Trường Đại học FPT sẽ là điểm đích của tôi hay cũng chính là bệ phóng để tôi bay đến những điểm đích xa hơn.
Năm 18 tuổi là năm mà tôi và bạn phải đối mặt với hàng nghìn cánh cửa, con đường mới. Điều quan trọng là chọn đúng cánh cửa phù hợp nhất với mình.
Tôi sợ khi chọn một ngành nào đó dựa trên cái yêu thích nhất thời phút ban đầu, nhỡ may mai này tôi lại thấy chán chường thì sao? Không gì đáng buồn và mỏi mệt hơn là phải dành tuổi trẻ để làm điều bạn không yêu thích…
Có quá nhiều băn khoăn, nhưng thời gian lại không chờ đợi!
ĐH Ngoại Thương có phải là đích đến?
Kể từ những năm cấp hai trở đi, tôi luôn trở thành người học sinh đứng đầu khối về kết quả học tập, thi thố. Tôi còn tham gia hết hoạt động Đoàn Đội này đến hoạt động tập thể khác, luôn là một lớp trưở
ng mẫu mực…
Tôi mong muốn vào một ngôi trường hàng top, một ngôi trường để ai cũng phải ngưỡng mộ. Bởi vậy Đại học Ngoại thương đã trở thành mục tiêu của cô học trò nhỏ Minh Uyên khi ấy.
Thế nhưng, đọc xong quyển sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” tôi như bừng tỉnh. Điều quan trọng nhất là tôi đã tìm ra đúng cánh cửa mình cần.
Cầm cuốn sách trên tay vào một ngày nắng ấm đầu xuân mơn mởn, lòng tôi như vỡ ra từng âm thanh rất khẽ, rất khẽ thôi nhưng đủ khiến tôi nghe thấu, hiểu thấu con đường mình sẽ và phải chọn. Đọc cuốn sách của chị Rosie Nguyễn, tôi có cảm giác như chính mình đang ở trên trang giấy kia vậy. Tôi thấy mình cũng là chị, cũng là một cô học sinh chuyên Văn tham gia hết kì thi này đến kì thi khác, lúc nào cũng chú tâm và dồn hết sức vào việc học trong đội tuyển học sinh giỏi của trường, của tỉnh.
Chị và tôi cũng đều yêu viết lách nhưng cũng đều ghét sự gò bó của “văn chương trường lớp”. Chị cũng chọn trường Đại học Ngoại thương để làm đích đến. Chị Rosie đã hoàn thành việc học tập ở trường đại học ấy, cũng tốt nghiệp, cũng ra trường và rồi làm việc tại một công ty nước ngoài với một mức lương cùng một vị trí rất khá. Nhưng không lâu sau, chị đã tự hỏi: “Cuộc đời chỉ có như vậy hay sao?” và sau bao trăn trở, chị quyết định ngừng công việc hiện tại, quay trở lại với đam mê viết lách và đi du lịch của mình.
Câu chuyện của chị giúp tôi hiểu: chọn một ngành nghề để trở thành cái nghiệp của mình sau này, tuyệt không thể dựa trên điểm số và sĩ diện được. Chị Rosie đã phải đợi đến khi ra trường đi làm mới nhận ra sự cần thiết của đam mê mà quay về với tiếng gọi của nó. Tôi không muốn dành tuổi trẻ để thử
Ngoại thương không phải là đích đến của tôi!
Tất cả dẫn tôi đến Truyền thông đa phương tiện
Tôi viết ra những ý muốn này của mình không cùng một thời điểm, lúc nào nhớ ra thì mới lấy sổ ghi chép. Vậy mà khi nghiêm túc đọc lại, hệt như những đường thẳng đồng quy, những mong muốn ấy đã dẫn tôi đến một điểm duy nhất: Truyền thông đa phương tiện.
Khi tìm được con đường đến với ngành học này, tôi đã thật sự hạnh phúc tột cùng như vậy, bởi Truyền thông đa phương tiện chính là giao điểm của Khả năng, Đam mê, Nhu cầu của xã hội và Thu nhập.
Nói về Khả năng, tôi có khả năng tư duy trí tuệ, sẽ dễ dàng để tiếp cận với những lý thuyết chuyên ngành Truyền thông. Tôi có khả năng sáng tạo, nên việc nảy ra ý tưởng mới cho những chiến dịch truyền thông sẽ không gây nhiều khó khăn.
