Ngày càng nhiều trường ĐH áp dụng công nghệ trong đào tạo

Sử dụng công nghệ trong đào tạo đang ngày càng trở nên phổ biến vì đem lại nhiều lợi ích, hiệu quả rõ rệt. Ở Việt Nam, nhiều trường đại học đã thể hiện được tầm nhìn cũng như nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc áp dụng công nghệ, mang đến những tiện ích cho sinh viên khi đến trường.

Trên thế giới và ngay ở Việt Nam, những chiếc máy vi tính kết nối internet dường như đã giúp việc học của nhiều sinh viên thay đổi rất nhiều so với truyền thống. Sinh viên có thể đăng ký học qua mạng, làm và gửi bài tập, tiểu luận cho thầy cô qua email để tiết kiệm thời gian, tiền bạc in ấn… Sự kết nối và trao đổi giữa giảng viên – sinh viên cũng có nhiều đổi khác, đa dạng hơn, sâu sắc và thường xuyên hơn nhờ công nghệ. Với sự trợ giúp của công nghệ, nhà trường chủ động hơn trong tổ chức đào tạo, tiết kiệm được các nguồn lực khác như: Thời gian, cơ sở hạ tầng, nhân lực… Việc dạy và học, với tác động thường xuyên của công nghệ đều cho thấy những hiệu quả rõ rệt.

Ứng dụng công nghệ trong đào tạo ngay từ những ngày đầu thành lập giúp ĐH FPT có một sức hấp dẫn riêng với sinh viên, đó là tạo ra sự khích lệ mạnh mẽ, giúp các bạn chủ động trong việc học, dù là môn học nào. Sinh viên điểm danh trên lớp thông qua máy điểm danh vân tay, theo dõi lịch dạy, giờ dạy của giảng viên qua màn hình chiếu ở hành lang…

Ngay từ năm nhất, sinh viên ĐH FPT đã được hướng dẫn để có thể sử dụng máy tính một cách hiệu quả cho việc học. Sinh viên học tập và thi cử trên máy tính. Nhà trường có hệ thống wifi riêng cho sinh viên, quản lý chặt chẽ việc học và thi cử, nhưng đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu qua trang nội bộ riêng.

Sinh viên ĐH FPT.

Tại một lớp học tiếng Anh của ĐH FPT – một trong những trường đại học đề cao việc đưa công nghệ trong đào tạo, giờ học dường như không bắt đầu và cũng không kết thúc chỉ ở trên lớp. Sinh viên được hướng dẫn để truy cập một “nhóm” trên internet, nơi các bạn có một tài nguyên chung hỗ trợ cho bài học của mình. Cũng ở đó, toàn bộ sinh viên trong lớp có thể tải về và gửi lên bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài kiểm tra. Ngoài nghe giảng – thảo luận – viết, sinh viên còn nhiều hình thức học như: Tự thu âm/quay video bài nói của mình để gửi cho thầy, các nhóm sinh viên tự tạo thành những “group” trên facebook để học cùng nhau. Hết môn, ngoài thi vấn đáp nếu có, các bạn sẽ làm bài thi trên máy tính, hoàn toàn minh bạch và công bằng.

“Hầu hết các môn học của trường chúng mình đều được học theo những cách rất đặc biệt như vậy, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng những công nghệ mới trong học tập rất tiện lợi cho sinh viên bọn mình, mà chúng mình lại cảm thấy có hứng thú học.” – Quang Vinh, SV ĐH FPT cho biết.

Thực tế, sinh viên FPT có tỉ lệ có việc làm sau khi ra trường với 98%, được doanh nghiệp đánh giá cao không chỉ về kiến thức, chuyên môn, mà còn về các kĩ năng cần thiết trong làm việc, trong đó phải kể đến các kĩ năng công nghệ. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh, giúp sinh viên FPT tự tin hơn khi ra trường.

“ĐH FPT có những lợi thế riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chúng tôi luôn nỗ lực phát huy những lợi thế ấy, đẩy mạnh việc đưa công nghệ phục vụ đào tạo một cách khoa học, hợp lý và không ngừng đổi mới. Chúng tôi tin rằng, với phương pháp học tập hiện đại nhờ công nghệ, sinh viên FPT sẽ luôn tràn đầy năng lượng, tự chủ trong việc học và do đó, dễ dàng hơn trên con đường chinh phục tri thức. ” – Tiến sỹ Trần Ngọc Tuấn, Phó Hiệu trưởng ĐH FPT nhấn mạnh.

Đại học FPT tuyển sinh theo 2 hình thức: Thi tuyển hoặc Xét tuyển. Thí sinh được cộng 2 điểm ưu tiên khi đăng ký xét tuyển vào ĐH FPT nếu chọn FPT là 1 trong 5 NV đầu trong kỳ khi đăng ký NV xét tuyển của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh đạt 21 điểm tổng điểm trung bình 3 môn trong 5 học kỳ liêp tiếp THPT hoặc tổng điểm 3 môn thi THPT QG theo tổ hợp môn tương ứng được xét tuyển thẳng vào trường. Chi tiết tham khảo tại www.daihoc.fpt.edu.vn hoặc hotline 0984471866.”