Sản phẩm IoT là thế mạnh của sinh viên hệ thống nhúng

Internet of Things  (IoT) cho phép tạo ra nhiều ý tưởng sản phẩm mới và dần trở thành một xu thế “không thể đảo ngược” với thế giới hiện đại. Không riêng gì tổ chức hay doanh nghiệp, tự mỗi sinh viên không thể đứng ngoài “cuộc chơi” chung của toàn cầu, đặc biệt với sinh viên học hệ thống nhúng là một lợi thế để phát triển.

Phác thảo một bức tranh sống động về thời đại “Internet vạn vật”, ông Trương Gia Bình, Chủ tich HĐQT Tập Đoàn FPT chia sẻ trên nhiều kênh báo chí về tầm quan trọng của IoT với Việt Nam. Theo ông, IoT là xu hướng tất yếu cho quá trình đổi mới và ước đoán sẽ mang lại các giá trị tương đương 19.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Vì vậy, đây là cơ hội chưa từng có cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay có khoảng 8 tỷ các thiết bị kết nối, nhưng đến năm 2020 sẽ lên tới 80 tỷ thiết bị.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình kỳ vọng các bạn trẻ, các doanh nghiệp cùng làm IoT một cách tích cực để phát triển đất nước.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình kỳ vọng các bạn trẻ, các doanh nghiệp cùng làm IoT một cách tích cực để phát triển đất nước – Ảnh Lê Loan.

Đứng ở góc độ các trường đại học, theo thầy Phan Duy Hùng, chủ nhiệm bộ môn ITS tại Đại học FPT, các sản phẩm IoT là thế mạnh đối với sinh viên chuyên ngành hệ thống nhúng. Ở Đại học FPT, sinh viên chuyên ngành này được kết hợp kỹ năng lập trình thành thạo và có kiến thức tốt về các nền tảng phần cứng, cảm biến. Trong mỗi kỳ bảo về đồ án tốt nghiệp, nhiều sản phẩm của sinh viên FPT được đánh giá có tính thực tiễn cao và khả năng thương mại hóa cao.

Điều khiển thiết bị thông minh bằng tia hồng ngoại

Sản phẩm này là một hệ thống thay thế cho tất cả những điều khiển trong nhà để điều khiển các thiết bị như ti vi, đầu thu kỹ thuật số, quạt điện, điều hòa, máy chiếu… Ứng dụng này sẽ biến chiếc smartphone của người dùng trở thành một chiếc điều khiển đa năng. Mục đích quan trọng của nhóm là thực hiện ước mơ biến mỗi ngôi nhà ở Việt nam đều trở thành nhà thông minh. Với sản phẩm này, người dùng có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào trong nhà hay thậm chí ở ngoài trời, ngoài đường đều có thể điều khiển thiết bị, miễn sao khu vực đó bắt được sóng wifi gia đình.

đề tài “Điều khiển thiết bị thông minh bằng tia hồng ngoại”, nhóm 5 sinh viên ngành EC Lê Quang Đức, Nguyễn Thị Dự, Trịnh Xuân Trường, Phạm Văn Anh, Nguyễn Thanh Tùng đã gây ấn tượng mạnh mẽ với các giảng viên trong hội đồng bảo vệ bởi tính thực tế và hữu ích của đồ án tốt nghiệp.

Đề tài “Điều khiển thiết bị thông minh bằng tia hồng ngoại”, nhóm 5 sinh viên ngành EC Lê Quang Đức, Nguyễn Thị Dự, Trịnh Xuân Trường, Phạm Văn Anh, Nguyễn Thanh Tùng đã gây ấn tượng mạnh mẽ với các giảng viên trong hội đồng bảo vệ bởi tính thực tế và hữu ích của đồ án tốt nghiệp.

Hệ thông chăm sóc cây tự động

Sản phẩm hoạt động trên cơ chế tự động hóa toàn bộ quá trình chăm sóc cây cảnh. Người dùng chỉ việc tưới nước một lần, cây sẽ được chăm sóc cẩn thận từ khi gieo mầm cho tới lúc nở hoa. Các tính năng như tự động báo hiệu khi hết nước hay theo dõi nhiệt độ, độ ẩm cũng như chăm sóc và theo dõi tình trạng cây từ xa thông qua điện thoại thông minh, wifi được tích hợp vào sản phẩm. Nhóm sinh viên FPT đã trình bày ý tưởng này trong cuộc thi Ý tưởng kinh doanh sáng tạo 2012 và đạt giải nhất do Viện Quản trị Kinh doanh, Đại học FPT tổ chức. Ngoài ra, sản phẩm CleverPots còn nhận được nhiều sự quan tâm trong chương trình “Nhà sáng chế” của Đài truyền hình Quốc gia ABC (Úc), một trong những chương trình lâu dài và thành công nhất trên thế giới.

 

Nhóm GreenPlus đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng kinh doanh sáng tạo 2012.

Nhóm GreenPlus đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng kinh doanh sáng tạo 2012.

Ngoài ra, những dự án như Hệ thống giao thức ăn nhanh (Fast Food Delivery System), Hệ thống thông tin cho doanh nghiệp giao nhận hàng hóa (Information System In Logistic Company), Hệ thống quản lý bán hàng tại nhà hàng ăn uống (eOrder System), Hộp thuốc điện tử (Electronic Pill Box), Hệ thống theo dõi trên điện thoại di động (Mobile Tracking System) hay như đồ án Hệ thống nhà thông minh (SmartHome) kết hợp giữa hệ thống thông tin và hệ thống nhúng mà sinh viên đã được học.

TS. Phan Duy Hùng, giảng viên hướng dẫn các đồ án IoT nói: “Một sản phẩm IoT hoàn chỉnh đòi hỏi rất nhiều vùng kiến thức và kĩ năng. Sinh viên nên bắt đầu từ một sản phẩm đơn giản, làm và cải tiến liên tục. Ý tưởng của một đề tài nảy sinh từ việc thường xuyên quan sát và suy ngẫm các sản phẩm xung quanh mình về các khía cạnh kĩ thuật, thương mại, vận hành, bảo trì, và tiếp đó hãy mở thêm lối tư duy IoT”.