Chia sẻ thú vị về “hành trình tỷ USD” của cựu sinh viên ĐH FPT

Vừa qua, trong tuần lễ định hướng, các bạn Tân sinh viên Đại học FPT đã được trau dồi những kiến thức và kỹ năng về chủ đề Khởi nghiệp. Khách mời của chủ đề Khởi nghiệp là anh Nguyễn Thế Vinh – cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm – CEO & Co-Founder Coin98 Finance. Anh đã cùng đội ngũ của mình dẫn dắt Coin 98 cán mốc 1 tỷ USD vào tháng 8/ 2021. Anh được bình chọn là 1 trong những lãnh đạo công nghệ trẻ CTO Summit 2021.

️Tuy nhiên, để đạt được thành công, hành trình Khởi nghiệp của anh Vinh có nhiều lúc thăng trầm. ĐH FPT tổng hợp 10 chia sẻ thú vị về hành trình khởi nghiệp cán mốc tỷ USD của anh Vinh giúp các bạn trang bị kiến thức bổ ích cho lĩnh vực này:

– Làm việc với tâm thế relax, làm để cống hiến, và phát triển bản thân, không phải làm với tâm thế lương bao nhiêu làm bấy nhi.

– Để vận hành 1 doanh nghiệp đi xa và bền vững, yếu tố văn hóa doanh nghiệp là quan trọng. Bản thân các bạn học ở FU các bạn sẽ thấy, làm FSoft cũng vậy và văn hóa FPT là khác biệt so với bên ngoài.

– Xây dựng doanh nghiệp (khởi nghiệp) thì phải xác định, rủi ro tiềm ẩn có thể sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Trong quá trình đi học, bất kỳ lúc nào có cơ hội va chạm, cọ xát cứ tham gia, tham gia hoạt động, CLB để trau dồi kỹ năng. Cái gì không giỏi thì mình phải học và trải nghiệm.

– Tài sản lớn nhất và bền vững nhất chính là con người. Đó là những bạn phù hợp với văn hóa doanh nghiệp công ty và cùng phát triển sản phẩm để được cộng đồng ủng hộ.

– Tiếng Anh thực sự quan trọng, đó là nền tảng để tiếp cận những dự án lớn. Việc không sử dụng được Tiếng Anh sẽ cản trở cơ hội và giảm thiểu sự tự tin. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi pitching, mình show up những thứ mình có để thuyết phục người khác, không chỉ dùng Tiếng Anh để đọc hiểu mà để thuyết phục đối tác doanh nghiệp nước ngoài.

– Khởi nghiệp đơn giản là dám làm cái gì đó theo bản thân mình thôi. Mình còn trẻ, ra trường để trải nghiệm, mình muốn làm, có khả năng để làm, cứ làm thất bại không sao. Không phải làm ra 1 công ty ra gì mới là thành công, mà nhận ra thất bại để đứng đậy học hỏi tiếp rồi làm tiếp. Ít ra mình đã từng dám thử, mình chưa từng thử, cứ đứng đắn đo thì sẽ đáng tiếc.

– Ra trường lương bao nhiêu không quá quan trọng, mình tìm hiểu văn hóa công ty, ảnh hưởng đến tư tưởng và lối đi của mình, tìm kiếm sếp đủ tâm và đủ tầm để học hỏi.

– Đừng bao giờ “Say no” với lời đề nghị của người khác. Những bạn nghĩ tích cực, công ty đang trả tiền cho tiền học hỏi, sếp trao cho mình cơ hội để học hỏi thì cứ làm. Cùng 1 sự kiện nhìn ở nhiều góc nhìn sẽ tạo ra những kết quả khác nhau.

– Tìm kiếm partner quan trọng, cùng tầm nhìn phát triển, buil văn hóa công ty sao là 1 văn hóa sach. Khi tìm được những người như vậy, máu lửa, cùng chung tư tưởng, hãy biết trân trọng.

– 3 yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư dự án: Tìm hiểu đội ngũ sáng lập là ai, họ có tâm huyết hay là làm rồi bỏ bê; Đội ngũ hỗ trợ có tầm ảnh hưởng không; Hiểu dự án đó là gì, có đơn vị nào phía sau ủng hộ và verified mức độ an toàn.

Hy vọng với những kinh nghiệm quý giá này sẽ giúp các bạn Tân sinh viên thành công trên Hành trình khởi nghiệp trong tương lai.

FU HCM