Ngành Ngôn ngữ Pháp – Học gì? Ra trường làm gì?

allezy1
                                                          allezy.vn

Ngoài tiếng Anh, lựa chọn học thêm một ngôn ngữ khác đang trở thành xu thế thịnh hành đối với thế hệ Gen Z ngày nay. Một trong những ngành ngôn ngữ được rất nhiều sinh viên theo đuổi đó là ngành Ngôn ngữ Pháp. Vậy bạn có biết, chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp học gì và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về ngành này cũng như biết được hướng đi của mình trong tương lai ra sao nhé!

Nội dung bài viết

Ngành ngôn ngữ Pháp là gì?

Ngành ngôn ngữ Pháp là chuyên ngành đào tạo các kiến thức, kỹ năng và phương pháp bằng tiếng Pháp cho sinh viên. Một cách tổng quan, ngành ngôn ngữ Pháp không những cung cấp các kiến thức về mặt ngôn ngữ chuyên sâu, mà còn có các kiến thức liên quan đến đời sống văn hóa, chính trị, kinh tế… của nước Pháp.

Những trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ Pháp

Các khối thi vào ngành Ngôn ngữ Pháp

Mã ngành của ngành Ngôn ngữ Pháp là 7220203, xét tuyển 12 tổ hợp môn sau:

  • A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh,
  • D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh,
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp,
  • D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh,
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh,
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh,
  • D44: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp,
  • D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp,
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh,
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh,
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh,
  • D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh.

Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Pháp

Miền Bắc

  • Đại học Hà Nội: Năm 2021, ngành Ngôn ngữ Pháp tại trường Đại học Hà Nội có số điểm chuẩn là 35,6 đối với tổ hợp 2 khối xét tuyển chính là D01 và D03 (môn ngoại ngữ nhân hệ số 2).
  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội: Với số điểm chuẩn là 35,77 (năm 2021), trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN hiện đang là một trong những trường top đầu về đào tạo ngành Ngôn ngữ Pháp. Tổ hợp các môn xet tuyển là D01, D03, D78 và D90.
  • Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên: Tổ hợp các môn xét tuyển là A01, D01, D03, D66 có điểm chuẩn là 13.

    DHHN
                                                        DHHN

Trường Đại học Hà Nội

Miền Trung

  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế: Với tổ hợp các môn xét tuyển là D01, D03, D15, D44 với điểm chuẩn là 18 (năm 2021).
  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng: Điểm chuẩn năm 2022 của trường là 22,34 với tổ hợp các môn xét tuyển là D01, D03, D78, D96.

Miền Nam

  • Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: Xét tuyển 2 tổ hợp môn là D01 và D03, điểm chuẩn của trường là 22,8 (năm 2021).
  • Đại học Văn Hiến: Tổ hợp các môn xét tuyển là A01, D01, D10, D15 với số điểm chuẩn là 20,5.
  • Đại học Cần Thơ: Xét tuyển ngành ngôn ngữ Pháp bao gồm tổ hợp các môn D01, D03, D14, D64 với điểm chuẩn là 24 điểm vào năm 2021 (Xét tuyển học bạ).

Ngoài ra còn có các trường khác như Học viện Ngoại giao, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại Thương (cơ sở phía Bắc)…

Ngành Ngôn ngữ Pháp học gì?

Ngay khi bắt đầu theo học ngành Ngôn ngữ Pháp, bạn sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng giúp bạn biết được khả năng của bản thân, xây dựng lộ trình học đúng đắn cũng như mục tiêu mà bản thân mong muốn đạt được trong những năm tới.

Bạn sẽ được tiếp cận với khối lượng kiến thức hoàn toàn bằng tiếng Pháp, giúp bạn trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình, hướng đến việc giao tiếp thành thạo tiếng Pháp. Ngoài ra, bạn cũng được tiếp nhận một kho tri thức khổng lồ về các chủ đề văn hóa, lịch sử, chính trị… của nước Pháp hay các tài liệu viết bằng tiếng Pháp.