Nói về Đam mê, tôi rất thích viết. Tôi thích vẽ, viết, sáng tạo, thiết kế và sắp xếp bố cục của hình ảnh, v.v… hay có thể gọi chung bằng một thuật ngữ tiếng Anh là “calligraphy”. Tôi thích chơi đàn guitar và sáng tác âm nhạc.
Nói về Nhu cầu của xã hội, không gì có thể phủ định được rằng truyền thông là một mắt xích quan trọng hàng đầu trong mọi vấn đề và hoạt động của xã hội. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, với sự ra đời của hàng loạt những kênh thông tin khác nhau, ngày một đa dạng hơn thì truyền thông số hay truyền thông đa phương tiện lại càng trở thành một nhu cầu bức thiết. Lựa chọn ngành nghề này, có lẽ chẳng khác gì ngồi trên khinh khí cầu, chỉ cần châm đủ lửa, nhất định sẽ bay cao.
Nói về Thu nhập, Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành nghề có thu nhập khá cao và ổn định hiện nay. Tuy nhiên, nói như Ingrid Bergman: “Tôi không bao giờ theo đuổi thành công vì danh vọng và tiền bạc; chính tài năng và đam mê nằm trong thành công mới đáng quý.”
Phải thừa nhận rằng ngành Truyền thông đa phương tiện là một ngành rất trẻ và hẩu như không nhiều trường có chương trình đào tạo. Chính vì thế, không hề khó khăn gì để tôi hạ quyết tâm: Tôi sẽ theo học tại trường Đại học FPT.
Đại học FPT – Cánh cửa tôi chọn
Tôi vững tin hơn, chắc chắn hơn vào quyết định của mình sau những “nghiên cứu” của mình.
Đại học FPT có đầu ra ổn định và chất lượng. Theo con số thống kê gần đây, gần 96% sinh viên tốt nghiệp từ trường có việc làm ổn định và lương cơ bản khá cao. Đây quả là một con số không nhiều trường đại học ở Việt Nam có thể đảm bảo, nhất là trong tình hình thị trường lao động càng lúc càng bão hòa như hiện nay.
Chương trình học của trường được áp dụng từ mô hình của nước ngoài. ĐH FPT khiến tôi háo hức được tham gia học tập với môn võ Vovinam và một ngôn ngữ thứ hai (ngoài Tiếng Anh) là Nhật hoặc Trung – những điều tôi rất muốn học nhưng mãi vẫn chưa có điều kiện và thời gian.
Ở Đại học FPT, sĩ số một lớp không quá đông, các hoạt động thể thao, ngoại khóa được tổ chức quanh năm, các câu lạc bộ đa dạng hoạt động tích cực,… Tất cả những điều ấy đã khiến môi trường nơi đây trở nên thật đáng để trải nghiệm.
Tôi đã từng đọc được một bài viết kể lại một người thật việc thật trong khi tìm tòi nghiên cứu về ngôi trường tương lai của mình rằng: Khi cần tuyển chọn người để đi công tác ở nước ngoài, Ban giám đốc của một công ty vẫn đánh giá cao cựu sinh viên FPT hơn hẳn các ứng cứ viên khác bởi tính năng động, sáng tạo và khả năng giao tiếp của họ.
Và dĩ nhiên không thể không nhắc đến một điều nữa khiến FPT trở thành một ngôi trường thật đáng mơ ước: Trường Đại học FPT có một chính sách học bổng phong phú và rõ ràng. Chiêu mộ nhân tài, thu hút trí tuệ, mở ra vô vàn cơ hội cho những “viên ngọc” sáng chưa được mài giũa. Đó là những điều tuyệt vời FPT đã làm!
Trường Đại học FPT sẽ là điểm đích của tôi hay cũng chính là bệ phóng để tôi bay đến những điểm đích xa hơn.
Sinh ra tại thành phố biển Nha Trang, mười tám năm tôi lớn lên bên hơi muối mặn nồng của biển cả, dưới ánh mặt trời giòn tan mỗi độ hạ về. Mười tám năm, và giờ đã đến lúc tôi phải tạm rời xa thành phố biển xanh cát trắng này để xách ba lô lên, bước đi trên hành trình thực hiện giấc mơ của mình. FPTU chờ tôi ngày nhập học nhé!