SV vẫn kháo nhau rằng, những gì khác biệt đều có tại ĐH FPT. Dân lập trình mà chơi đàn tranh thuần thục như viết code. Dân đồ họa tưởng chỉ thiết kế mà hóa ra cũng chẳng ngán ngôn ngữ lập trình… Trở thành SV Đại học FPT, SV sẽ có được những trải nghiệm nghe vô lý nhưng lại có lý bất ngờ.
ĐH FPT là điểm đến của những bạn trẻ mong muốn ‘lăn xả’ vào những trải nghiệm cần thiết của công dân thế kỷ
Dân code học đàn: Công cụ để hội nhập thế giới
Tại trường ĐH FPT, không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ say mê hòa mình vào âm hưởng của nhạc cụ dân tộc. Ngay cả những chàng trai ngành CNTT thường vùi đầu vào thuật toán và dành cả ngày cặm cụi bên các loại máy móc cũng có thể ‘múa tay’ êm ru trên các dây đàn cổ.
Tiếp cận với bộ môn này được 1 năm, đến nay, Nguyễn Quý Bảo – K15 chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm đã có thể chơi thành thạo sáo và đàn tranh. Khi biết mình sẽ được tự chọn học một môn nhạc cụ tại trường, Quý Bảo không khỏi bất ngờ xen lẫn hứng thú, bởi đây là lần đầu tiên chàng trai đất cố đô được tiếp xúc với các loại nhạc cụ dân tộc, tự chơi một bản nhạc mà mình yêu thích.
‘Nhạc cụ dân tộc giống như một công cụ để dân IT thả lỏng đầu óc, có thêm một nét đặc biệt để tăng tự tin khi giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ. Đặc biệt, học sáo còn giúp mình luyện tập lấy hơi từ bụng, nói chuyện với một tông giọng ấm hơn, vang hơn và truyền cảm hứng tốt hơn”.
Là một trong những trường đào tạo CNTT hàng đầu tại Việt Nam, SV ĐH FPT không chỉ giỏi code mà đều có thể chơi thành thạo một loại nhạc cụ dân tộc
Học nhạc cụ dân tộc là một trải nghiệm đầy thú vị với Quý Bảo. Sau khi kết thúc môn Sáo, chàng SV năm 2 mạnh dạn đăng ký thêm lớp đàn tranh. Những ngày đầu, Quý Bảo không tránh khỏi nản chí bởi bộ môn này đòi hỏi các kỹ thuật khéo léo trong khi bàn tay nam giới lại có phần thô cứng.
Từ một SV cả ngày ‘luyện ngón’ bên những câu lệnh, giờ đây Quý Bảo lại kiên nhẫn dành thời gian tập đàn. Theo chàng SV này, học đàn không chỉ rèn trí nhớ, tính kiên trì, sự khéo léo mà còn hình thành phản xạ và sự linh hoạt cho đôi tay.
Chẳng phải trường đào tạo về nghệ thuật nhưng SV ĐH FPT lại được tự chọn một trong sáu loại nhạc cụ bao gồm đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị, đàn nguyệt, sáo hoặc đàn tì bà để theo học như một môn bắt buộc. Với sự tận tình từ các giảng viên, nghệ sĩ đàn và các ca nương, SV FPT sẽ được hướng dẫn để có thể chơi được một số bài nhạc truyền thống cơ bản. Sau ba tháng rèn luyện, SV có thể chơi thuần thục các bài nhạc với độ phức tạp cao hơn.
Nhạc cụ dân tộc đem tới những trải nghiệm mới mẻ, hình thành các kỹ năng hữu ích cho việc học tập và công việc sau này của SV
Ở ĐH FPT, SV đồ họa cũng chẳng ngán code
Tại ĐH FPT, SV luôn có những trải nghiệm nghe vô lý mà lại có lý bất ngờ. Chẳng hạn nếu theo học ngành CNTT, chắc chắn SV sẽ cũng ít nhiều nắm được các công cụ và tư duy thiết kế đồ họa.
Đảm nhiệm vai trò Phó chủ nhiệm Developer Studen Club (một trong những CLB cộng đồng tại các trường ĐH được Google Developer tài trợ), Quý Bảo chia sẻ: ‘Công việc chính của Dev (lập trình viên) là xây dựng các phần mềm, ứng dụng bằng cách viết các đoạn code (câu lệnh). Nhưng nếu biết thiết kế thì Dev sẽ hoàn thành công việc nhanh và dễ dàng hơn vì hình ảnh hóa được những code mình đang làm. Ngược lại, khi team tuyển thành viên thiết kế để lập trình giao diện bao giờ cũng yêu cầu đồng đội mới phải hiểu về lập trình’.
Những trải nghiệm đa dạng tại ĐH FPT giúp SV trưởng thành lên mỗi ngày
Đào Đức Việt – SV năm 4 chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số hiện ‘đầu quân’ cho một nhóm code tại trường cũng đồng tình với quan điểm này. Theo Việt, những kiến thức về lập trình giao diện và các hiểu biết về công việc này sẽ giúp người thiết kế hoàn thành dự án suôn sẻ hơn.
‘Nếu Dev tạo ra cái lõi của sản phẩm thì những người làm thiết kế như mình sẽ tạo ra một vẻ ngoài cho nó. Đẹp ở đây không chỉ về tính thẩm mỹ mà còn là tính thân thiện với người dùng. Mình hiểu thị hiếu của thị trường, biết được thế nào là xấu, là đẹp và từ đó có phản hồi với coder để sửa chữa’, Đức Việt nói.
Đồng thời, có kiến thức về lập trình cũng giúp Việt thông cảm hơn cho các bạn trong nhóm. Việt hiểu được Dev đang gặp khó khăn ở đâu, fixbug (sửa lỗi) mất bao lâu, tester kiểm tra cái gì… Từ đó có sự thông cảm và điều chỉnh thời gian để phối hợp ăn ý, hiệu quả.
ĐH FPT là một trong số ít những ngôi trường đạt chuẩn 5 sao với các tiêu chí quan trọng: Đào tạo, Việc làm, Cơ sở vật chất và Trách nhiệm Xã hội. Đây cũng là ngôi trường không thể bỏ qua trong ennhững trải nghiệm hữu ích, tích lũy những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này.
Theo Tiin