing ở Tiếng Việt”.

Lương Anh Tuấn cho biết, bạn sẽ đại diện nhóm của mình trình bày tại SiICT. Hiện, Phần mềm tự động phân tích cú pháp phù thuộc cho tiếng Việt đã được đồng đội của cậu – Vũ Mạnh Cầm đăng tải tại đỉa chỉ: https://sourceforge.net/p/vsdp. Ảnh: NVCC.

Lương Anh Tuấn cho biết, bạn sẽ đại diện nhóm của mình trình bày tại SiICT. Hiện, Phần mềm tự động phân tích cú pháp phù thuộc cho tiếng Việt đã được đồng đội của cậu – Vũ Mạnh Cầm đăng tải tại đỉa chỉ: https://sourceforge.net/p/vsdp. Ảnh: NVCC.

Còn Lưu Thành Công và Nguyễn Văn Hoài, hai bạn cho biết, khi làm đề tài “Solving the TimeTabling problem at FPT University”, các bạn mong muốn tạo sản phẩm giúp đỡ các trường đại học và tất cả các trường phổ thông trong cả nước, giảm bớt công sức và chi phí cho việc lên lịch hiện nay”.

“Được tham dự và trình bày tại hội nghị lần này có ý nghĩa rất lớn với chúng mình. SoICT mang đến cơ hội tiếp xúc, cơ hội được thử sức trong một môi trường nghiên cứu khoa học thực sự quý giá. Tuy nhiên, vì kinh phí tham dự và đi lại khá lớn nên chúng mình cũng đang phân vân chưa biết 1 người hay cả 2 sẽ đi trình bày tại SoICT. Khả năng là cả 2 sẽ cùng đi”, Thành Công chia sẻ.

Khó khăn để hoàn thành bài nghiên cứu và được SoICT đón nhận về cơ bản 4 thành viên của Đại học FPT đã vượt qua. Hiện tại, các bạn chỉ lo về khâu giấy tờ, thủ tục và chi phí cho chuỗi ngày tham dự sự kiện. Tâm sự của Thành Công cũng chính là những băn khoăn hiện tại của nhóm Tâm và Tuấn. “Kinh phí dù không quá lớn nhưng 10 triệu đồng với sinh viên chưa tốt nghiệp đại học như chúng mình cũng là một con số phải cân nhắc”, Anh Tuấn thổ lộ thêm.

SoICT được tổ chức Association for Computing Machinery (ACM http://dl.acm.org/) đánh giá chất lượng bài. Kỷ yếu của Hội thảo được đăng trong ACM International Conference Proceedings, có chỉ số phát hành quốc tế do ACM cấp. Các bài báo được chấp nhận trong hội nghị, sẽ được đăng lên tạp chí ACM ICPS (ISBN:978-1-4503-3843-1) và đánh index bởi ACM Digital Library và DBLP.

Năm nay, SoICT đã nhận được nhiều bài báo đến từ 17 quốc gia trên thế giới và được tổ chức Association for Computing Machinery đánh giá chất lượng bài, cũng như là công bố trên toàn thế giới. Các bài báo được chấp nhận trong hội nghị, sẽ được đăng lên tạp chí ACM ICPS và đánh index bởi ACM Digital Library và DBLP.