Gia nhập đại gia đình FPT, những sinh viên tài năng theo học khối ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là IoT sẽ có những sân chơi hấp dẫn để tha hồ khoe óc sáng tạo và sáng chế ra những sản phẩm ấn tượng đem lại giá trị cho cộng đồng.
Với sự phát triển của Internet, smartphone và đặc biệt là các thiết bị cảm biến, Internet of Things (IoT) đang trở thành xu hướng mới của thế giới. Nhờ IoT, có nhiều ý tưởng độc đáo đã trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, những nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư cho cuộc cách mạng, IoT còn hứa hẹn sẽ đem đến cho con người một tương lai tươi sáng hơn nữa. IoT sẽ tạo cơ hội cho tất cả các ngành nghề đều được hưởng lợi.
IoT gia tăng cũng có nghĩa là việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp qua Internet tăng lên. Chính vì thế mà tất cả các công ty, ngành nghề đều có thể sử dụng các dữ liệu đó để phân tích và quyết định chiến lược cạnh tranh giành lấy thành công cho mình trong tương lai. Với việc tạo ra ngày càng nhiều những thiết bị IoT thông minh, góp phần giúp cuộc sống người dùng trở nên tốt đẹp hơn.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật (IoT Innovation Hub) tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Nhanh chóng nắm bắt được xu thế, cùng với những kiến thức được giảng dạy thì nhà trường, sinh viên FPT đã có thể cho ra đời những sản phẩm ấn tượng.
VHOME – người quản gia thông minh cho cuộc sống hiện đại
Nhóm sinh viên Đại học FPT gồm 4 chàng trai Lương Công Thuận, Nguyễn Thành Văn, Hoàng Trọng Thanh Tùng, Nguyễn Văn Thế Mỹ và Đặng Lan Hương lấy cảm hứng từ Javis – trợ lý ảo trong bộ phim Iron Man đã tạo ra một hệ thống giúp việc ảo cho các gia đình.
Nhóm áp dụng phương pháp tương tự các hệ thống tự động hóa tự động xử lý trong từng tình huống cụ thể để phân tích tình trạng ngôi nhà và điều khiển các thiết bị cho phù hợp. Ví dụ, lúc người dùng đang ngủ trong phòng, nếu nhiệt độ phòng quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài môi trường thực tế, thì VHome sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ điều hoà để tránh các ảnh hưởng xấu do sốc nhiệt tới người dùng. Hoặc khi người dùng ra khỏi nhà, VHome sẽ tự động ngắt điện các vật dụng được quy định bởi người dùng.
Hệ thống mua sắm thông minh cho siêu thị và cửa hàng bán lẻ
Nhóm 3 sinh viên chuyên ngành Hệ thống nhúng và Kỹ thuật phần mềm gồm các SV Mai Thế Quân, Nguyễn Đình Phú và Trần Thiện Nhân đến từ CLB học thuật Fcode đã phát minh ra “Hệ thống mua sắm thông minh cho siêu thị và cửa hàng bán lẻ”.
Lấy ý tưởng từ những khó khăn mà nhóm nhận thấy khi đi mua sắm như “xếp hàng đợi thanh toán lâu, khó nắm bắt các thông tin khuyến mãi…” nhóm đã cho ra đời mô hình mua sắm ứng dụng công nghệ cao áp dụng cho siêu thị giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Với một thiết bị con được gắn trên giỏ hàng, người mua sắm có thể quét mã sản phẩm, chỉnh sửa thông tin số lượng và biết tổng hóa đơn mua hàng hiện tại của mình. Khi tiến hành thanh toán, hệ thống sẽ tự động báo danh sách mua hàng về cho nhân viên mà không còn phải đợi xếp hàng chờ quét từng sản phẩm.
Bên cạnh đó nhóm còn hướng tới áp dụng Machine learning và AI để phân tích dữ liệu mua sắm thu được từ khách hàng. Từ những dữ liệu này, các nhà sản xuất có thể đưa ra các chiến lược quảng bá hiệu quả như các chương trình khuyến mãi riêng cho từng nhóm khách hàng, bố trí lại các gian hàng phù hợp để tăng doanh thu.
Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt
Nhận thấy đa số các thiết bị điều khiển trong hệ thống nhà thông minh ở Việt Nam đều chạy bằng tiếng Anh, gây khó khăn cho nhiều người, 3 sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT là Trương Minh Giang, Phan Minh Dương và Hoàng Văn Thắng đã thiết lập một hệ thống điều khiển nhà thông minh sử dụng 100% tiếng Việt để kể cả những người dân bình thường nhất cũng có thể ứng dụng vào căn nhà của mình.
Cả nhóm tự thu thập dữ liệu giọng nói và sử dụng công nghệ học sâu để tạo ra một model nhận diện giọng nói với 15 câu lệnh chuẩn có độ chính xác lên tới 98%. Thiết bị sẽ điều khiển các thiết bị trong nhà bằng giọng nói qua giao thức MQTT, một giao thức được dùng phổ biến trong các hệ thống Internet kết nối vạn vật (IoT).
Thêm một điểm cộng là Doremon có kích thước nhỏ gọn, chỉ bằng 1/2 chiếc đèn học thông thường. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể đặt nó trên bàn, trên kệ như một món đồ trang trí làm sinh động thêm cho căn nhà nhỏ của mình. Để sử dụng sản phẩm “Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt”, người dùng chỉ cần tiến đến gần thiết bị và nói rõ câu lệnh: “Doremon, tắt quạt/bật đèn/bật điều hòa…”. Thiết bị sẽ ngay lập tức bật đèn báo hiệu đã nhận lệnh và thực hiện yêu cầu sau 2 – 3 giây, “Doremon” chính là tên thiết bị.
Hoàng Hương