Học kỹ thuật phần mềm ở Đại học FPT có tốt không?

Bài viết này sẽ giúp bạn xác định việc lựa chọn theo học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm ở Đại học FPT liệu có tốt hay không. Những kiến thức bạn sẽ được học và cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nội dung bài viết

Kỹ thuật phần mềm là gì?

ki thuat phan mem la gi

Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung. Cụ thể hơn, chuyên ngành này sẽ định hướng chuyên về các hoạt động xây dựng, phát triển và bảo trì các phần mềm để có thể hoạt động hiệu quả nhất. 

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa kỹ thuật phần mềm với khoa học máy tính. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng mà bạn cần lưu ý đó là: 

  • Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành về nghiên cứu cách thức phần mềm sẽ được xây dựng, bao gồm nhiều chủ đề như: quản lý dự án, đảm bảo và kiểm tra chất lượng phần mềm. 
  • Chuyên ngành Khoa học máy tính định hướng chính là nghiên cứu về cách thức mà các máy tính hoạt động, vận hành từ quan điểm toán học và lý thuyết. 

>>> Xem thêm: Review về chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm và những thông tin quan trọng bạn không nên bỏ qua

Kỹ thuật phần mềm học những gì?

Sinh viên theo học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ phải hoàn thành hai khối kiến thức bao gồm kiến thức đại cương và khối kiến thức chuyên môn. Khối kiến thức chuyên môn sẽ bao gồm lập trình, xây dựng và phát triển các phần mềm. 

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học về cách viết chương trình phần mềm, nắm rõ quy trình phát triển và vận hành của một chương trình. Hơn thế nữa, sinh viên còn nắm vững kỹ năng sử dụng công cụ để bảo trì và phát triển phần mềm. 

Bên cạnh được trang bị kiến thức chuyên sâu, sinh viên chuyên ngành kỹ thuật phần mềm còn được trang bị nhiều kỹ năng mềm vững vàng để đáp ứng các yêu cầu của công việc. 

Một số môn học tiêu biểu nhất đối với sinh viên kỹ thuật phần mềm có thể kể đến như: Ngôn ngữ lập trình, Lập trình website và ứng dụng, Phát triển ứng dụng di động; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên,…

>>> Xem thêm: Review về chuyên ngành Hệ thống thông tin tại trường Đại học FPT

Học kỹ thuật phần mềm nên theo học ở đâu?

Hoc ki thuat phan mem nen theo hoc o dau

Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm. Tại Đại học FPT, chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là một trong những chuyên ngành có tiếng và lâu đầu. Được ra đời trong lòng doanh nghiệp, trường Đại học FPT là nơi cung cấp nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực CNTT. 

Chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế 

Hiện tại, sinh viên Đại học FPT đã và đang làm việc, học tập tại các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Singapore – những thị trường CNTT quan trọng của thế giới. Đây là kết quả của chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chú trọng đào tạo ngoại ngữ, phát triển kỹ năng mềm cùng định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Chương trình được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ), Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA), Chương trình Đào tạo của EC-Council, Học viện Mạng và Phần cứng Jetking (Ấn Độ); với sự tư vấn của các chuyên gia và doanh nghiệp CNTT như Tập đoàn FPT, Tập đoàn IBM, đồng thời tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp như Oracle, Cisco… Nội dung đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới: không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT mà còn đào tạo đầy đủ về quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng CNTT; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành: thời gian học lý thuyết chiếm chỉ tối đa một nửa thời gian của hầu hết các môn học.

Yếu tố chính giúp trường Đại học FPT vươn lên thuộc top các ngôi trường đào tạo FPT uy tín và chất lượng tại Việt Nam chính là nhờ vào chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Toàn bộ chương trình học của sinh viên đều được thiết kế dựa vào chương trình đào tạo tiên tiến tại các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới. Tất cả các kiến thức đều được thiết kế tích hợp giữa các khối kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới. Giáo trình nhập khẩu 100% từ nước ngoài và được cập nhật định kỳ để đảm bảo bắt kịp xu hướng trong cuộc đua công nghệ. Hơn thế nữa, sinh viên sẽ được trang bị hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật, nhờ vậy mà kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên Đại học FPT tương đối tốt và đáp ứng được yêu cầu từ doanh nghiệp. 

Cơ hội làm việc rộng mở sau khi tốt nghiệp 

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm sau khi tốt nghiệp Đại học FPT sẽ có khả năng chuyên môn vững, kinh nghiệm làm việc thực tế để sẵn sàng tham gia vào các công việc thực tế tại doanh nghiệp. Đặc biệt, với khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Nhật, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều công ty trong và ngoài nước. 

Sau khi bạn đã xác định được con đường bạn muốn theo đuổi là Kỹ thuật phần mềm, tuyệt đối không nên bỏ qua cơ hội để tìm hiểu về Đại học FPT bạn nhé. Đại học FPT là ngôi trường hội đủ các yếu tố cần thiết để giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình. Lựa chọn một ngôi trường tốt sẽ giúp bạn phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn. 

Học kỹ thuật phần mềm sẽ làm gì sau khi ra trường?