Capture2

                                                                                                                                    Nguồn: Internet

Một số môn học khi theo học ngành Ngôn ngữ Pháp như:

  • Ngữ âm – âm vị học tiếng Pháp: Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống âm vị tiếng Pháp, những đặc trưng về cấu âm, ngữ âm để từ đó học được cách phát âm chính xác. Trong học phần này, sinh viên cũng được làm quen với các kiến thức về âm tiết, trọng âm, ngữ điệu để có thể đọc, nói trong từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
  • Ngữ pháp I, II: Môn học cung cấp kiến thức cơ bản cơ bản về cấu trúc câu, các kiểu câu, các thành phần câu và các cách biến đổi cấu trúc, những kỹ năng sử dụng các kiểu câu, các biến đổi cú pháp thông thường, nhận diện ý nghĩa của các kết hợp cú pháp từ đơn giản đến phức tạp.
  • Tiếng Pháp tổng hợp I, II: Môn học rèn luyện toàn diện 4 kỹ năng tiếng Pháp: nghe, nói, đọc, viết để giúp học sinh có thể đạt được các chứng chỉ hay bằng tiếng Pháp chuẩn khung châu Âu như: DELF B1, B2; DALF C1, C2.
  • Văn minh Pháp: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các sự kiện tiêu biểu, quá trình hình thành và phát triển của nước Pháp. Học phần này góp phần nâng cao những hiểu biết về văn hoá, văn học Pháp, rèn luyện và phát triển khả năng tóm tắt văn bản (tác phẩm), năng lực phân tích, tổng hợp và khả năng nghiên cứu khoa học.

Và nhiều môn học khác nữa như: Nghe hiểu, Diễn đạt nói, Đọc hiểu, Diễn đạt viết…

Vào năm 3, năm 4 đại học, tùy vào định hướng mà bạn mong muốn, bạn có thể lựa chọn chuyên ngành bạn muốn theo đuổi như: Du lịch, Biên-phiên dịch, Truyền thông… tất cả đều được giảng dạy 100% bằng tiếng Pháp. Vì vậy mà sẽ có các môn học liên quan đến chuyên ngành bạn lựa chọn, giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Biên dịch/Phiên dịch viên tiếng Pháp

Công việc này yêu cầu bạn cần có nền tảng tiếng Việt cũng như tiếng Pháp tốt, cùng với tính cách cẩn thận và tự tin.

Biên dịch viên là dịch giấy từ tiếng Pháp sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Công việc này yêu cầu bạn cần có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn. Phiên dịch viên là dịch nói, yêu cầu bạn có sự tự tin, linh hoạt ứng biến trong nhiều trường hợp cũng như giao tiếp tốt.

Hướng dẫn viên du lịch

Sau đại dịch Covid 19, ngành du lịch hứa hẹn sẽ quay trở lại với nhiều phát triển vượt bậc. Cơ hội việc làm dành cho các bạn nói tiếng Pháp và có đam mê xê dịch trong thị trường tiếng Pháp là không thiếu.

Tuy nhiên ngành nghề này yêu cầu người làm có được sức khỏe tốt khi phải di chuyển nhiều, giao tiếp nhiều, thức khuya dậy sớm và làm việc trong môi trường không mấy ổn định.

Ngược lại bạn sẽ có cơ hội đi rất nhiều nơi, khám phá và tiếp thu những kiến thức mới mỗi ngày, cũng như giao tiếp tiếng Pháp tốt vì có nhiều thời gian tiếp xúc với khách nói tiếng Pháp.

DHHN2
 

                                                                                                                                              Nguồn: Internet

Làm việc trong các tổ chức Phi Chính phủ

Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, UNESCO, NATO, Ủy ban Olympic Quốc tế, Hội Chữ thập đỏ quốc tế và các tòa án quốc tế. Thành thạo tiếng Pháp là điều cần thiết cho bất cứ bạn nào định hướng bản thân tại một vị trí trong bất kì tổ chức quốc tế nào. Đó là những cơ hội để các bạn phát triển tài năng và sự nghiệp.

Giáo viên/Giảng viên đại học

Ngành nghề này nghiêng về các bạn thích ổn định. Giáo viên tiếng Pháp tại các trường mẫu giáo/tiểu học/trung học trên địa bàn các thành phố lớn. Giảng viên đại học tại các trường đại học có đào tạo ngôn ngữ tiếng Pháp.

Trợ lý giám đốc nước ngoài

Một trong những công việc không thể bỏ qua đó là Trợ lý cho giám đốc người nước ngoài. Công việc này đòi hỏi bạn có giao tiếp tốt, khéo leo và tinh tế trong công việc.

Nếu bạn định hướng phát triển sự nghiệp của mình ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì đừng lo, vì cơ hội việc làm liên quan đến tiếng Pháp là rất nhiều.

Đơn giản chỉ cần tra trên công cụ tìm kiếm Google và bạn có thể thấy 92 triệu kết quả về việc làm tiếng Pháp tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tìm kiếm công việc trên các trang như Linkedin, Indeed…

Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã phần nào có cái nhìn tổng quan về ngành Ngôn ngữ Pháp cũng như cơ hội việc làm của ngành này sau khi ra trường.

Tham khảo ngay các khóa học tiếng Pháp của Allezy để gia nhập vào cộng đồng nói tiếng Pháp, gia tăng cơ hội việc làm và phát triển tương lai của bạn!