Giải quyết ‘cơn khát’ nhân lực CNTT: Cần chất lượng hơn số lượng

Những năm gần đây, câu chuyện thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT tại Việt Nam đang đặt ra bài toán cấp thiết cho ngành quản lý, đặc biệt là các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Theo xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) năm 2013, Việt Nam đứng thứ 12/17 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ 4 Đông Nam Á về chỉ số phát triển công nghệ thông tin (CNTT) – viễn thông. Với tỉ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm ngành này đạt mức 25%-30%, thu nhập từ xuất khẩu CNTT – viễn thông đạt 1 tỉ USD (2014), có thể thấy ngành CNTT đang ở giai đoạn phát triển thịnh vượng.

 

Năm 2015, Tập đoàn FPT có nhu cầu tuyển 3.600 người và đến năm 2018, con số này dự kiến lên tới 9.000 người/năm.

Chỉ có khoảng 9.000 sinh viên CNTT đáp ứng nhu cầu

Hiện cả nước có hơn 400 cơ sở đào tạo CNTT, cung cấp khoảng hơn 30.000 nhân sự mỗi năm. Tuy vậy, số lượng sinh viên ra trường có trình độ, kỹ năng tương ứng lại thấp hơn nhiều.

Theo ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch HĐQT FPT Software, chỉ có khoảng 9.000 sinh viên trong số đó có thể đáp ứng được yêu cầu mà các doanh nghiệp đặt ra. Số lượng sinh viên đủ năng lực để làm việc ở nước ngoài chỉ khoảng 3.000 người. Trong khi đó, riêng năm 2015, FPT đã có nhu cầu tuyển 3.600 người và đến năm 2018, con số này dự kiến lên tới 9.000 người/năm. So với nhu cầu của các doanh nghiệp CNTT cũng như với các đơn vị, cơ quan có nhu cầu sử dụng, ứng dụng CNTT thì con số 3.000 chẳng khác gì “muối bỏ bể”.

 

98% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp theo chuẩn QS Star, trong đó có 15% sinh viên làm việc tại nước ngoài: Anh, Pháp, Nhật, Singapore…

Rào cản đầu tiên của sinh viên khối ngành CNTT là sự “thiếu” và “yếu” tính chủ động, kém ngoại ngữ cũng như các kỹ năng mềm cần thiết. Theo một số kết quả khảo sát, nguyên nhân sinh viên không thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp là do 72% thiếu kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 70% không thành thạo ngoại ngữ. Nói cách khác, các trường đại học, cao đẳng cần phải chú trọng đào tạo toàn diện dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp chứ không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên ngành.

Cần đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn

Tại Đại học FPT, với triết lý giáo dục hiện đại, gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, 98% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp theo chuẩn QS Star, trong đó có 15% sinh viên làm việc tại nước ngoài: Anh, Pháp, Nhật, Singapore…

Sinh viên Đại học FPT được học chơi một số loại nhạc cụ dân tộc.

Một trong những ưu điểm khác tại Đại học FPT là các em được học song song hai ngoại ngữ trong chương trình đào tạo khối ngành CNTT (Anh – Trung hoặc Anh – Nhật). Ngoài ra, sinh viên được đào tạo kỹ năng mềm bởi những giảng viên uy tín, được tham gia các buổi ngoại khóa, những chuyến trải nghiệm, giao lưu văn hóa với các bạn sinh viên quốc tế. Thậm chí các bạn còn được học chơi nhạc cụ, học võhọc lái ô tô. Nhờ đó, sinh viên ngành CNTT Đại học FPT có lợi thế rất lớn khi được trang bị toàn diện cả năng lực chuyên môn, ngoại ngữ chuẩn, hoàn thiện kỹ năng mềm, nền tảng văn hóa đa dạng và vốn sống thực tế phong phú.

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng đang rộng mở và nhiều vị trí thiếu nhân lực trầm trọng như lập trình di động, điện toán đám mây, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng… Đây là cơ hội tuyệt vời cho hàng triệu thanh niên Việt Nam. Ông cho biết: “Tôi tin rằng các bạn lập nghiệp bằng CNTT sẽ có một lộ trình công danh rõ ràng với thu nhập cao. Cụ thể, một sinh viên mới ra trường sẽ nhận được mức lương từ 300-500 USD/tháng; từ 1-3 năm kinh nghiệm mức lương sẽ là 500-1.000 USD; 3-5 năm kinh nghiệm mức lương đạt 800-1.500 USD và trên 1.500 USD nếu có từ 5-7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, CNTT còn là con đường để đưa các bạn đến khám phá những miền đất hứa và có những sản phẩm để thay đổi thế giới. Hãy đổi đời bằng con đường học CNTT.”