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực và chuyên môn để đảm nhận nhiều vị trí khác nhau tại các công ty chuyên phát triển phần mềm, game. Làm việc tại các bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan nhà nước, trường học, ngân hàng, quân đội. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước có ứng dụng CNTT vào kinh doanh sản xuất. Hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề có đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm,…

Một số vị trí công việc phù hợp dành cho sinh viên như: 

  • Chuyên viên phát triển ứng dụng tại các công ty phần mềm
  • Chuyên viên phân tích, cài đặt, thiết kế, quản trị và bảo trì các ứng dụng phần mềm trong doanh nghiệp, trường học, … 
  • Kỹ sư cầu nối
  • Chuyên viên IT tại các công ty, doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. 
  • Lập trình viên phát triển ứng dụng.
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
  • Kỹ sư phụ trách đảm bảo chất lượng phần mềm.
  • Kỹ sư phụ trách quy trình sản xuất phần mềm.
  • Quản trị viên các dự án phần mềm và CNTT.
  • Giám đốc bộ phận kỹ thuật.

Ngoài ra còn rất nhiều vị trí công việc phù hợp với nhu cầu và khả năng chuyên môn của mỗi mỗi người. 

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ số như hiện tại, nhu cầu nhân sự ngày càng lớn, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Kỹ thuật phần mềm luôn là chuyên ngành thời thượng trong lĩnh vực CNTT.

Mức lương dành cho Kỹ thuật phần mềm

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm nói riêng và ngành CNTT nói chung đang là một trong những ngành hot với mức thu nhập hấp dẫn nhưng vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân sự có trình độ cao. Trong bối cảnh CNTT được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực, lựa chọn theo đuổi ngành học này là một quyết định đúng đắn dành cho bạn. 

Sau khi tốt nghiệp Kỹ thuật phần mềm,  nếu sinh viên lựa chọn làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài, mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 800 USD – 1000 USD/tháng, nếu bạn đã có kinh nghiệm, mức lương sẽ từ 2000 USD/tháng trở lên.

Nếu lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam, mức lương khởi điểm sẽ giao động từ 8 – 12 triệu/tháng tùy thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của sinh viên mới ra trường. 

Đối với những người có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, mức lương sẽ được giao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Những người có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên sẽ rơi vào khoảng 15 – 20 triệu đồng, và từ 30 triệu/tháng đối với những người có trên 5 năm kinh nghiệm. 

Để có được mức lương như vậy, bạn không chỉ giỏi chuyên môn mà cần có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm vững vàng. Chính vì vậy, việc lựa chọn môi trường đào tạo là điều vô cùng quan trọng. 

 Để có mức lương cao bạn cần trang bị khả năng ngoại ngữ tốt, trong đó việc trau dồi tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật phần mềm là điều vô cùng quan trọng.

Những tố chất cần phù hợp với Kỹ thuật phần mềm

Nhung to chat can phu hop voi Ky thuat phan mem

Để có thể trụ vững với nghề, bạn cần rèn luyện và trang bị cho bản thân mình một số tố chất quan trọng như: 

Kỹ năng lập trình

Bạn sẽ không thể thực sự trở thành một kỹ sư phần mềm nếu không biết cách lập trình, đây cũng chính là điều kiện tiên quyết nếu muốn theo đuổi công việc. Với rất nhiều ngôn ngữ lập trình đang tồn tại, bạn có thể cảm thấy lo lắng về việc liệu bạn có thể học tất cả chúng hay không. Tại Đại học FPT, bạn sẽ được định hướng một cách rõ ràng và cụ thể nhất. 

Kỹ năng quản lý thời gian

Để có thể làm việc trong môi trường công nghệ đầy khắc nghiệt, một kỹ sư phần mềm cần phải có kỹ năng quản lý thời gian hợp lý. Hiện nay đã có nhiều công cụ và kỹ thuật khác nhau mà lập trình viên sử dụng để quản lý thời gian và phân chia thời gian dài một cách hợp lý.

Kỹ năng làm việc nhóm

Bạn cần phải có khả năng cộng tác dễ dàng với các thành viên trong nhóm khác nhau trong mọi hoàn cảnh. Đây là phẩm chất quan trọng giúp bạn dễ dàng học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và không ngừng rèn luyện bản thân. 

Kỹ năng giao tiếp

Bạn phải biết cách giao tiếp, làm rõ vấn đề, giải thích ngắn gọn và có tính thuyết phục. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình trao đổi dự án, hợp tác đầu tư, ra quyết định,…

Tỉ mỉ, cẩn thận

Kỹ sư phần mềm được đánh giá là người chính xác và tỉ mỉ, với mức độ chú ý cao đến từng chi tiết được áp dụng cho mọi thứ, từ viết mã code đến thử nghiệm và cả quy trình lập hồ sơ dự án. Chỉ cần một lỗi vô cùng nhỏ, bạn cũng không thể đạt được kết quả như mong đợi. Chính vì vậy, mọi sai sót đều không thể tồn tại nếu như bạn muốn tiến xa hơn trong ngành. 

Đại học FPT luôn chú trọng vào quá trình đào tạo và luôn tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có cơ hội học tập, rèn luyện và phát triển bản thân toàn diện. Không chỉ liên tục cập nhật và phát triển Kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT còn đẩy mạnh phát triển nhiều lĩnh vực khác như: Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Thiết kế Mỹ thuật số. Bên cạnh đó còn có cách chuyên ngành liên quan đến khối ngành Quản trị kinh doanh như: Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, truyền thông đa phương tiện, Digital Marketing hay khối ngành ngoại ngữ như: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn,…

Hãy nhanh tay nộp hồ sơ để có cơ hội trở thành mảnh ghép đặc biệt của Đại học FPT bạn nhé!

>>> Xem thêm: Cùng Đại học FPT “gỡ rối” những vấn đề liên quan đến ngành Công nghệ Thông tin