Hoá ra, học sinh cuối cấp hay tham khảo thông tin này từ đàn anh đàn chị khi chọn trường

“Tàu ngầm” trên các hội nhóm ôn thi trường này, “trót yêu” trường kia, học sinh cuối cấp thường có nhiều thắc mắc về ngành học, chương trình học, các hoạt động ngoại khoá và vô vàn vấn đề khác. Tất cả đều được sĩ tử tin tưởng tham khảo ý kiến từ các đàn anh, đàn chị đang học tại trường ĐH đó.

Học gì, thi học bổng như thế nào?

“Em thích Công nghệ thông tin. Nghe nói trường ĐH FPT dạy ngành này tốt phải không các anh chị?, “Ai cho em ít review về ngành Quản trị Kinh doanh, học đâu thì tốt ạ?” “Thi học bổng vào ĐH FPT như thế nào”… là một vài câu hỏi thường xuyên được đăng tải trên các goup được sinh viên và học sinh cuối cấp lập ra, làm nơi trao đổi thông tin liên quan đến một trường đại học nào đó. Những câu trả lời của các anh chị sinh viên đánh giá về chương trình học, kinh nghiệm học tập tại trường là điều các sĩ tử rất quan tâm và tin tưởng.

Các sinh viên đi trước luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các sĩ tử quan tâm đến ĐH FPT.

“Em thích ĐH FPT từ năm lớp 8. Năm nay, em nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH FPT và ôn tập để tham dự kỳ thi học bổng của trường. Em tham gia nhóm “săn” học bổng ĐH FPT, được các anh chị sinh viên, cựu sinh viên chia sẻ nhiều kinh nghiệm thú vị lắm. Các anh chị còn rất hài hước, trêu là “ĐH FPT không chỉ phát học bổng mà con phát “gấu” nữa cơ khiến động lực ôn tập của bọn em tăng lên ngùn ngụt.” Trần Thị Thu Phương (Hà Nội) chia sẻ.

Thích ĐH FPT từ ấn tượng ban đầu là kiến trúc độc đáo, sau khi tìm hiểu, Phương còn nhận thấy môi trường giáo dục ở đây phù hợp với tính cách năng động, hướng ngoại của mình. Cô bạn cân nhắc kỹ và quyết định chọn ĐH FPT là nguyện vọng số 1 của mình trong mùa tuyển sinh năm nay. Phương đăng ký theo học ngành Digital Marketing với sự tự tin về việc làm tốt sau khi ra trường.

Ra trường làm gì?

”Khảo sát việc làm” cũng là chủ đề được các sĩ tử cực kỳ quan tâm khi tham gia vào hội nhóm cùng các đàn anh đàn chị trên mạng xã hội. Dễ hiểu thôi, mất công chọn trường kỹ càng thì chẳng có lý do gì không tìm hiểu tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, dù sao đó cũng là mục đích chính của gần như tất cả bạn trẻ khi bước vào ngưỡng cửa đại học. Cách này cũng giúp các bạn học sinh phổ thông, vốn chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiểu thêm về nghề nghiệp mình định theo đuổi. Không hiếm bạn, sau khi được anh chị đi trước truyền lại kinh nghiệm, đã chọn sang ngành khác.

“1 năm trước, mình có comment trả lời một bạn học sinh cấp 3 ở Hà Nội về ngành Quản trị Kinh doanh ở ĐH FPT. Bạn chia sẻ thích ngành này nhưng còn e ngại chương trình học khó.  Mình kể quá trình học ngành này ở ĐH FPT, các hoạt động sự kiện mình có cơ hội tham gia rồi 1 ngày vừa học vừa làm việc hiện tại của mình, bạn lặng im không nói gì thêm. Sau đó một thời gian, bạn chọn ngành Quản trị Kinh doanh thật, trở thành “đồng môn” với mình. Thỉnh thoảng, nhắn tin cho mình, bạn nhắc lại: “Cảm ơn anh rất nhiều. Nhờ anh, em biết ĐH FPT thực sự hợp với mình.” Trần Công (sinh viên ĐH FPT) kể.

Học ở trường vui không?

Đối với giới trẻ hiện nay, đi học không chỉ cần kiến thức mà còn cần niềm vui, sự hứng khởi. Ngoài thông tin về trường, về ngành học, sĩ tử cuối cấp thường tham khảo đàn anh đàn chị về các hoạt động ngoại khoá, đời sống sinh viên, văn hoá trường lớp để xem mình có thực sự thích và hợp với ngôi trường “trong tầm ngắm” ấy không.

Với hơn 30 câu lạc bộ có màu sắc văn hoá khác nhau, các hoạt động sự kiện có thể coi là “đặc sản” của ĐH FPT, tạo nên những kỷ niệm không thể quên đối với sinh viên.

Ngô Thanh Tú (sinh viên ĐH FPT, thành viên CLB Melody) từng gặp một học sinh lớp 12 THPT Cầu Giấy thích ĐH FPT nhưng băn khoăn không biết trường có câu lạc bộ nào thoả niềm đam mê ca hát của cậu không. Sau khi được Tú chia sẻ kinh nghiệm hoạt động trong CLB Melody, nam sinh THPT Cầu Giấy thích thú với những hoạt động như du ca hay khoá thanh nhạc do các thành viên trong CLB tự tổ chức.

Ngoài ra, theo Tú, học kỳ nước ngoài cũng là một trong những hoạt động được học sinh cuối cấp quan tâm và ao ước một lần được tham gia sau khi trở thành sinh viên ĐH FPT. “Không hẳn là hoạt động vui chơi bình thường, tham gia học kỳ nước ngoài, các bạn vừa được đặt chân đến những quốc gia như Nhật, Malaysia, Philippines, ăn món ăn ngon, trải nghiệm văn hoá và học thêm kỹ năng tiếng Anh cũng như hiểu thêm về xu hướng nghề nghiệp nước ngoài. Những kiến thức đó khó có thể tìm thấy trong sách vở nhưng lại cảm nhận được một cách sâu sắc qua chuyến đi.”

Còn nhiều thông tin khác được đàn anh đàn chị “rỉ tai” các sĩ tử cuối cấp mỗi mùa tuyển sinh đến. Tham gia hội nhóm trên mạng xã hội, tham khảo kinh nghiệm từ người đi trước cũng là một cách tìm hiểu thông tin thú vị, trực tiếp. Tuy nhiên, để có nguồn tin tức tin cậy, là cơ sở để quyết định đúng, các bạn trẻ cũng nên tham gia những hội nhóm uy tín, chọn lọc và đối chiếu thông tin kỹ càng.

H.T – Theo Thế Giới Trẻ.

Năm 2020, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành), CNTT (Kỹ Thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi:

– Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm);

– Hoặc: Điểm học bạ thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn)

Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kì thi THPT Quốc Gia và thi học bổng của trường.