Dấu ấn “làng quan họ” tại ĐH FPT

Là một trong những sự kiện của chương trình “Cung đàn đất nước”, Hội làng Quan họ lần đầu tiên diễn ra tại Đại học FPT đã đem lại những trải nghiệm văn hóa thú vị cho du khách thưởng lãm và cán bộ, giảng viên, sinh viên.
Sự kiện được đã được HTV 60 Giây đưa tin. Bên cạnh những liên khúc “Mùa hẹn” độc đáo, sinh viên còn được xin chữ thầy đồ, thưởng thức trà đạo và trò chuyện với các liền anh, liền chị khám phá Dân ca Quan họ – một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Không gian triển lãm với nhiều loại nhạc cụ độc đáo cũng thu hút đông đảo sinh viên.
️Tiếp nối Hội làng, chương trình “Cung đàn đất nước” sẽ tổ chức các sự kiện như Talkshow về Nghệ thuật Celtic; Lễ hội Áo dài và chương trình biểu diễn giao lưu bế mạc triển lãm.
Chuỗi Triển lãm “Cung đàn đất nước” là sự kiện dành cho đối tượng tham gia như giảng viên, sinh viên đại học FPT TP.HCM và những bạn có niềm yêu thích với nhạc cụ dân tộc truyền thống.
Chương trình kéo dài từ ngày 13/3/2022 đến 18/3/2022. Địa điểm tại sảnh thư viện Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh.

Được biết, Nhạc cụ dân tộc là một môn học chính thức trong chương trình đào tạo của trường Đại học FPT, giúp sinh viên không chỉ hội nhập quốc tế mà còn giữ gìn được giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Sinh viên có thể lựa chọn nhạc cụ mình yêu thích để theo học: Sáo đàn nguyệt và đàn tranh.

Đại học FPT tiên phong công nghệ và trang bị cho sinh viên tinh thần quốc tế hóa. Bên cạnh đó, sinh viên Đại học FPT cũng được trau dồi văn hóa dân tộc để một mai khi bước ra toàn cầu, các bạn sinh viên vẫn mang nét văn hóa truyền thống, ghi dấu ấn Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Triển lãm Cung đàn đất nước được tổ chức, trước hết là hoạt động ngoại khoá dành cho tất cả các sinh viên đang học nhạc cụ dân tộc truyền thống hiểu kỹ hơn về những loại nhạc cụ. Nhưng sau cùng, triển lãm cũng là không gian để tất cả cùng ngồi lại trong không gian văn hoá nhạc cụ dân tộc Việt Nam, cùng nhau tìm hiểu về nhạc cụ, cùng nhau tìm về cội nguồn của dân tộc để yêu hơn văn hoá nước mình. Kết nối những con người Việt Nam, con rồng cháu tiên bằng chất liệu nhạc cụ truyền thống.