Tiềm năng phát triển
Tiềm năng toàn cầu của ngành Truyền thông đa phương tiện trong năm 2025
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, số lượng công việc trong ngành truyền thông và báo chí dự kiến tăng trưởng với 109.500 vị trí mới mỗi năm đến 2033. Điều này cho thấy ngành này đang thu hút mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu nhờ sự mở rộng của các nền tảng số và nhu cầu sản xuất nội dung đa phương tiện.
Vai trò của Việt Nam trong ngành Truyền thông đa phương tiện toàn cầu
Ngành Truyền thông đa phương tiện đang bùng nổ với sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số và công nghiệp 4.0. Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực TP.HCM, từ năm 2015-2025, mỗi năm cần đến 21.600 lao động trong lĩnh vực Truyền thông – Quảng cáo. Đặc biệt, sự phát triển các đô thị làm gia tăng nhu cầu nhân lực trong ngành này để quảng bá cho các ngành nghề, cho các địa phương.
Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Truyền thông đa phương tiện tại Trường Đại học FPT mở ra những cơ hội nghề nghiệp đa dạng.
- Sản xuất nội dung đa nền tảng:
- Content Creator
- Content Production Specialist
2. Sản xuất các ấn phẩm truyền thông:
- Video editor
- Producer
3.Truyền thông mạng xã hội:
- SEO / SEM Specialist
- Social Media Specialist
- Digital Marketing Specialist
4.Tổ chức sự kiện:
- Event executive
5.Truyền thông doanh nghiệp
- Corporate Communication Specialist
Người học có thể làm việc tại:
- Đài truyền hình
- Công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện (creative agency, event agency, production house)
- Doanh nghiệp nhà nước & công ty tư nhân & công ty khởi nghiệp
- Tổ chức xã hội & tổ chức phi lợi nhuận
Tố chất thành công
Sinh viên theo đuổi ngành Truyền thông đa phương tiện cần:
- Sáng tạo và tư duy phản biện: Khả năng đổi mới nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân, đặc biệt trên các nền tảng xã hội.
- Am hiểu công nghệ: Thành thạo công cụ kỹ thuật số, phân tích dữ liệu và tối ưu hóa hiệu quả truyền thông trực tuyến.
- Kỹ năng quản lý dự án: Tư duy logic và kỹ năng tổ chức để đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc
Để thành công trong ngành Truyền thông đa phương tiện, người học cần hội tụ một số tố chất quan trọng sau:
- Sáng tạo và tư duy đổi mới: Truyền thông đa phương tiện đòi hỏi sự đổi mới không ngừng để tạo ra nội dung hấp dẫn, ấn tượng.
- Kỹ năng giao tiếp, đối ngoại: Làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi khả năng truyền đạt ý tưởng hiệu quả, cả bằng lời nói lẫn hình ảnh.
- Tư duy phân tích và nhạy bén với xu hướng: hiểu thị hiếu, hành vi của đối tượng mục tiêu và nhanh chóng nắm bắt các xu hướng mới của thị trường.
- Sự am hiểu về công nghệ: Thành thạo công cụ kỹ thuật số, phân tích dữ liệu và tối ưu hóa hiệu quả truyền thông trực tuyến.
- Khả năng kể chuyện (storytelling): biết cách xây dựng nội dung một cách cuốn hút, có cảm xúc và giá trị là chìa khóa để kết nối với đối tượng mục tiêu.
Công nghệ và xu hướng trong ngành truyền thông thay đổi nhanh chóng. Người học có những tố chất này không chỉ dễ dàng phát huy năng lực mà còn có tiềm năng tiến xa trong lĩnh vực đầy sôi động và sáng tạo này.
Vì sao Trường Đại học FPT phù hợp với bạn?
- Với lợi thế về công nghệ, Trường Đại học FPT sẽ giúp sinh viên được tiếp cận và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong ngành truyền thông như công nghệ AR/VR, ứng dụng AI trong học tập, …
- Hệ thống phòng LAB hiện đại, được trang bị các thiết bị công nghệ tiên tiến, mang đến sự hỗ trợ tối ưu cho sinh viên trong quá trình thực hành các môn học về sản xuất hình ảnh, video và âm thanh.
- Không gian trường được thiết kế với kiến trúc độc đáo, hài hòa với thiên nhiên và nhiều mảng xanh, tạo nên bối cảnh lý tưởng cho sinh viên ngành Truyền thông thực hiện các bài tập sáng tạo như quay phim, chụp ảnh và sản xuất nội dung đa phương tiện.
- Phương pháp đào tạo Project Based Learning: Sinh viên được thực hành nhiều dự án thực tế ngay trong quá trình học, từ việc sản xuất phim ngắn, video đến việc tổ chức sự kiện thực tế. Điều này giúp sinh viên nhanh chóng nắm bắt kiến thức và tích lũy kinh nghiệm làm việc.
- Học kỳ OJT (On-the-Job Training): Sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tập tại doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với các dự án truyền thông thực tế. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công việc thực tế trong ngành, đồng thời phát triển kỹ năng chuyên môn và mạng lưới kết nối.
- Đồ án tốt nghiệp: Sinh viên sẽ thực hiện các dự án thực tế, trực tiếp giải quyết các vấn đề truyền thông cho doanh nghiệp hoặc xây dựng chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về một vấn đề xã hội. Qua đó, sinh viên áp dụng các hoạt động truyền thông sáng tạo để tác động đến nhận thức, thay đổi suy nghĩ và hành vi của đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.