Năm 2018 đang dần khép lại. Đây là thời điểm để nhìn về những xu hướng, dự báo về AI, tự động hóa trong năm 2019 và xem chúng có thể được tích hợp vào doanh nghiệp như thế nào. Theo Forbes, 20% hãng được khảo sát đã có kế hoạch tích hợp AI trong năm 2019.
- 5 ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho lập trình viên AI
- Cơ hội nhận học bổng mảng trí tuệ nhân tạo với Alumni talk
- ĐH FPT tư vấn tuyển sinh báo Dân trí: Thí sinh, phụ huynh đặt nhiều câu hỏi về Trí tuệ nhân tạo (AI)
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Nhận biết và tạo dựng
Đầu năm ngoái, gần 40 triệu người Mỹ sở hữu một chiếc loa thông minh như Amazon Echo. Những người dùng loa thông minh biết rằng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên đang cải thiện với tốc độ cao. Alexa giúp mọi người giảm độ sáng đèn, tắt máy sưởi, quản lý lịch trình và lên lịch mua sắm. Tất cả được hoàn tất bằng AI và giọng nói.
AI đang đưa xử lý ngôn ngữ tự nhiên lên cấp độ mới và nó sẽ không dừng lại. Năm 2019, công nghệ xử lý tự nhiên, cả nhận biết giọng nói lẫn tạo dựng ngôn ngữ, tiếp tục phát triển. Điều đó có nghĩa là Alexa sẽ không chỉ hiểu con người nói gì, mà còn có thể tạo dựng tin nhắn, báo cáo thay cho con người. Những con bot dạng này có thể xuất hiện trong tương lai không xa.
AI được dùng để tăng niềm tin của người tiêu dùng
Nhiều doanh nghiệp đã dùng AI ở nhiều hình thức như hoạt động tiếp thị, tuyển dụng… Vấn đề họ phải đối mặt hiện tại là sự thiếu niềm tin của người tiêu dùng. Đây sẽ là mảng mà AI có thể có ích trong tương lai. Đơn cử, các doanh nghiệp như Stitch Fix dùng AI và thuật toán để đưa ra quyết định cho khách hàng, nhưng vẫn khiến khách hàng tin rằng quyết định là do con người thực hiện.
Nhiều người dùng muốn biết thông tin của họ đang được dùng ra sao, quyết định được đưa ra như thế nào và liệu có sự thiên vị ở đó hay không. Ví dụ, trong lĩnh vực pháp lý, khách hàng có thể yêu cầu hãng luật chia sẻ thuật toán giúp xác định mức độ tái phạm. Nếu AI minh bạch hơn trong năm 2019, người tiêu dùng sẽ có nhiều “quyền lực” hơn.
Sự hội tụ của AI, IoT, Blockchain…
Trong năm2019, việc sử dụng AI kết hợp với các công nghệ khác như Internet vạn vật (IoT), blockchain, và phân tích sẽ là bí quyết thành công cho doanh nghiệp. Hội tụ nên là ưu tiên hàng đầu với giới lãnh đạo ngành công nghiệp. Ví dụ sẽ rất thú vị nếu AI có thể kết hợp với dữ liệu từ các cảm biến IoT trong kho hàng để cải thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Sử dụng dữ liệu từ cảm biến có thể dẫn đến quyết định dựa trên dữ liệu tốt hơn, giúp cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp.
Giới lãnh đạo doanh nghiệp tham gia vào AI
Việc giới lãnh đạo nhận ra rằng họ cần phải tham gia vào chiến lược AI doanh nghiệp sẽ là xu hướng lớn trong năm 2019. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc triển khai AI cho một nhóm AI cụ thể không đủ sức thay đổi. Tất cả phân khúc, phòng ban của doanh nghiệp đều cần tham gia. Các doanh nghiệp thông minh nhất sẽ hiểu rằng việc ứng dụng AI sẽ phải bắt nguồn từ trên xuống.
Ngoài ra, giới lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể cung cấp các chương trình đào tạo lại, giúp nhân viên tìm hiểu kỹ năng họ cần để tận dụng tối đa chương trình AI mà doanh nghiệp ứng dụng.
Ứng dụng AI để ra quyết định
Khi AI bắt đầu len sâu vào doanh nghiệp, giới doanh nghiệp cũng sẽ cởi mở hơn với việc dùng AI để ra quyết định tự động hóa. Đơn cử, thay vì người đại diện quyết định có nên trả tiền mua hàng của khách hay không, hoặc có nên cho một khách hàng vay mua nhà hay không, AI sẽ tự đưa ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến đối tác. Đây là tin vừa tốt vừa xấu. Công nghệ có thể giúp giảm sự mệt mỏi của nhân viên, song nó không thể bảo đảm vấn đề minh bạch.
Trí tuệ nhân tạo – AI là ngành chuyên sâu trong ngành Kĩ thuật phần mềm của Đại học FPT.
Với chuyên sâu AI, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về nghiên cứu và các nền tảng ứng dụng mới của ngành Công nghệ thông tin như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn và Điện toán đám mây. Các học phần giúp sinh viên có kiến thức cũng như kỹ năng để ứng dụng các công nghệ mới vào xây dựng, triển khai các dịch vụ công nghệ thông tin tiên tiến vào thực tế. Trong chương trình học, sinh viên FPT có tối thiểu 1 học kỳ được học tập và đào tạo thực tế tại các công ty phầm mềm nổi tiếng trong và ngoài nước, cơ hội học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, định hướng mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. 100% sinh viên ngành CNTT được tham gia chương trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp để tích lũy kinh nhiệm, rèn luyện kỹ năng mềm và cọ xát với môi trường làm việc thực tế. Cơ hội nghề nghiệp khi lựa chọn ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn. Em có thể trở thành Lập trình viên; Kĩ sư cầu nối; Kiểm thử phần mềm; Đảm bảo chất lượng phần mềm; Quản trị dự án; Giám đốc kỹ thuật; Chuyên viên phân tích dữ liệu; Chuyên viên phát triển ứng dụng AI về xử lý hình ảnh, âm thanh… các doanh nghiệp cũng luôn săn đón sinh viên CNTT của trường. Với việc bổ sung chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI), Đại học FPT muốn xây dựng đội ngũ nhân sự CNTT chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng cũng như làm chủ công nghệ của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. |
Theo brandsvietnam