Trường Đại học FPT

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm – Trường Đại học FPT

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo cho người học những kiến thức liên quan đến quá trình phát triển các phần mềm, nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của xã hội đặc biệt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Triển vọng nghề nghiệp Kỹ thuật phần mềm

Theo số liệu từ VietnamWorks, đến năm 2020, nước ta đã thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Cùng với làn sóng chuyển đổi số và tác động từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thị trường lao động ngành IT ngày càng trở nên “khát” nhân lực hơn bao giờ hết.

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm không ngừng tăng cả về quy mô lẫn hình thức. Phần mềm đã trở thành công cụ cốt lõi giúp doanh nghiệp vận hành, tối ưu quy trình và cạnh tranh hiệu quả. Điều này mở ra tiềm năng phát triển rất lớn cho ngành Công nghệ Thông tin nói chung và kỹ thuật phần mềm nói riêng.

Dù cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật phần mềm đang rất rộng mở và mức thu nhập tương đối cao so với nhiều ngành khác, nhưng thị trường vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng. Đặc biệt, nguồn nhân lực có chuyên môn sâu và khả năng ngoại ngữ tốt luôn là đối tượng được săn đón hàng đầu.

ky-thuat-phan-mem
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học FPT 

Tại Trường Đại học FPT, Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Hiện tại, sinh viên Trường Đại học FPT đã và đang làm việc, học tập tại các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Singapore – những thị trường CNTT quan trọng của thế giới. Đây là kết quả của chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chú trọng đào tạo ngoại ngữ, phát triển kỹ năng mềm cùng định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Sinh viên sẽ được đào tạo các môn khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT, đào tạo chuyên sâu về quy trình, phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như trong lĩnh vực ứng dụng CNTT. Đồng thời, trong giai đoạn học chuyên sâu, sinh viên có thể lựa chọn các đề tài hẹp để theo học và làm đồ án tốt nghiệp như: Phần mềm nhúng; Phần mềm quản lý doanh nghiệp; Phần mềm cho các hệ thống di động; Hệ thống mạng và phân tán; Hệ thống tài chính và thương mại điện tử… theo xu hướng SMAC hiện nay của thế giới (SMAC: viết tắt của Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây).

Cơ hội nghề nghiệp

Trường Đại học FPT liên tục cập nhật chương trình đào tạo theo xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng mới nhất. Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học FPT được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các vị trí sau:

  • Back-End Developer
  • Front-End Developer
  • Full-Stack Developer
  • Mobile Developer
  • Game Developer
  • Business Analyst (BA)
  • Software Tester
  • SAP Consultant
  • SAP Developer
  • Bridge Software Engineer (Japanese/Korean)

Chương trình đào tạo

  • Giai đoạn nền tảng: Sinh viên được trang bị nền tảng ngoại ngữ vững vàng qua mô hình học tập trải nghiệm, tập trung vào phát triển kỹ năng tiếng Anh để sẵn sàng bước vào các học kỳ chuyên ngành và hội nhập quốc tế.
  • Giai đoạn chuyên ngành 1 (Học kỳ 1-2-3): Sinh viên được trang bị những kiến thức cốt lõi, chuẩn bị sẵn sàng cho các học kỳ chuyên ngành sâu hơn.
  • Giai đoạn chuyên ngành 2 (Học kỳ 4-5-6): Tận dụng thế mạnh của trường đại học khởi sinh từ trong lòng doanh nghiệp, cùng phương pháp đào tạo thông qua dự án, Trường Đại học FPT kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành tại doanh nghiệp. Sinh viên được đảm bảo học tập cùng chuyên gia và có sự đồng hành từ các đối tác doanh nghiệp. Bắt đầu từ học kỳ 4, sinh viên tham gia các môn chuyên ngành với các workshop chuyên sâu. Đến học kỳ 5, chương trình học tích hợp giữa lý thuyết trên lớp và thực hành tại xưởng trường. Học kỳ 6, sinh viên bước vào kỳ On the job training – đào tạo thực tế tại các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong khu vực, sẵn sàng hòa nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.
  • Giai đoạn chuyên ngành 3: Sinh viên phát triển dự án cá nhân theo đặc thù ngành công nghiệp phần mềm và khởi nghiệp từ chính các dự án công nghệ. Đặc biệt, đồ án tốt nghiệp được xây dựng đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đã sẵn sàng trở thành những chuyên gia trong ngành.
  • Sinh viên lựa chọn tổ hợp môn học theo sở thích và năng lực: Sinh viên chọn lựa các môn học phù hợp với định hướng cá nhân và khả năng phát triển, giúp mỗi sinh viên tối ưu hóa hành trình học tập, tạo ra lợi thế riêng biệt khi bước chân vào thị trường lao động.
  • Ứng dụng công nghệ AI trong chu trình đào tạo: Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm tại Trường Đại học FPT không chỉ học lý thuyết mà còn trực tiếp sử dụng các công cụ AI hiện đại nhất, tuỳ theo yêu cầu từng môn học. Từ việc phân tích yêu cầu phần mềm bằng Chat GPT, thiết kế trên Figma with AI, đến lập trình với GitHub Copilot – sinh viên được trang bị năng lực tiên phong trong kỷ nguyên công nghệ số.
  • Sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế danh giá: Trường Đại học FPT dẫn đầu trong việc định hướng và hỗ trợ sinh viên thi các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế hàng đầu như PMP, Scrum Master, AWS Certified DevOps. Những chứng chỉ này không chỉ là minh chứng cho năng lực mà còn là “tấm vé vàng” để sinh viên dễ dàng bước chân vào các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Tham khảo khung chương trình tại đây!

> Tìm hiểu thêm chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm

> Học kỹ thuật phần mềm ở Trường Đại học FPT có tốt không?

Exit mobile version